Công thức làm bánh giò


Với công thức làm bánh giò này, dù bạn không khéo tay cũng có thể thành công ngay từ lần đầu tiên đấy!

Nguyên liệu làm vỏ bánh:

400g bột gạo tẻ

100g bột năng

2 lít nước hầm xương + 200ml nước nóng để riêng (có thể không dùng hết)

2-3 thìa cafe bột canh

2 muỗng canh dầu ăn

Nguyên liệu làm nhân bánh:

500g thịt nạc dăm xay

200g hành khô – bóc vỏ

100g mộc nhĩ + nấm hương khô

3 thìa cafe bột canh + 1 thìa soup nước mắm + 1 thìa cafe tiêu bột + 1 xíu đường – hoặc tùy khẩu vị mà bạn gia giảm cho vừa miệng

Với lượng nguyên liệu trên bạn sẽ làm được khoảng 15 – 20 chiếc bánh giò tùy cỡ.

Với lượng nguyên liệu trên bạn sẽ làm được khoảng 15 – 20 chiếc bánh giò tùy cỡ.

Thực hiện:

1

Mộc nhĩ, nấm hương, ngâm mềm, hành khô bóc vỏ.

2

Bằm nhỏ nấm và mộc nhĩ, trộn với thịt và gia vị.

Viên thịt thành từng viên cỡ quả quýt. Hấp chín.

3

Nước hầm xương sau khi ninh thì lọc bỏ xương và cặn, có thể chế thêm nước lọc cho đủ 2 lít để nguội.
Nêm bột canh vào nước hầm, nếm sao cho nhạt hơn nước canh ăn bình thường một chút, cho dầu ăn vào.
Thêm bột gạo + bột năng vào nồi nước hầm, ngâm ít nhất là 1 giờ. Bột có thể ngâm đến 4 tiếng trước khi làm bánh.

Bột sau khi ngâm, khuấy đều – vì lúc này bột đã lắng xuống đáy – sau đó bắc lên bếp đun. Vừa đun vừa dùng thìa gỗ quậy để tránh cho bột bị dính đáy.
Bột vừa đun vừa khuấy cho đến khi sôi lục bục và bắt đầu đặc lại thì tắt bếp. Lúc này nếu cảm thấy bột đặc quá thì chế thêm nước sôi vào. Dùng máy đánh trứng lắp móc xoắn đánh bột cho nhuyễn mượt.
Nếu không có máy đánh trứng, dùng đũa cả, hoặc thìa gỗ đánh bột cho đến khi bột mượt, không còn vón cục.
Bột đạt là bột có màu trắng đục, bóng mượt, không vón cục. Độ đặc tương đương nhân bánh su-kem hoặc đặc hơn một chút.
Nếu bạn làm nhân xong, gói bánh ngay thì không cần làm chín nhân trước cũng được. Tuy nhiên, việc làm chín nhân trước còn giúp định vị nhân tốt hơn trong lòng bánh. Giúp cho bánh không bị hở nhân ra khỏi bột.

4

Lá chuối phơi héo, dùng khăn ẩm lau sạch. Nếu lá chuối tươi thì trụng nước sôi cho mềm. Lạt ngâm nước trước khi gói.

Xếp lá gói bánh:

Nếu lá chuối to và không bị rách, xếp hai lớp, lớp ngoài để mặt xanh của lá xuống dưới, khi gói xong bánh sẽ đẹp. Lớp trong thì quay mặt xanh của lá lên trên. Nếu lá chuối nhỏ và rách nhiều (như lá của mình) – thì phải can lá sao cho độ rộng lá to hơn tờ giấy A4 – vẫn với 2 lớp như trên.
Gấp lá 2 lần theo đường chéo, được 1 hình tam giác. Cầm tay vào phần chóp, mở lá ra sẽ được một hình phễu..

Xúc một thìa bột, đổ vào phễu lá. Ấn một viên nhân vào, xúc một thìa bột nữa đổ lên trên, dàn bột che kín nhân.

Gói kín bánh bằng cách gập lá từ 4 phía.

Buộc lạt để giữ cho lá không bị bung. Nếu lá chuối to, tàu lá lớn và không bị rách nhiều, có thể không cần lạt, mà chỉ cần nhét mép lá vào các nếp gấp bánh cũng không bị bung.

Chú ý:

Bánh cần được gói khi bột vẫn còn nóng ấm. Vì vậy, khâu chuẩn bị lá, lạt, nhân bánh cần phải làm xong hết mới bắt đầu đun bột. Bột đun xong là gói bánh ngay.

5

Bánh sau khi gói, cho vào xửng hấp khoảng 20 phút là chín.

Vớt bánh ra ủ nóng hoặc dùng ngay.

Bánh giò dùng nóng, có thể kèm tương ớt hoặc chút hạt tiêu, thích hợp cho bữa sáng hoặc bữa xế. Bánh giò tự làm sau khi nguội có thể để dành trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 ngày, khi ăn chỉ cần hấp lại hoặc làm nóng trong lò vi sóng.

Theo AFamily

Bánh giò dùng nóng, có thể kèm tương ớt hoặc chút hạt tiêu, thích hợp cho bữa sáng hoặc bữa xế. Bánh giò tự làm sau khi nguội có thể để dành trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 ngày, khi ăn chỉ cần hấp lại hoặc làm nóng trong lò vi sóng.Theo AFamily

Rate this post

Viết một bình luận