Theo Y học cổ truyền, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm íchkhí, ngừng tiêu khát,… Dùng thích hợp cho các trường hợp gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể,…
Thịt ngỗng là món ăn ngon , giàu chất dinh dưỡng. Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Namcủa Viện Vệ sinh dịch tễ, Bộ Y tế, trong 100g thịt ngỗng loại 1 có 46,1g nước, 14g protid, 39,2glipid, 13mg canxi, 210mg photpho, 1,8mg sắt, 0,27mg vitamin A, 0,20mg vitamin B1, 0,19mg vitaminB2, 5,7mg vitamin P… cung cấp được 422 Kcal.
Trường hợp bị đau bụng, chậm tiêu, đầy hơi:
Dùng thịt ngỗng 300g hầm nhừ lấy nước, lấy nước hầmđó cho gạo vào nấu cháo
ăn ngày 1 lần. Dùng 3 – 5 ngày.
Cơ thể suy nhược, mất ngủ
: thịt ngỗng 300g, táo nhân 5g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn thêm giavị, ăn ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
Chữa tiêu khát
: Ninh thịt ngỗng thật nhừ rồi uống nước. Trường hợp bị bụng đau, đầy hơi thì dùngthịt ngỗng hầm thành canh, lấy nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn có tác dụng tốt.
Ngỗng hầm bổ khí
: ngỗng 1 con, hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, sơn dược 30g. Ngỗng làm sạch bỏ ruột;cùng nấu dược liệu, thêm gia vị
cho phù hợp. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn kém, mệtmỏi.
Ngỗng hầm song bổ thang
: thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọctrúc 20g. Cho vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Bổ khí, bổ âm, dùng trongtrường hợp miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi, thở gấp, ho suyễn, ăn kém, đái tháo đường…
Theo Phương Vũ – Gia đình Việt Nam