Năm hết, Tết đến là lúc những con người xa quê trở về, là lúc mọi người. Cùng tất bật chuẩn bị cho một cái tết ấm no. Đây cũng là dịp để mỗi người con nhớ về ông bà tổ tiên của mình để tưởng nhớ và cầu bình an. Hãy cùng Đồ Cúng Việt Nam tìm hiểu cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng chạp đúng phong tục.
Nguồn gốc và ý nghĩa lễ cúng đưa ông bà ngày 25 tháng chạp
Và từ xưa các cụ đã chọn ngày 25 tháng Chạp là ngày tảo mộ. Tức là ngày đi thăm viếng, dọn dẹp lại cho phần mộ tổ tiên mình. Các thành viên trong gia đình dù bận rộn đến đâu cũng sẽ dành thời gian. Để đi tảo mộ ông bà tổ tiên để thể hiện sự biết ơn. Và thành tâm cầu khấn những điều may mắn cho năm mới sắp đến.
Hay với những gia đình theo đạo phật, khi xương cốt ông bà mình được đốt và thờ cúng trên chù. Thì đây cũng là dịp con cháu đến chùa thăm viếng lại tro cốt của ông bà mình. Vào ngày này khi vãn cảnh chùa chiền cũng giúp con người ta bình an hơn. Khi này là lúc để chúng ta nhìn lại một năm cũ đã quan. Và chuẩn bị tinh thần cho một năm mới sắp đến.
Đại thi hào Nguyễn Du đã có câu thơ rằng: “Thanh Minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Chúng ta thường nghe về tiết Thanh Minh là ngày mà con cháu đi tảo mộ. Tuy nhiên ngày tiết Thanh Minh này là ngày tảo mộ của người Hoa. Còn với người Việt ta, việc tảo mộ thăm viếng ông bà sẽ diễn ra vào cuối năm.
Theo quan niệm dân gian, mọi người tin rằng dù ông bà chết đi thì vong hồn vẫn ở đó. Khi thì đi khi thì lại trở về nhà trú ngụ trên bàn thờ. Cho nên vào dịp Tết đến, mỗi gia đình đều làm mâm cúng. Để rước ông bà về nhà ngự trị tại bàn thờ gia tiên. Mong ông bà cũng sẽ ăn một cái tết ấm no cùng con cháu.
Trải qua hàng ngàn năm, nhưng biết bao phong tục tốt đẹp vẫn không hề thay đổi. Với phong tục cúng rước ông bà ngày 25 tháng chạp này. Cũng đã được gìn giữ và kế thừa đến bây giờ. Dù giờ đây cuộc sống có hiện đại và hối hả hơn, thì dù đi đâu. Mỗi người con trong gia đình đều không thể quên ngày 25 tháng chạp. Là ngày tảo mộ, ngày tưởng nhớ về tổ tiên của mình.
Chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà như thế nào?
Nên đặt bàn thờ cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp ở đâu?
Không chỉ đối với lễ cúng đưa ông bà ngày 25 tháng chạp mà với bất kỳ lễ cúng nào thì việc đặt bàn thờ ở đâu cũng vô cùng quan trọng. Vị trí đặt bàn thờ cần tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo sự linh thiêng của nghi lễ. Điều đầu tiên lưu ý đó là bạn không nên kê bàn thờ ở gần nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc những nơi ô nhiễm, dơ bẩn.
Tiếp theo đó là bàn thờ nên đặt ở những nơi yên tĩnh, tránh những nơi đông đúc, ồn ào. Các gia đình thường xây hẳn một phòng riêng để thờ cúng. Điều này rất tốt vì sẽ giúp tránh được tiếng ồn cũng như làm tăng sự linh thiêng cho việc thờ cúng.
Nếu là bàn thờ tổ tiên thờ cúng nhiều đời ông bà thì hạn chế dùng bàn thờ treo tường. Nên đóng một bàn thờ riêng, to, đẹp để việc thờ cúng trở nên nghiêm trang hơn. Tránh để bàn thờ ở hướng thẳng với cửa sổ hoặc cửa ra vào, vì theo quan niệm dân gian sẽ làm mất đi sự may mắn của chủ nhà. Vị trí tốt nhất trong nhà đó là bên hông nhà.
Nếu nhà nhỏ và phải đặt bàn thờ nơi lối đi đối diện cửa thì cần có một bức rèm che chắn hoặc bình phong rộng. Không đặt bàn thờ ở trước phòng ngủ của gia đình, vì theo quan niệm sẽ mang ý nghĩa bất kính với tổ tiên, thần phật.
Không để gương phản chiếu trước bàn thờ. Vì gương là loại vật phẩm hướng sát nên nếu để trước bàn thờ sẽ để ông bà tổ tiên nhận sát khí, như vậy không hề tốt cho gia đình. Nhiều gia đình có cả bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên. Nếu như vậy cần đặt bàn thờ Phật nên được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên. Vì thần phật là những người cao quý hơn người, nên sẽ ở vị trí cao hơn. Tuyệt đối không được thờ chung trên cùng một bàn thờ.
Cách chuẩn bị mâm cơm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp như thế nào?
Các lễ vật trong mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng chạp
Tùy vào từng vùng miền, từng phong tục tập quán mà mâm cúng có thể khác nhau. Nếu gia đình bạn có điều kiện thì có thể chuẩn bị nhiều món, hoặc với gia đình bình thường, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị một mâm cỗ vừa đủ mà không phải lo về ý nghĩa của nó. Tuy nhiên trong mâm cúng này cũng cần có những món đồ lễ cơ bản sau đây:
- 1 bình hoa
- 1 mâm ngũ quả
- 2 cây đèn cầy
- 1 bình trà
- 3 ly nước lọc
- 1 đĩa bánh kẹo
- vàng mã
Các gia đình theo đạo phật hoàn toàn có thể chuẩn bị một mâm lễ chay để cúng. Mâm lễ chay chỉ khác mâm lễ thường ở các món ăn. Nếu mâm lễ thường người ta thường bày biện các món đồ mặn như thịt gà luộc, thịt lợn quay, canh miến gà thì ở mâm cúng chay sẽ có các đồ chay nấu bằng nấm, đậu phụ, … Dù là mâm cúng nào, chỉ cần với lòng thành tâm cầu khấn, bạn cũng có thể giúp cho gia đình mình cầu mong những điều may mắn và tốt đẹp.
Chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà tổ tiên đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa.
>>Tham khảo thêm:
Ý nghĩa một số lễ vật trong mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp
Mâm ngũ quả cúng đưa ông bà
Trong mâm cúng xe cuối năm hay bất kỳ mâm cúng nào của người dân ta đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Với ý nghĩa về sự đầy đủ, tròn trịa mà mâm ngũ quả mang, đây dường như trở thành một món đồ lễ quen thuộc và cũng là quan trọng nhất trong bất cứ nghi lễ nào. Các loại trái cây được chọn để bày biện cũng đa dạng tùy từng vùng miền. Cần chọn những quả tươi mới, không héo úa, màu sắc bắt mắt để tạo tính thẩm mỹ cho cả mâm cúng.
Hoa tươi cúng ông bà
Những loài hoa luôn là biểu tượng cho sự may mắn, bình yên cho bất kỳ mâm cúng nào. Chúng ta có thể chọn các loài hoa quen thuộc như hoa ly, hoa đồng tiền, hoa cúc. Những bông hoa được chọn cần tươi mới với mùi hương nhẹ nhàng không quá nồng nặc.
Các đồ mặn khác cúng ông bà
Các món mặn là thứ lễ vật không thể thiếu. Trong mâm cúng này cũng có những món ăn mặn quen thuộc như thịt gà luộc, thịt heo quay, thịt kho, … Các lễ vật này biểu trưng cho sự đầy đủ, sung túc của gia đình và để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ tới. Nếu gia đình bạn theo đạo phật thì bạn vẫn có thể thay bằng các món chay. Các món chay cúng mang ý nghĩa tương tự như các món trong mâm cúng mặn khác.
Vàng mã cúng ông bà tổ tiên
Vàng mã là một món lễ vật quen thuộc trong bất kỳ mâm cúng nào. Đây là thứ tượng trưng cho tiền bạc ở cõi âm. Khi ta đốt vàng mã tức là đang đốt cho ông bà tổ tiên tiền vàng để sử dụng nơi cõi âm. Đây là một quan niệm tốt đẹp của dân gian vì nó giúp chúng ta tưởng nhớ, biết ơn thần phật, ông bà tổ tiên của mình.
Mâm cúng ông bà ngày tết cần chuẩn bị những gì?
Những lưu ý trong lễ cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp
- Cần dọn dẹp, lau chùi bàn thờ trước khi làm lễ. Các đồ vật dù nhỏ như khung ảnh, bát nhanh, bộ lư đồng, cốc chén, … đều cần được lau chùi cẩn thận. Đặc biệt cần thay cát trong bát nhang bằng cát mới sạch sẽ để chuẩn bị cúng lễ. Khi lau chùi thì chổi cần phải dùng riêng, không dùng chung với chổi lau dọn nhà bình thường. Nước lau bàn thờ cần là nước sạch.
- Không chỉ bàn thờ mà không gian xung quanh bàn thờ cũng cần được sạch sẽ. Đây cần là không gian thông thoáng, sạch sẽ và cần được lau chùi thường xuyên, nhất là vào ngày 25 tháng chạp này cần chú ý lau dọn kỹ hơn. Có như vậy thì mới thể hiện được lòng tôn kinh, thành tâm với ông và tổ tiên của mình.
- Các lễ vật cúng xe phải được chuẩn bị chu đáo. Tránh dùng hoa giả hay trai cây giả để cúng. Các món ăn dâng lên cần đảm bảo sạch sẽ, tươi ngon, tránh mua những đồ ăn sẵn ngoài hàng quá, vì như thế sẽ không thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.
- Gia chủ khi thực hiện nghi lễ cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Con trai nên xơ xin khi thực hiện nghi lễ, con gái không được mặc đồ quá ngắn hoặc hở hang.
- Trong lúc thực hiện nghi lễ cần đứng nghiêm túc, không đùa giỡn, trêu chọc lẫn nhau. Không khí buổi lễ phải thể hiện được sự trang nghiêm, có như vậy thì lòng thành của gia chủ mới đến được với các vị thần phật.
- Khi đốt vàng mã cần đốt hết, tránh để sót bất kỳ mẩu giấy nào chữa cháy. Đây cũng là lỗi rất nhiều người mắc phải trong lễ cúng xe cuối năm hay bất kỳ lễ cúng khác. Một mẹo cho các bạn để đốt hết được vàng mã đó là dùng một cành cây nhỏ thường xuyên đẩy các tờ giấy vàng mã lên, tránh để chúng cháy thành từng cục. Làm vậy chúng không những cháy hết mà còn cháy rất nhanh. Tờ sớ khấn có thể đốt chung luôn với vàng mã.
Cách chuẩn bị mâm cúng ông bà ngày tết.
Đặt mâm cúng trọn gói tại Đồ Cúng Việt Nam
Mâm cúng rước ông bà ngày 25 tháng Chạp là một mâm cúng quen thuộc, đơn giản. Tuy nhiên với nhiều gia đình, nhất là những gia đình trẻ. Đôi khi còn lúng túng trong các bước chuẩn bị một mâm cúng sao cho chu đáo. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều nơi cung cấp các mâm lễ đến từng gia đình.
Tuy nhiên không phải cơ sở kinh doanh nào cũng đảm bảo đầy đủ vệ sinh an toàn thực phẩm. Để không phải băn khoăn về điều đó. Hãy tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu Đồ Cúng Việt Nam. Với nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp những dịch vụ đồ cúng cho các gia đình Việt Nam. Chúng tôi tự tin rằng sẽ mang đến cho gia đình bạn một mâm cúng đầy đủ, chất lượng nhất.
Các món ăn trên mâm cúng sẽ được chuẩn bị chu đáo nhất bằng những nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ. Với sự tin tưởng của khách hàng từ trước đến nay. Chúng tôi tự hào rằng thương hiệu Đồ Cúng Việt Nam. Là một trong những đơn vị đi đầu về mảng đồ cúng tâm linh trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết sẽ đưa đến khách một mâm cúng chất lượng. Với giá cả phải chăng nhất, cùng bạn thành tâm hướng về tổ tiên của mình.
Hãy chuẩn bị lễ cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp bằng một mâm cúng tươm tất, chất lượng. Để cầu chúc cho một năm mới sắp đến.
Tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm cúng khác do Đồ Cúng Việt Nam chia sẻ: