2. Điều trị bằng máy xông khí dung cần chú ý những gì?
Công dụng của máy xông khí dung
Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi đã khiến không ít người, đặc biệt là trẻ em bị viêm họng, viêm mũi, viêm xoang… Một trong những cách chữa trị hiệu quả là xông mũi họng bằng máy khí dung. Và đó là cũng là một trong những công dụng của máy xông khí dung. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm về nó nhé.
I. Máy xông khí dung:
Máy xông khí dung là một thiết bị y tế rất cần thiết đối với những bệnh nhân bị viêm đường hô hấp đặc biệt là trẻ em.
Sản phẩm có công dụng đưa thuốc qua đường xông hạn chế sử dụng thuốc đường uống từ đó giảm các tác dụng phụ của thuốc.
Để đảm bảo được hiệu quả của máy khi sử dụng các bạn cần lưu ý một số điểm nhất định.
Hiện nay, máy xông khí dung (nhiều người gọi là máy phun khí dung) đang được sử dụng rất rộng rãi trong việc điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại máy này không hề đơn giản, các bạn cần phải nắm được những điểm sau:
1. Khi nào cần sử dụng máy xông khí dung?
Trong cách điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản…máy xông giúp đưa thuốc bằng cách hít thở qua đường hô hấp. Từ đó, thuốc có thể tác dụng trực tiếp vào khu vực cần điều trị một cách nhanh chóng hơn. Sử dụng máy khí dung giúp cho bệnh nhân hạn chế được việc phải sử dụng thuốc đường uống mà còn đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Các bác sĩ thường chỉ định sử dụng máy xông khí dung trong những trường hợp sau:
- Sử dụng trong phòng cấp cứu cho trẻ em, người cao tuổi và những bệnh nhân không dùng được bình hít khí định liều.
- Điều trị tại nhà cho các bệnh nhân có các cơn hen cấp tính và bị suy hô hấp nặng.
>>> Trẻ sơ sinh có sử dụng được máy xông khí dung không?
2. Điều trị bằng máy xông khí dung cần chú ý những gì?
a. Thời gian xông
Thời gian thích hợp nhất là từ 10 – 15 phút.
Nếu xông quá nhiều có thể khiến cho đờm loãng gây cản trở đường thở nguy hiểm đến tính mạng. Việc xông thuốc quá lâu sẽ khiến cho natri hấp thụ nhiều qua phế quản có thể gây suy tim bột phát.
b. Thuốc xông
Thuốc xông phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ từ loại dùng cho đến liều lượng sử dụng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng những loại thuốc khác nhau. Ví dụ, bệnh nhân bị dị ứng đường hô hấp, hắt hơi, viêm mũi dị ứng thì nên dùng thuốc xông dạng corticoid để dự phòng co thắt khí quản, viêm phế quản cấp…Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để xông sẽ giúp làm loãng đàm. Trẻ dễ ho và tống được đờm nhớt ra ngoài.
Khi sử dụng máy khi dung cũng phải tuân thủ liều lượng pha thuốc. Thuốc loãng quá hay đặc quá đều không tốt cho việc điều trị. Không nên lạm dụng xông mũi họng bằng máy xông khí dung. Mỗi đợt điều trị chỉ nên kéo dài từ 5 – 7 ngày.
c. Đảm bảo vệ sinh khi sử dụng
Sau khi sử dụng máy xông khí dung, bệnh nhân cần được xúc họng sạch sẽ bằng nước muối để tránh bị nấm miệng. Trước khi cất đi cũng phải vệ sinh máy bằng cồn 90 độ .Lau sạch các bộ phận như mặt nạ, bầu xông mũi họng để tránh lây nhiễm từ người này sang người khác. Thay miếng lọc khí đằng sau máy thường xuyên để tránh bám bụi bẩn và gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Không dùng máy xông vào mục đích khác, máy chỉ được xông và điều trị cho các bệnh nhân viêm mũi họng.
II. Sử dụng máy khí dung có tác dụng gì?
Xông họng hay còn gọi là khí dung có tác dụng chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính rất hiệu quả (như: viêm mũi – họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang cấp và mãn tính); hoặc còn dùng để phối hợp trong điều trị bệnh lý nội khoa khác như làm tan đàm trong bệnh phổi.
Khi xông hơi thuốc sẽ tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Trong khi nếu uống thì thuốc sẽ phải qua dạ dày, đường máu rồi mới đến các tế bào nên hiệu quả sẽ chậm hơn. Thông thường bệnh đường hô hấp có 3 dạng chính là viêm mũi họng xuất tiết dịch (thường gặp ở trẻ em), viêm mũi mãn tính (phổ biến ở người lớn và trẻ em) và viêm mũi vận mạch. Đối với bệnh viêm mũi xuất tiết dịch, chỉ cần xông hoặc nhỏ nước muối sinh lý là có thể khỏi.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cho máy xông khí dung:
Tùy theo cấp độ mà sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh nhưng phải theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Việc tùy tiện dùng kháng sinh, kháng viêm rất có hại. Chẳng hạn, thuốc argyrol có thể gây tổn thương niêm mạc. Thuốc ephedrin, naphtazoline sử dụng nhiều sẽ gây co mạch đột ngột, hoặc thiếu máu não ở trẻ em dẫn đến co giật.
Thuốc này còn gây xơ cứng cuống mũi, làm nghẹt mũi nặng hơn, gây khó thở có thể phải cắt bỏ một phần cuống mũi dưới. Bên cạnh đó, một trong những thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất để xông mũi họng là gentamycine. Đây là loại thuốc có giá rẻ (khoảng 1.000 đồng/ống) nhưng lại khá hiệu quả trong việc điều trị viêm đường hô hấp nên được nhiều bác sỹ kê đơn.
Tuy nhiên, gentamycine là loại thuốc có nguy cơ gây ngộ độc cả ốc tai và tiền đình, theo thống kê, khoảng 2% bệnh nhân dùng thuốc gentamycine bị ngộ độc dẫn đến điếc tai. Không những thế, việc sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh lâu ngày còn dẫn đến tình trạng phù nề họng, niêm mạc họng bị mỏng dễ nhiễm trùng, sức đề kháng kém.
Như thế bạn đã biết được công dụng của máy xông khí dung. Hãy mua ngay máy xông khí dung tại đây nếu có nhu cầu.
Lời khuyên của bác sỹ:
Điều quan trọng là trước khi sử dụng máy xông mũi nên đến bác sỹ chuyên khoa khám bệnh để được hướng dẫn cụ thể sử dụng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu cho phù hợp.
Thông thường mỗi lần xông không nên quá 15 phút. Máy xông mũi họng sau một thời gian sử dụng nên vệ sinh và thay bộ phận lọc không khí.
>>> Bạn có thể tham khảo một số loại máy khí dung tại đây.
Thiết bị y tế gia đình Vinabook
97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng
Hotline: 0905.644.128- 0236.3822866