Công cha nghĩa mẹ

Có lẽ, vẫn chưa muộn để nhận ra không phải ai sinh ra trên cuộc đời này cũng có được diễm phúc khi có đầy đủ cả cha mẹ, hoặc đến tận bây giờ vẫn còn được sống trong tình yêu thương, chở che của Người.

 >>Phật giáo và người trẻ

Bài liên quan

Cha mẹ sinh ra nhục thân, Bổn sư sinh ra pháp thân

Cho đến tận bây giờ, khi đã đi gần hết cả cuộc đời này, có mấy ai trong chúng ta đã có thể cảm, có thể thấu, có thể hiểu tình yêu thương của cha mẹ. Có lẽ, nhịp sống tấp nập, xô bồ thường nhật hay chỉ vì chăm lo cho cuộc sống cá nhân, chúng con đã quên đi dòng thời gian như đang cuốn cha mẹ già đi mỗi lúc một xa. Chúng con chẳng bao giờ biết quý trọng những gì đang hiện hữu, luôn nghĩ rằng cha mẹ sẽ chẳng bao giờ rời xa chúng con dù chỉ một phút giây ngắn ngủi. Để đến lúc vụt mất tình yêu thương của mẹ cha, con bàng hoàng, hối tiếc cũng muộn màng. Sẽ còn có ai chăm sóc, quan tâm, rồi những tiếng thăm hỏi của mẹ, những lời dạy răn của cha nay sao vắng lặng quá. Nhưng cha mẹ ơi, Người có biết không! Con vẫn còn một lời chưa kịp nói, đó là lời “yêu thương cha mẹ” đến nhường nào!.

Có lẽ, nhịp sống tấp nập, xô bồ thường nhật hay chỉ vì chăm lo cho cuộc sống cá nhân, chúng con đã quên đi dòng thời gian như đang cuốn cha mẹ già đi mỗi lúc một xa. Chúng con chẳng bao giờ biết quý trọng những gì đang hiện hữu, luôn nghĩ rằng cha mẹ sẽ chẳng bao giờ rời xa chúng con dù chỉ một phút giây ngắn ngủi.

Có lẽ, nhịp sống tấp nập, xô bồ thường nhật hay chỉ vì chăm lo cho cuộc sống cá nhân, chúng con đã quên đi dòng thời gian như đang cuốn cha mẹ già đi mỗi lúc một xa. Chúng con chẳng bao giờ biết quý trọng những gì đang hiện hữu, luôn nghĩ rằng cha mẹ sẽ chẳng bao giờ rời xa chúng con dù chỉ một phút giây ngắn ngủi.

Bài liên quan

Lời tâm sự của một Sư cô từ câu chuyện niệm Phật vãng sanh của cha mẹ

Con lại nhớ khi con vừa khôn lớn, cha mẹ cho con đến lớp tới trường. Theo chúng bạn, con học trò nghịch phá, làm những điều sai trái khiến cho mẹ, cho cha phải lo lắng, buồn rầu. Con chẳng bao giờ lưu tâm những câu nói của cha hay những lời khuyên của mẹ. Chỉ vì lòng vị kỷ của bản thân mà con chìm vào những cuộc vui. Rồi ganh đua để bằng bạn, bằng bè, con đòi hỏi cha mẹ những nhu cầu vật chất vốn dĩ ích kỷ, tự tôn mà bản thân con vẫn cho là cao thượng. Con có biết đâu, để đáp ứng cho những nhu cầu ấy, cha đã phải còng lưng khó nhọc giữa ruộng đồng nắng cháy da nâu, rồi những gánh hàng trên đôi vai mẹ nặng trĩu, bán buôn tảo tần miền biển lặng quê nghèo. Ấy thế mà có mấy khi chúng con nghĩ về cha mẹ, hay chỉ còn là những ký ức mệt nhoài vì sự vô tâm của chúng con. Để đáp lại tấm lòng từ mẫn ấy, chúng con đã làm được gì, hay chỉ là những lời quát mắng, trách móc, thở than. Con có biết đâu những lời cay nghiệt ấy như cắt vào lòng cha mẹ, đau lắm con ơi! Con đã chẳng kịp suy nghĩ, đâu biết dòng thời gian vô thường sẽ cướp mất cha mẹ bất cứ lúc nào. Để rồi, con đau khổ hối tiếc bao lần khi chưa kịp nói với Người một lời xin lỗi của đứa con khờ dại. Giờ nơi đây, sao con thấy lòng quặn thắt với bao lỗi lầm muôn thuở con tạo ra. Để bao lo lắng suy tư làm mái đầu xanh của cha đã pha thêm sợi bạc. Để vầng tráng mẹ hiền đã lưu dấu thời gian bởi những nếp nhăn của những nhọc nhằn, vất vả chỉ vì con. Nhưng làm sao có thể quay trở lại, để con cho được nói nên lời xin lỗi với mẹ cha, lời xin lỗi từ tận đáy lòng con sâu thẳm. Con mong được một lần thời gian quay trở lại, nhưng đời vô thường, ai níu nổi thời gian:

“Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc

Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt

Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua.

Mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ

Ai níu nổi thời gian?

Ai níu nổi?”.

(Trích thơ Mẹ của tác giả Đỗ Trung Quân).

Rồi cũng đến lúc sức khỏe của cha mẹ dần hao gầy, kiệt sức như ngọn đèn dầu heo hắt, chợt tắt đi giữa gió lạnh đêm trường. Dù con có hối tiếc cũng không sao quay trở lại, để được một lần dâng nước, đắp chăn hay chăm thuốc cho mẹ cha!

Rồi cũng đến lúc sức khỏe của cha mẹ dần hao gầy, kiệt sức như ngọn đèn dầu heo hắt, chợt tắt đi giữa gió lạnh đêm trường. Dù con có hối tiếc cũng không sao quay trở lại, để được một lần dâng nước, đắp chăn hay chăm thuốc cho mẹ cha!

Bài liên quan

Chữ Hiếu của người Phật tử trong quan hệ với cha mẹ

Rồi những lúc cha mẹ ốm đau vì tuổi già theo năm tháng, ai quan tâm, chăm sóc buổi trưa hè. Vì dòng đời cuốn con vào vòng xoáy lợi danh, để mẹ cha nơi quê nhà cô quạnh, lúc trời hanh hay gió lạnh con chẳng màng. Hoặc khi còn bên cha mẹ, con ân cần săn sóc, quan tâm; nhưng đến khi có vợ, có chồng thì biệt tăm biệt tích. Con đã chẳng hoài niệm cất một lời thăm hỏi, hà huống chi chăm sóc lúc ốm đau. Những lúc ấy, cha mẹ có bao giờ than trách, hay chỉ âm thầm chịu đựng và chờ đợi bóng hình con. Con thầm nghĩ và con tự trách, trách chính bản thân mình sao vô tâm với mẹ cha. Và con chợt nhớ mỗi khi con trở bệnh, ai là người lo toan, săn sóc. Để chạy chữa thuốc thang, cha đã cõng con trên đôi vai gầy guộc đi trong gió bão. Còn mẹ, cứ mỗi đêm dưới ngọn đèn hiu hắt, tay quạt tay choàng, mẹ thức suốt canh thâu. Mỗi tiếng khóc thét của con như một nhát cắt sâu vào vào tâm tư của cha, của mẹ. Nỗi niềm này con có thấu được chăng! Vậy mà giờ này, khi cha mẹ đau ốm, con đang ở đâu? Con đang chạy theo những vật chất tầm thường hay chỉ vì danh, lợi, sắc, tài cho bản thân ích kỷ! Đến một cuộc gọi điện về nhà báo bình an để cha mẹ an lòng, con cũng chẳng lưu tâm để ý; hà huống gì thăm hỏi, chăm sóc đến mẹ cha. Có lẽ, đến tận bây giờ, con mới hiểu và hối lỗi vô ngần, vì rằng: “Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ sao tính tháng tính ngày”.

Rồi cũng đến lúc sức khỏe của cha mẹ dần hao gầy, kiệt sức như ngọn đèn dầu heo hắt, chợt tắt đi giữa gió lạnh đêm trường. Dù con có hối tiếc cũng không sao quay trở lại, để được một lần dâng nước, đắp chăn hay chăm thuốc cho mẹ cha!

“Lớn lên rồi lại rời xa tay mẹ

Mẹ vẫn cười nghiêng theo bóng đời con

Khi vấp ngã gọi “mẹ ơi” rất khẽ

Đỡ con lên, mẹ hỏi “có đau không”?

Từ ngàn xưa nước mắt luôn rơi xuống

Hạt mưa sa đâu chảy ngược lên nguồn?

Trên đường đời mẹ bao lần vấp ngã

Có bao giờ con hỏi “mẹ đau không”.

(Trích thơ Còn Hoài Một Dấu Hỏi của tác giả Trần Kiêu Bạc).

Cha mẹ đã vì chúng con một đời vất vả, vậy mà nghĩa ân kia con chưa một lần đền đáp vẹn tròn. Có lẽ, vẫn chưa muộn để nhận ra không phải ai sinh ra trên cuộc đời này cũng có được diễm phúc khi có đầy đủ cả cha mẹ, hoặc đến tận bây giờ vẫn còn được sống trong tình yêu thương, chở che của Người.

Cha mẹ đã vì chúng con một đời vất vả, vậy mà nghĩa ân kia con chưa một lần đền đáp vẹn tròn. Có lẽ, vẫn chưa muộn để nhận ra không phải ai sinh ra trên cuộc đời này cũng có được diễm phúc khi có đầy đủ cả cha mẹ, hoặc đến tận bây giờ vẫn còn được sống trong tình yêu thương, chở che của Người.

Bài liên quan

Làm thế nào để báo hiếu cha mẹ một cách thiết thực nhất?

Chợt bừng tỉnh giữa những giấc mộng dài, con vội vàng hối hả trở về nhà, mong tìm lại ký ức những ngày xưa, để được nghe lời dạy bảo của cha, mơ màng những buổi trưa hè trong lời ru của mẹ. Nhưng lối về quê mình nay lạ quá, trong ký ức con như đan xen giữa hiện tại và quá khứ với kỷ niệm ngày nào. Vẫn mái tranh xưa giờ liu xiu bên rặng tre già, tất cả mọi thứ nay trở nên lặng tĩnh. Con bần thần khi nhìn lên di ảnh đã phủ lớp bụi mờ theo dấu thời gian mà nước mắt con tuôn rơi không biết tự bao giờ… Con hốt hoảng cất tiếng gọi cha, nghẹn ngào khẽ gọi mẹ giữa căn phòng trống vắng. Là tiếng lòng con đau nhưng hối tiếc cũng đã quá muộn màng.

Vẫn còn đây chiếc mũ quai thao năm nào cha vẫn thường mang mỗi khi chở con đến trường đi học. Vẫn còn đây quang gánh hàng rong của mẹ nằm trơ trọi ở góc nhà. Vậy mà giờ này, cha mẹ ở nơi đâu? Trong vô thức, con chạy vội ra sau vườn. Như chết lặng giữa không gian mờ mịt, con tự hỏi kia có phải là hai nấm mồ của mẹ cha? Con bàng hoàng trong hụt hẫng, nhận ra con đã đánh mất điều quan trọng nhất của đời mình, bởi giờ đây, cha mẹ đã nằm sâu trong lòng đất lạnh, yên giấc ngàn thu trong cát bụi vô thường. Nghiêng mình lên nấm mồ xanh cỏ, con muốn nói thêm nhiều điều, muốn được làm thêm nhiều điều cho mẹ cha nhưng cũng chẳng còn cơ hội nữa, bởi hình bóng người xưa nay chỉ còn trong ký ức đau thương. Con ước được một lần chạm khẽ lên đôi môi của mẹ, để nhận lại cảm giác như ngày nào, mẹ khẽ hôn con. Con mong được tựa đầu vào lồng ngực ấm áp của cha một lần sau cuối, để cha khẽ vuốt nhẹ lên đầu đứa con ngỗ nghịch này. Nước mắt con dù bây giờ có rơi nhiều như thế nào đi nữa, cũng không bao giờ xóa được những lỗi lầm mà con đã gây tạo với cha mẹ. Dù thắp đèn đi suốt cả cuộc đời này, con cũng không sao tìm lại được hình bóng của hai đấng sinh thành, bởi cha mẹ chỉ có một trên đời, là duy nhất. Mất cha mẹ rồi, con như đánh mất chính mình, đánh mất điều quan trọng nhất. Tìm đâu nữa những tháng ngày êm ả, giữa dòng đời cô lẻ bóng hình con…

Giờ đây, đối diện với sự cô đơn, trống trải, hiu quạnh, hối tiếc về tất cả những suy nghĩ, lời nói, hành động không tốt với cha mẹ. Cha mẹ đã vì chúng con một đời vất vả, vậy mà nghĩa ân kia con chưa một lần đền đáp vẹn tròn. Có lẽ, vẫn chưa muộn để nhận ra không phải ai sinh ra trên cuộc đời này cũng có được diễm phúc khi có đầy đủ cả cha mẹ, hoặc đến tận bây giờ vẫn còn được sống trong tình yêu thương, chở che của Người. Vậy nên, với những ai đang còn cha, còn mẹ, thì phải vui sướng và tự hào vì mình vẫn còn được sống trong niềm hạnh phúc với sự  bao bọc của mẹ, của cha yêu quý.

Rate this post

Viết một bình luận