Công dụng của vị thuốc mẫu lệ

Nhắc tới hàu ai cũng biết đây là một món ăn ngon và bổ dưỡng, được rất nhiều người ưa thích với nhiều cách chế biến khác nhau. Ngoài tác dụng làm món ăn, hàu còn là một vị thuốc quý, đó là phần vỏ được sử dụng làm thuốc với tên gọi là mẫu lệ.

Hàu của sông một số nơi còn gọi là hầu, đây là loại hàu vỏ to và dầy, có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau như tròn, dài, bầu dục… Do hàu bám chen chúc vào nhau trên các vật thể khác nhau nên chúng có những hình dạng khác nhau.

Hàu nhiều tuổi có các thớ vỏ xếp chồng lên nhau theo từng lớp. Mặt trong của vỏ hàu phần lớn có màu trắng, cũng có vỏ màu vàng tím, óng ánh như xà cừ.

Hầu không bao giờ rời khỏi vật bám, vỏ hàu chỉ mở ra rồi đóng vào để bắt mồi và thở. Hàu thích nghi ở nhiệt độ từ 100C – 350C và nồng độ muối từ 4% – 24%, nếu lượng muối thấp quá hàu sẽ chết. Môi trường lý tưởng nhất cho hàu phát triển là nước có nhiệt độ từ 100C – 250C và nồng độ muối từ 10% – 20%, tỷ trọng của nước từ 1,003 đến 1,009, đáy nước có khoảng 2/3 là bùn.

Hàu là loài động vật ăn tạp, nó ăn cả động vật và thực vật ở lơ lửng trong nước, trong đó chủ yếu là các loại khuê tảo. Mùa sinh sản của hàu là từ tháng 7 – 10, nhiều nhất là vào tháng 8 – 9.

Hầu hết các cửa sông ở 12 tỉnh duyên hải miền Bắc của nước ta chỗ nào cũng có hàu, nhiều nhất là ở sông Bạch Đằng (Hải Phòng), sông Diêm Điền (Thái Bình), Lạch Trường (Thanh Hóa), sông Chanh và Tiên Yên (Quảng Ninh).

Rate this post

Viết một bình luận