Cam là một trong những loại trái cây được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Bạn có biết công dụng tuyệt vời mà cam mang đến cho sức khỏe con người.
Cam là loại quả giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”. Chuyên gia dinh dưỡng Monique dos Santos cho biết cam được yêu thích và có lợi cho người khỏe mạnh cũng như các bệnh nhân. Chính vì vậy các công dụng của quả cam có thể kể đến như: giúp giải nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vân động cao, tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng trong quả cam bao gồm: Mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg magnesium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0, 32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 kcal.
Không chứa chất béo hay cholesterol, cam nổi tiếng vì chứa nhiều vitamin C và được chứng minh là loại quả có tác dụng chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh. Trên thực tế, hàm lượng vitamin C chỉ chiếm 15 – 20% tổng số các chất kháng oxy hóa trong trái cây này, trong khi những hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa cao gấp 6 lần vitamin C: hesperidin từ flavanoid có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép, hạt cam, có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).
Ngành công nghiệp cam (loại trái cây có múi) bắt đầu từ Nam Phi hơn 300 năm trước. Hiện nay có hơn 100.000 người lao động làm việc trong lĩnh vực này vào 70% các sản phẩm có liên quan hay nguồn gốc xuất xứ từ cam.
Thiếu vitamin C trong chế độ ăn uống dễ gây ra căn bệnh Scorbut (tên gọi khác là Scurvy). Theo một báo cáo xa xưa từ Hy Lạp cổ đại và Ai Cập, thế kỉ 16 và 17, bệnh này thường gặp phải ở các thủy thủ khi thực hiện các chuyến đi trên biển đường dài. Bởi vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp vitamin C và việc nạp chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, các triệu chứng như chảy máu nướu răng, răng lung lay, đau khớp, haemorrhaging (chảy máu) và những vết thương khó lành nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm với cơ thể. Những thủy thủ ở trên đã phát hiện được họ hoàn toàn có thể ngăn ngừa các triệu chứng trên bằng cách tăng cường vitamin C cho cơ thể qua cam, chanh, họ nhà cam… và nhiều thực phẩm chứa vitamin C khác như ổi, kiwi, đu đủ, cà chua, dâu tây, ớt ngọt, bông cải xanh, cà rốt.
Trong xã hội hiện đại, các triệu chứng hay các bệnh do thiếu vitamin C gây ra rất hiếm gặp, trường hợp mắc bệnh xảy ra với nhóm người nghiện rượu, người già, người bị rối loạn ăn uống hoặc mắc các chứng bệnh liên quan.
Cam giúp cân bằng huyết áp
Công dụng của quả cam thường được nhắc tới là cân bằng huyết áp. Cam chứa kali và thành phần flavonoid giúp giảm huyết áp và điều hòa huyết áp là một phần quan trọng trong giữ gìn sức khỏe tim mạch.
Điều hòa mức cholesterol
Các synephrine alkaloid dưới vỏ cam có tác dụng giảm tần suất sản xuất cholesterol ở gan. Nguồn chất xơ dồi dào hòa tan giảm lượng cholesterol trong máu đồng thời nguy cơ bệnh tim giảm đáng kể.
Đồng công dụng của chất xơ là giúp bạn giữ cảm giác no lâu hơn, làm chậm phân hủy các carbohydrate và ngăn ngừa sự tăng lên của lượng đường trong máu. Như vậy, không phải xa lạ, cam là thực phẩm tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường.
Cam giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Trong cam chứa rutin (vitamin P), thành phần giúp mạch máu khỏe mạnh, vitamin nhóm B, dưỡng chất không thể thiếu cho hệ thần kinh, các khoáng chất và chất xơ (hòa tan và không hòa tan). Là “đồng minh” trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, viêm nhiễm và ung thư, cam còn giúp củng cố hệ miễn dịch, chống cảm cúm, chống viêm, ức chế các tế bào ung thư, xoa dịu cơn đau ruột, dạ dày, gan.
Cam giúp chữa lành các vết thương nhanh hơn
Vitamin C đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cơ thể để sản xuất collagen – protein chịu trách nhiệm tạo ra các mô liên kết, giúp vết thương, vết cắt hay xước da mau lành. Thiếu hụt collagen khiến các tế bào trong mạch máu thiếu sự gắn kết, cho phép máu rò rỉ trong các mô, cơ quan dễ dẫn đến chảy máu nướu răng và xuất hiện đốm màu đỏ đặc trưng của bệnh Scorbut.
Bổ sung cam trong thực đơn hàng ngày
Với những công dụng của quả cam như đã nói ở trên thì bạn có thể tăng cường cam trong bữa ăn nhẹ, vắt cam uống nước, chế biến thành các loại sinh tố, thêm thành phần cho món salad trái cây, sữa chua ít béo, dâu tây, chuối…
Các thành phần từ cam cũng được sử dụng rất phong phú từ lá, hoa, vỏ cây và trái đều có thể hãm thành nước uống có vị đắng nhẹ và hương cam đặc trưng. Nước hãm lá cam có thể giúp hạ hỏa, đặc biệt khi mất ngủ, xoa dịu rối loạn chức năng lưu thông máu.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/