Cốt đai có tác dụng gì?

Tin Tức

Cốt đai có tác dụng gì?

Cốt đai có tác dụng gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với công trình xây dựng? Tất tần tật sẽ được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ giải đáp ngay sau đây.

 

Khi tiến hành xây dựng, chủ thầu luôn nỗ lực để mang đến những giá trị bền vững, chắc chắn nhất cho công trình. Do vậy, cốt đai là bộ phận đóng vai trò quan trọng vì chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cột. 

 

Vậy bạn có hiểu rõ cốt đai có tác dụng gì hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ tham khảo qua một số thông tin bên dưới, đừng bỏ qua bạn nhé. 

Cốt đai có tác dụng gì?

Trong các công trình xây dựng, người ta biết đến cốt đai như một bộ phận không thể thiếu, giúp quá trình thi công cột được diễn ra suôn sẻ và bền vững hơn. Xét về mặt cấu tạo, nếu bộ phận này không được thi công đạt tiêu chuẩn về toàn bộ công trình sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

 

Vai trò đáng chú ý của cốt đai trong công trình xây dựng

 

Cốt đai có tác dụng là đảm bảo độ định về vị trí cốt thép dọc khi thực hiện đổ bê tông, chịu ứng lực do các co ngót gây ra đồng thời nâng cao khả năng chịu lực nén của bê tông, giảm thiểu tình trạng nở ngang, chịu lực cắt tác động. 

Cấu tạo chi tiết của cốt đai

Cốt đai được biết đến là bộ phận cấu tạo của cốt thép với cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo và cốt xiên. Cấu tạo chi tiết từng bộ phận cũng như thông tin kỹ thuật được Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ chia sẻ như sau:

 

Cốt thép dọc chịu lực: thường được bố trí theo sự tính toán, có đường kính dao động từ 10 đến 32 mm. Trong dầm, đối với b>=150 mm thì đảm bảo tối thiểu có 2 thanh, ngược lại thì có thể chỉ cần 1 thanh là đủ.

 

Cốt thép dọc cấu tạo: được dùng để làm giá đỡ, đảm bảo độ cân bằng và ổn định cho cốt đai không bị di chuyển, gánh chịu mọi tác động từ co ngót cũng như ảnh hưởng về nhiệt độ. Đường kính cấu tạo của bộ phận này thường dao động từ 10 đến 12mm và h > 700mm đòi hỏi phải đặt thêm cốt thép cấu tạo vào trong mặt bên.

 

Cốt đai: là bộ phận chịu lực cắt Q, có đường kính dao động từ 6 đến 8mm và được buộc với cột dọc, giữ vai trò cố định và đảm bảo vị trí cột khi tiến hành thi công.

 

Cốt thép xiên: thường được dùng để tăng cường khả năng chịu lực cắt của dầm khi lực có cường độ quá lớn. 

 

Cấu tạo chi tiết của cốt đai cùng bộ phận khác

 

Vì sao cốt đai lại có móc?

Đây có lẽ là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Cốt đai sở hữu những cái móc theo nhiều kiểu khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng trong công trình vì:

 

+ Giúp giữ vững, không bị xô lệch vị trí của cột, mang đến hiệu quả thi công tốt hơn.

+ Tạo an toàn liên kết, đáp ứng tiêu chuẩn về độ rộng, chiều dài. Điều này giúp cho quá trình thiết kế không vượt quá điểm cần chịu ứng suất, nâng cao khả năng chịu lực.

+ Loại móc được thiết kế giúp chống lại các chuyển động, giảm thiểu những tác động không tốt trong quá trình thi công.

+ Thêm vào đó, chúng còn giúp cho quá trình đổ bê tông đạt kết quả cao hơn, giữ vững vị trí được đổ, ngăn chặn bê tông tách ra bên ngoài, ảnh hưởng đến chất lượng cột.

+ Ngoài ra, bộ phận này còn mang đến công năng chống trượt thép từ bê tông và giữ chúng ở vị trí cố định rất hiệu quả.

 

Điểm đặc biệt trong hình dáng của cốt đai

 

>>> Tham khảo thêm: Ép neo cọc bê tông là gì? Ưu nhược điểm và Lưu Ý Quan Trọng

 

Qua những chia sẻ của Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ, hy vọng sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về cốt đai có tác dụng gì cũng như biết được thêm nhiều thông tin hữu ích khác hỗ trợ quá trình thi công xây dựng. Chúc bạn thành công. 

 

Nguồn: Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ

Liên hệ báo giá

Các tin khác

Rate this post

Viết một bình luận