Nguyên lý hoạt động của phương pháp RTK (Real – Time Kinematic):
Bộ máy GPS gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại điểm cần xác định toạ độ.
Cả hai loại máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ toạ độ WGS-84 và hệ toạ độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định trên hệ VN-2000.
Nguyên lý kỹ thuật đo RTK
Đây là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở (Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn gian là số gia cải chính)
Số gia cải chính này sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động (Rover) nhằm mục đích hiệu chỉnh vị trí các máy di động để đạt được độ chính xác cao.
Bộ phận phát mang số cải chính đi là tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF (Radio) công xuất 25W với 9 kênh tương ứng với các tần số khác nhau
Phạm vị hoạt động của máy Rover so với máy Base lên tới 12km trong điều kiện thuận lợi.
Sai số của phương pháp này có thế đạt được là:
-Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms
-Sai số cao độ : 20mm + 1ppm Rms
Dữ liệu đo đạc của phương pháp này là tọa độ và độ cao của điểm đo trong hệ thống tọa độ quốc gia VN2000 hoàn toàn không phải xử lý gì thêm.
Trên màn hình cửa sổ điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bấm OK để lưu kết quả .
Các quy định khi sử dụng phương pháp RTK:
– Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên. (Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy).
– Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) không lớn hơn 12 km.
Các thông số kỹ thuật phải đảm bảo:
+ Số vệ tinh: Svs ≥ 4
+ Chế độ trạng thái (lời giải) Status: Fixd
– Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết.
Công tác đo RTK bằng máy GPS Pentax tại thực địa
Ưu điểm của công nghệ đo RTK
- Thời gian đo ngoài thực địa được rút ngắn.
- Phương pháp đo vẽ bằng công nghệ RTK rất đơn giản, khả năng đo chi tiết ở khoảng cách khá lớn, trạm máy ít phải di chuyển nên tốc độ đo nhanh hơn.
- Nhân lực giảm, mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế.