1. Tác dụng của cua đồng
BS. Tạ Tùng Duy.
Cua đồng chủ yếu sống ở tầng đáy bùn sét của ruộng lúa. Cua đồng giàu đạm và can xi, đây là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là món canh cua đồng, bún riêu cua đồng, lẩu riêu cua đồng…
Đặc biệt trong Đông y, loại cua này được xếp vào nhóm thực phẩm có tính hàn, ngọt lạnh. Vì vậy, cua đồng có một số tác dụng như:
Thanh nhiệt cơ thể
Tính hàn trong cua đồng có tác dụng giải nhiệt nên cua đồng được làm nguyên liệu để chế biến các món ăn mát lành, giúp thanh nhiệt cho cơ thể.
Ngăn ngừa loãng xương và còi xương
Cua đồng rất giàu canxi. Trong 100g cua chứa hơn 5000mg canxi. Canxi khi được hấp thu vào cơ thể sẽ tham gia quá trình hình thành tế bào xương mới, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người cao tuổi và còi xương ở trẻ em.
Hỗ trợ làm lành vết thương
Không chỉ cung cấp một lượng lớn canxi, cua đồng còn cung cấp rất nhiều nhóm đạm lành mạnh như lysine, methionie, valine hay leucin,… Những dưỡng chất này đều góp phần không nhỏ giúp xây dựng và tái tạo mô tế bào, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
Cua đồng là món ăn được nhiều người yêu thích ngày hè.
2. Cách bảo quản cua đồng sau khi làm thịt
Đối với cua đồng đã xay, bạn nên cho túi nilon, giữ thật kín miệng túi và cho vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản. Cua bảo quản như vậy có thể dùng trong khoảng 1 tuần mà dinh dưỡng của cua không bị mất đi.
Lưu ý rằng, cần nhanh chóng cho toàn bộ phần đã sơ chế vào tủ đông càng sớm càng tốt để tránh cua bị hỏng nhanh, thâm đen. Nếu không cấp đông cua nhanh, nước và hoạt dịch trong cua sẽ đóng băng từ từ làm thay đổi hình thái của cua, gây ra hiện tượng chèn ép dẫn đến phá vỡ cấu trúc tế bào.
Nên làm lạnh đột ngột ngay sau khi giã cua. Tất cả nước và hoạt dịch trong cua sẽ đóng băng cùng một lúc, cấu trúc và hình thái của thực phẩm không bị biến dạng. Khi rã đông, các chất dinh dưỡng trong hoạt dịch nằm nguyên trong tế bào, từ đó chất lượng của cua ít bị thay đổi hơn.
Lưu ý rằng, cần nhanh chóng cho toàn bộ phần đã sơ chế vào tủ đông càng sớm càng tốt để tránh cua bị hỏng nhanh, thâm đen.
3. Có nên ăn canh cua đồng liên tục không?
Dù là cua đồng hay cua biển, bạn cũng không nên ăn quá nhiều liên tục trong thời gian ngắn để không bị dư thừa lượng chất đạm. Theo đó, với cua đồng chỉ nên ăn khoảng 150 – 200g mỗi lần và từ 1 – 2 bữa trong tuần. Còn cua biển thì ăn tối đa 2 con một lần, từ khoảng 2 – 3 lần trong tháng là hợp lý.
Ăn canh cua đồng không gây ra sỏi thận , tuy nhiên không nên ăn hồng và uống trà sau khi ăn canh cua. Bởi trong hồng và nước trà có chứa tanin, chất này làm cho protein trong thịt cua đặc lại và khó phân hủy, từ đó có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, khi tanin kết tủa có thể gây ra sỏi thận.
Ăn canh cua đồng không gây ra sỏi thận, tuy nhiên không nên ăn hồng và uống trà sau khi ăn canh cua.
4. Ai không nên ăn nhiều canh cua đồng?
Cua đồng có nhiều dinh dưỡng, giúp hỗ trợ phát triển xương, răng chắc khỏe. Nhưng một số đối tượng nên hạn chế ăn cua đồng như:
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ – không nên ăn cua đồng, do cua đồng có tính hàn nên dễ gây đau bụng.
Người vừa ốm dậy: Với những người vừa ốm dậy, đường tiêu hóa còn chưa được phục hồi hoàn toàn cũng chưa vội ăn cua đồng vì dễ bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa.
Người bị tiêu chảy, người bị hen: Cua đồng có tính hàn, lạnh, do đó có thể khiến người đang bệnh lại bị nặng thêm. Những người đang bị ho hen, cảm cúm cũng không được ăn cua.
Người bị dị ứng với cua: Nếu cơ thể nhạy cảm với các loại hải sản như tôm, ốc hay cá thì bạn cũng cần cẩn trọng khi ăn cua.
Người mắc bệnh tim mạch, người bị gout vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol, nhiều sodium và purines, nên người tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gout cần hạn chế ăn cua.
Những lưu ý khi lựa chọn, bảo quản, sử dụng hành lá
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chế độ ăn uống lành mạnh tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc COVID-19