Công tác lập hồ sơ theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp tư nhân

I. Đối với có sở có nguy hiểm về cháy, nổ

Bộ hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy của cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy và là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ bao gồm những tài liệu sau đây:

1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; (Tham khảo mẫu Quyết định ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy và nội quy phòng cháy, chữa cháy của cơ sở);

2. Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); Thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

3. Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

4. Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

5. Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

6. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

7. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

8. Thống kê, Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

Lập hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy (Ảnh minh họa)

 

II. Đối với có sở chưa có nguy hiểm về cháy, nổ

Bộ hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy của cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ bao gồm những tài liệu sau đây:

1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; (Tham khảo mẫu Quyết định ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy và nội quy phòng cháy, chữa cháy của cơ sở);

2. Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

3. Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

4. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

5. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

 

III. Lưu ý

Trường hợp cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy có thay đổi về quy mô, tính chất sử dụng thành cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì người đứng đầu cơ sở đó phải lập hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy theo các nội dung đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi

1900.6192

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi

Rate this post

Viết một bình luận