Công nghệ Sinh học học những gì? Ra trường làm gì?

Công nghệ Sinh học học những gì? Ra trường làm gì?

>> Công nghệ Sinh học là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩn và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…

Ngành Công nghệ Sinh học được phân làm rất nhiều chuyên ngành khác nhau: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Ngoài khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.

>> Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ Sinh học trong xã hội hiện nay và tương lai: Nhu cầu nguồn nhân lực ổn định, tương lai sẽ tăng cao để đáp ứng mục tiêu nhà nước đề ra đến năm 2020: Phát triển Công nghệ mũi nhọn – Công nghệ Sinh học. Hiện nay, có nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng Công nghệ sinh học đã được hình thành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học Công nghệ sinh học là khá ổn định.

>> Ngành Công nghệ Sinh học học những gì?

a/ Kiến thức cơ bản: 

* CNSH truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm … theo phương pháp truyền thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp …

* CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym …

* CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường…

b/ Kiến thức chuyên ngành:

*Công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô – công nghệ protein -enzym và kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin – sinh học.

c/ Về kỹ năng thực hành:

*Sử dụng các trang thiết bị – dụng cụ, máy móc chuyên ngành, lò hấp, kính hiển vi, tủ cấy, tủ đông, máy sấy đông khô,..

*Thành thạo các thao tác cấy, trải đĩa, trang đĩa, khử trùng,…

*Anh văn chuyên ngành và Tin học chuyên ngành.

>> Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Sinh học:

Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

>> Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ Sinh học có chất lượng:

1.    Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM
2.    Đại học Nông lâm TP.HCM
3.    Đại học Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM
4.    Đại học Tôn Đức Thắng

Rate this post

Viết một bình luận