Công thụ là gì? Những thể loại công thụ trong truyện đam mỹ

08/02/2018, 15:26

Công thụ là gì? Những thể loại công thụ trong truyện đam mỹ

Truyện đam mỹ là một loại tiểu thuyết lãng mạn của Trung Quốc chuyên viết về các chủ đề đồng tình luyến ái nam là chính. Truyện đam mỹ được lấy bối cảnh Trung Quốc và trong đó có đan xen – hòa trộn nhiều yếu tố văn hóa của Trung Quốc.
Tìm hiểu: ?
Truyện đam mỹ hướng tới đối tượng …

Truyện đam mỹ là một loại tiểu thuyết lãng mạn của Trung Quốc chuyên viết về các chủ đề đồng tình luyến ái nam là chính. Truyện đam mỹ được lấy bối cảnh Trung Quốc và trong đó có đan xen – hòa trộn nhiều yếu tố văn hóa của Trung Quốc.

Tìm hiểu: ?

Truyện đam mỹ hướng tới đối tượng độc giả là nữ những người theo đuổi và đam mê cái đẹp, thích sự lãng mạn như là cô gái hoặc phụ nữ trẻ, hoặc cũng có các chàng trai, họ được gọi với cái tên là hủ nữ và hủ nam. Và họ thường tự nhận là người dị tính hoặc song tính.

Công thụ là gì?

Công thụ trong truyện đam mỹ có nghĩa là gì?

  • Công hay seme: có nghĩa là người cho đi ý là người này sẽ đóng vai là nam
  • Thụ hay uke: có nghĩa là người nhận lại ý là người này sẽ đóng vai nữ

Tất nhiên họ vẫn là 2 chàng trai

Tìm hiểu:

Một số thể loại công thụ

  • Nhất công nhất thụ: Một công một thụ, hình mẫu chuẩn trong đam mỹ  (chung thủy một vợ một chồng)
  • Nhất công đa thụ: Một công nhiều thụ (chế độ đa thê)
  • Nhất thụ đa công: Một thụ nhiều công (chế độ đa phu)
  • Mỹ công mỹ thụ: Cả công lẫn thụ đều đẹp
  • Mỹ công sửu thụ: Công đẹp thụ xấu
  • Nhược công/thụ:  Yếu đuối về thể chất (tinh thần), luôn cam chịu, dễ bị lấn lướt, bắt nạt
  • Cường công/thụ: Công/thụ thân hình khỏe mạnh, vạn năng, tính cách cực kì cứng rắn, mạnh mẽ
  • Ôn nhu công/thụ: Tính tình hiền lành, điềm đạm, cư xử đúng mực, luôn đem lại cảm giác an toàn – ấm áp cho đối phương nhưng không dễ bị bắt nạt, lấn lướt
  • Tổng công/thụ : Dù ghép đôi với ai cũng sẽ trở thành công/thụ (thuần túy bản chất là công/thụ)
  • Phúc hắc công/thụ: Thông minh, lanh lợi, biết cách mưu tính, luôn có cách ứng phó trong mọi tình huống, không bao giờ chịu thua thiệt
  • Trung khuyển công/thụ: Trung thành với đối phương, rất nuông chiều người yêu.
  • Ánh mặt trời công/thụ = dương quang công/thụ: Tình tính cởi mở, bộc trực, có nhiều bạn bè, dễ làm quen, rất lạc quan.
  • Ngạo kiều công/thụ: Ý nói công/thụ ngoài mặt thì tỏ vẻ lạnh lùng, cường ngạnh nhưng bên trong  là tuýp người ôn thu, có phần ngại ngùng, xấu hổ. Có thể hiểu đơn giản là “Ngoài lạnh trong nóng”
  • Kiện khí công/thụ : Nhân vật có tính cách phóng khoáng, hoạt bát
  • Dụ công/ thụ: Đa tình, rất biết câu dẫn mục tiêu
  • Bá đạo công/thụ : Kiểu người cương ngạnh, phải làm theo ý của mình, buộc đối phương tuân theo mệnh lệnh
  • Lưu manh công/thụ : Nghĩa là công/thụ có tính cách lưu manh, côn đồ trong cách giao tiếp, ứng xử nhưng đối với người yêu cũng rất quan tâm và chu đáo. Đối với lưu manh công/thụ thường đi kèm với anh công/thụ tốt bụng, hiền lành
  • Tốt bụng, hiền lành công/thụ : Tính cách hiền lành, tốt bụng, luôn quan tâm, biết suy nghĩ cho đối phương
  • Bình thường (bình phàm) công /thụ : Ý nói nhân vật có vẻ ngoài bình thường, ưa nhìn
  • Băng sơn (lạnh lùng) công/thụ : Thái độ lạnh lùng, thờ ơ đối  nhưng trong lòng luôn yêu thương, ôn nhu chăm sóc người yêu
  • Thâm tình = si tình công/thụ: Công/thụ là người có tình cảm sâu sắc, chung thủy với đối phương
  • Ngụy công/thụ : “Ngụy thụ” ý chỉ anh công  vẻ ngoài/hành động/tính cách tỏ ra giống thụ nhưng khi “make love” lại leo lên trên làm ở thế chủ động. “Ngụy công” ý chỉ bạn thụ vẻ ngoài/hành động/tính cách tỏ ra giống công ấy vậy lại nằm dưới.
  • Ngoạn cụ công/thụ : Nghĩa là công/thụ xem thụ/công như một món đồ chơi
  • Mặt than công/thụ : Là chỉ người mà xúc cảm không biểu hiện nhiều trên mặt, phần lớn thời gian khuôn mặt đều khá cứng & ít biểu tình, ít tươi cười nói chuyện.
  • Tạc mao công/thụ : Kiểu người dễ xù lông, dễ phát cáu  khi bị đối phương chọc
  • Nhị hóa công/thụ : Nhị là mắng khờ khạo, ngốc nghếch => nhị hóa là đồ khờ, đồ ngốc. Ở đây ý nói công/thụ “chậm tiêu” trong mặt tình cảm hoặc 1 chuyện gì đó
  • Thoát tuyến công/thụ : Là người có lối suy nghĩ hoặc hành động không bình thường, kiểu như thích làm gì thì làm, kiểu như có chút chạm mạch
  • Biệt nữu công/thụ : “biệt nữu” có khá nhiều nghĩa, như là khó chịu, kỳ cục, khó tính rồi còn cả rắc rối, rầy rà (nhất là khi nói đến quan hệ giữa 2 người trở lên). Ở đây cụ thể là “công/thụ” tâm khẩu bất nhất, tức là nghĩ 1 đằng miệng nói 1 nẻo, thích che giấu ý nghĩ thật sự trong nội tâm bằng thái độ, hành động đi ngược với điều mình nghĩ.
  • Thổ tào công/thụ : Thổ tào – 吐槽 . Thổ có nhiều nghĩa: nhổ, nhả, khạc, nhả ra, nói ra. Ở đây định nghĩa thổ = nói ra, Tào = máng, tàu ngựa, mương, rãnh. (Theo QT). Vậy có thể nôm na hiểu thổ tào công/thụ là tuýp người có lối nói năng hay chế nhạo, phát ngôn xấc xượt dễ chọc giận đối phương.
  • Ngu ngơ công/thụ : Ở đây ý nói công/thụ “chậm tiêu” trong mặt tình cảm hoặc 1 chuyện gì đó chứ không nói về mặt trí tuệ
  • Thông minh công/thụ : Ở đây ý nói công/thụ là tuýp người lanh lợi, thông minh, biết suy tính trước sau vẹn toàn
  • Đế vương công/thụ : Công/thụ thật sự là vua (còn vua cường hay nhược thì tùy vào nội dung truyện)
  • Thánh mẫu công/thụ: Công/thụ là tuýp người có tình tình hiền lành, quá đỗi tốt bụng, dễ bị thiệt thòi.
  • Hồ ly tinh công/thụ: Xét 2 khía cạnh. Thứ 1: Đúng như nghĩa đen hồ ly tinh, tức là công/thụ là loài hồ ly đã thành tinh. Thứ 2: Công/thụ là loài người bình thường, ở đây ý nói về tính cách của công/thụ rất ma mãnh, phúc hắc, tính tình biến hóa khôn lường, khó đoán được tâm ý
  • Hoa công/thụ = hoa hoa công/thụ : Ý nói những anh công/thụ có thối trăng hoa, không chịu yên phận với đối phương
  • Công S thụ M/công M thụ S : S (Sadist) – là người thích ngược đãi kẻ khác, M (Masochist) – là người bị ngược đãi mà vẫn thích. Và đó cũng là cách thức đem lại cảm giác hưng phấn, khoái cảm cho cả công/thụ khi họ quan hệ.
  • Nữ vương công/thụ:  Ở đây xét về khía cạnh tính cách. Tính tình táo bạo, kêu ngạo, có thói quen sai bảo.
  • Tiện công/thụ : Xét về tính cách nhân vật “Tiện” ý nói đó là con người đê tiện, ti tiện, ích kỉ, chỉ biết mình. Nhưng nếu trong truyện có thể loại ghép đôi tra công – tiện thụ thì tiện thụ lại được hiểu là người có tính cách yếu đuối, hèn mọn luôn sống cam chịu, không phản kháng trước công. Thường thì nhân vật tiện thụ sẽ dễ thấy hơn tiện công.
  • Chủ công/thụ: Tác giả viết truyện được xây dựng dưới góc nhìn của công/thụ, thường văn chủ thụ phổ biến hơn, dễ viết hơn.
  • Đại thúc thụ : Thụ lớn tuổi hơn công, tầm từ khoảng 30 tuổi trở lên.
  • Niên hạ công: Công nhỏ tuổi hơn thụ nhưng thụ từ khoảng 30 tuổi trở xuống
  • Niên thượng : Công lớn tuổi hơn thụ
  • Hỗ công : Nghĩa là vừa làm công vừa làm thụ, 2 anh thay nhau ở trên, kiểu này thường thấy ở một cặp cường cường nhưng không có nghĩa cường cường thì sẽ là hỗ công . Hai bên đều ngang sức ngang tài.
  • Qủy súc công : Công thuộc hệ SM, thường hay sử dụng đạo cụ để hành hạ đối phương (thụ) cả tình thần lẫn thể xác
  • Tra công : “Tra” ý chỉ cặn bã, khốn nạn. Tra công thuộc tuýp người thích hành hạ, đối xử khốn nạn đối với thụ. Thường thì tra công sẽ kết hợp với tiện thụ.
  • Song tính nhân : Nhân vật thụ có 2 bộ phận sinh dục. Sẽ là sinh tử văn. Nhưng không có nghĩa là thể loại sinh tử văn thì thụ sẽ song tính

Một số thể loại Đam mỹ

  • 1 x 1 : truyện có 1 công – 1 thụ
  • Cổ trang (Cổ đại) : Bối cảnh cổ xưa.
  • Cổ phong nhã vận: Văn phong theo lối cổ xưa, cổ trang.
  • Cung đình: Bối cảnh là cung đình. Nôi dung : xoay quanh vua, thái giám, thần tử, phi tử
  • Giang hồ: Bối cảnh liên quan đến tranh bá võ lâm, bí kíp võ học.
  • Hiện đại đô thi: Bối cảnh hiện đại.
  • Nguyên sang văn:  Tức là nhân vật và cốt truyện đều do tác giả tự sáng tác
  • Trúc mã : 2 nhân vật chính trong truyện quen biết nhau từ nhỏ, cùng nhau lớn lên
  • Hoan hỉ oan gia : Nhân vật chính trong truyện thường có xung đột, gặp mặt hay tranh cãi nhưng trong lòng ngầm quan tâm đối phương
  • Hắc bang: Xã hội đen.
  • Cường thủ hào đoạt : Dùng sức mạnh hoặc quyền thế để giành lấy/cướp lấy thứ mình muốn, không quan tâm đến đối phương, cướp trước yêu sau
  • Xuyên qua: Nhân vật từ thế giới (không gian, thời gian) khác đến
  • Phản xuyên qua: Từ thời cổ xuyên không đến thời hiện đại.
  • Huyền huyễn: Bối cảnh là thế giới có thần tiên, yêu ma, quỷ quái,..
  • Vườn trường: Bối cảnh là trường học.( cấp 2 , cấp 3 )
  • Ngược luyến tàn tâm: Dày vò nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật có khuynh hướng đau khổ. Thường được chia thành 2 loại : ngược thân và ngược tâm
  • Công sủng thụ (thụ sủng công) : Luôn quan tâm, yêu thương, dịu dàng với đối phương
  • Sinh tử văn/Nam nam sinh tử: Nam nhân có thể sinh con.
  • Luyến đồng : Yêu trẻ vị thành niên.
  • Nhân thú : Người yêu thú, dĩ nhiên thú này đã thành “tinh” có thể biến thành người. Nhưng nội dung thế nào cũng có cảnh quan hệ giữa người và thú (thú nguyên hình, không biến thành người)
  • Thanh thủy văn: Hoàn toàn không có cảnh vượt quá 18+
  • Huyết thống văn : Bao gồm phụ tử văn, huynh đệ văn,… nhân vật chính trong truyện có quan hệ huyết thống (máu mủ) với nhau
  • Phụ tử văn : Cha con.
  • Thúc chất văn : Thúc = chú, chất = cháu. Thúc chất là thể loại tình cảm chú cháu  (niên hạ, niên thượng thì tùy)
  • Ngụy phụ tử : Trên danh nghĩa là phụ tử (cha con) nhưng thật ra không phải
  • Huynh đệ văn : Anh em.
  • Ngụy huynh đệ : Trên danh nghĩa là anh em nhưng thật ra không phải
  • Minh tinh văn = vòng giải trí : Truyện có nội dung xoanh quanh giới nghệ sĩ, nhân vật chính có thể là diễn viên, ca sĩ…
  • Ấm áp văn : Truyện có nội dung nhẹ nhàng, ấm áp
  • Âu phong văn : Thể loại viết theo văn phong phương Tây, hoàn cảnh, tên nhân vật Âu hóa.
  • Quân nhân văn: Truyện có đề tài liên quan đến quân nhân.
  • Dân quốc & văn cách: Truyện nói về lịch sử, văn hóa Trung Quốc nhưng có cải biên, sửa đổi 1 số sự kiện lịch sử hay con người.
  • Điềm văn = Điền văn = Chủng điền văn:  Cốt truyện không có cao trào, nút thắt, chỉ xoay quanh cuộc sống hằng ngày của 2 nhân vật, bình thản, êm đềm.
  • Manh văn: “Manh manh”  có nghĩa mờ mịt, mê muội, mê hoặc, ngu muội không biết gì. Hiểu một cách đơn giản là nhân vật trong truyện có tính cách đơn thuần có phần ngu ngơ, dễ bị dụ dỗ.
  • Hào môn thế gia: Nhân vật trong truyện có xuất thân danh giá, quyền quý, gia đình giàu có.
  • Chính kịch: là truyện có nội dung lồng ghép cả 2 nhân tố là : nhân tố bi kịch và nhân tố hài kịch, nội dung biểu hiện mâu thuẫn phức tạp và sự xung đột giữa nhân tố bi và nhân tố hài, nhưng cuối cùng có thể đi đến một sự giải quyết mâu thuẫn ở một mức độ nhất định.
  • Tội ác văn: Truyện có xây dựng yếu tố giết người/mưu sát/gây ra án mạng vì nhiều lý do như công/thụ tranh giành thụ/công, hiểu lầm, tranh chấp, đố kị, ghen tuông,….. nhưng được che đậy, bưng bít, thoát tội. Người gây ra tội ác có thể là công/thụ hoặc cả hai. Ở thể loại này có những bạn đọc sẽ không chấp nhận được vì chuẩn mực đạo đức hay một giới hạn nào đó trong mỗi người. Dù chỉ là truyện nhưng đôi khi bạn đọc vẫn không thích cái kiểu công/thụ là hung thủ gây ra tội ác như thế. Và cái thể loại tội ác này – có xảy ra án mạng, giết người/mưu sát này nọ tuy nhiên nó hoàn toàn khác với cái kiểu giang hồ tranh chấp ẩu đả trong cổ trang hay thể loại hắc bang chém giết lẫn nhau trong hiện đại. Một ví dụ về thể loại tội ác: Truyện Cuồng Thú
  • Nhất kiến chung tình : Vừa gặp đã yêu, từ giây phút đầu tiên nhìn thấy nhau tưởng như gặp được nửa kia của mình
  • Nhị kiến chung tình: Ban đầu gặp nhau như những người dưng nhưng về sau có cơ hội gặp gỡ, kết giao bạn bè rồi dần nhận ra tình cảm dành cho đối phương
  • Tình hữu độc chung: Là giữa 2 nhân vật chính phải trải qua thời gian tiếp xúc lâu dài mới nảy sinh tình yêu, chung thủy với đối phương 1 cách sâu sắc
  • Hài văn : Truyện có yếu tố gây cười, khôi hài
  • Thế thân văn : Ý chỉ người thay thế, là cái bóng cho người đã khuất hoặc ra đi
  • Tá thi hoàn hồn (借尸还魂): Truyện mà có công/thụ mượn xác nhập hồn vào, thường là xảy ra với nhân vật thụ.
  •  Khiết phích văn (洁癖文): “Khiết phích” là người ưa sạch sẽ, kĩ càng, gọn gàng, ngăn nắp => luôn phải dọn dẹp nơi mình sinh sống hoặc những nơi mình đến cũng phải sạch sẽ. Thể loại này ít khi thấy nhưng đôi khi đọc truyện cũng sẽ bắt gặp tác giả xây dựng nhân vật công/thụ là người thích sạch sẽ, ngăn nắp, rất kĩ tính.
  • Cẩu huyết văn: Cốt truyện có những tình huống lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Vị lai : Đam mỹ có bối cảnh ở tương lai
  • H văn : Truyện có nội dung liên quan đến cảnh quan hệ 18+ giữa nhân vật chính, cảnh H rất cao (chiếm khoảng 80% – 90%)
  • Hường (pink) : Truyện có nội dung ngọt ngào, vui vẻ
  • 3P : Nội dung truyện xoanh quanh 3 nhân vật chính (1 công x 2 thụ hoặc 1 thụ x 2 công)
  • NP : Nhiều nhân vật trong 1 câu chuyện (cuộc tình) – 1 thụ nhiều công hoặc 1 công nhiều thụ
  • Trá hình đa công/thụ : Công/thụ bị vây quanh bởi nhiều nhân vật khác nhưng cuối cùng vẫn là 1×1
  • Đồng nghiệp văn: Chính là Fanfiction.
  • Đoản văn: Truyện ngắn (tầm khoảng 10 chương trở xuống)
  • Siêu đoản văn : Đoạn văn ngắn (vài câu) nội dung ngắn gọn, súc tích
  • Nữ biến nam: Hồn nữ xác nam
  • Khảo cổ trộm mộ : Thể loại mang đậm tính lịch sử, địa chất thường liên quan đến xác ướp, hầm mộ (Ai Cập).
  • Sản nhũ văn : “Sản nhũ” đây là bộ phận của người phụ nữ, dùng để cho con bú, trong đam mỹ 1 số tác giả cho nam nhân có bộ phận này và thường kèm thể loại sinh tử văn nhưng không có nghĩa là sinh tử văn thì sẽ có sản nhũ.
  • Tu chân tiên hiệp: Tu thành tiên, thường lấy nghìn năm làm đơn vị. Phân làm nhân gian giới, tu chân giới, tiên giới, thần giới là chính.
  • Xuyên việt giá không: Nhân vật chính sẽ xuyên không gian/thời gian đến một thời đại khác (đa số là về kiếp trước)
  • Võ lâm: Liên quan đến võ lâm giang hồ, bí kíp võ công…
  • Trọng sinh (Trùng sinh) = Sống lại : Chết hoặc ngất xỉu sau đó tỉnh lại, tai nạn sau đó sống lại

♦ Nhân vật chính quay trở lại thời thơ ấu hoặc 15-17 tuổi.

♦ Trở thành một người hoàn toàn khác, vẫn là ở thời hiện đại.

♦ Trở lại thời xa xưa, có kèm thêm các thể loại như huyền huyễn, kỳ huyễn, cung đình, võ hiệp, v.v…

  • Ảo tưởng võng du: Trở thành một nhân vật trong trò chơi (game)

♦ Võng du hiện đại tức là chơi trên máy tính, máy chơi riêng, sử dụng bằng tay.

♦ Ảo tưởng tương lai, sử dụng mũ giáp, khoang thuyền, v.v… tác dụng trực tiếp lên não để chơi (thường kèm thêm thể loại ma pháp, võ hiệp)

Một số từ ngữ, từ lóng, từ viết tắt hay dùng trong Đam mỹ

  • HE: Happy ending, kết thúc viên mãn,  có hậu, hạnh phúc
  • BE : Bad ending, kết thúc tệ
  • SE : Sad ending, kết thúc buồn, chia ly , chết
  • OE : Open ending , là 1 cái kết mở
  • Ân – Ngô : Những từ thường thấy trong cuộc đối thoại giữa các nhân vật. Theo mình thì có thể hiểu như “ dạ, vâng, được “ và tùy trường hợp của truyện  nữa
  • Hỗn đãn : Cụm từ này thường là thụ “ mắc yêu “ công đấy
  • BT (Biantai) : Biến thái
  • H: Có cảnh quan hệ thể xác. (thường gọi là xôi thịt)
  • MB (Money Boy): Trai bao.
  • SM ( Sadist Masochist) :  Truyện có màn hành hạ , sử dụng sey toy
  • TMD (Ta Ma De) : Tha mụ đích (từ chửi bậy).
  • YY ( Yi Yin) :  Ý dâm , nghĩ bậy.
  • YD (Yin Dang) :  Dâm đãng.

✿ Có 1 số công/thụ thường đi đôi với nhau. Chẳng hạn như :

  • Tra công –  Tiện thụ
  • Trung khuyển công – Nữ vương thụ
  • Qủy súc công – Ngoạn cụ thụ

✿ Một số loại đa số chỉ áp dụng với thụ hoặc công :

  • Nữ vương thụ
  • Đại thúc thụ
  • Tra công

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

Có thể bạn quan tâm

  • 1

    fs là gì? ý nghĩa của fs?

  • 2

    kw là gì? tại sao lại gọi là kw?

  • 3

    Binomo là gì? Sử dụng binomo như thế nào?

  • 4

    SS là gì? trong game với trong giao tiếp có gì khác nhau?

  • 5

    20-10 là ngày gì? tại sao lại có ngày 20-10?

  • 6

    Tha thu là gì? ý nghĩa của tha thu?

  • 7

    QTQĐ là gì? khi nào thì sử dụng nó?

  • 8

    ROS là gì? Cách tính ROS như thế nào?

  • 9

    ib là gì? tại sao lại gọi là ib?

  • 10

    Coupon là gì? khi nào thì ta thấy từ này?

0

Rate this post

Viết một bình luận