Cúng thần tài vốn là nghi thức truyền thống để mang tài lộc và may mắn cho gia chủ. Cúng thần tài nên thực hiện những thủ tục như thế nào? Cúng thần tài cúng những gì? Chuẩn bị một mâm lễ cúng thần tài đầy đủ sung túc như thế nào?
Ngày mùng 10 tháng Giêng, nhà nhà theo phong tục xưa sẽ đều chuẩn bị lễ vật để cúng vía Thần Tài. Các chuyên gia Phong thủy cũng tư vấn, trong ngày Thần Tài cũng nên chuẩn bị mâm cúng đầy đủ để cúng vía Thần Tài cầu cho một năm may mắn, tài lộc.
Chuẩn bị đồ cúng Thần Tài
Việc quan trọng nhất, hàng đầu là lau dọn ban thờ Thần Tài.
Theo phong tục thì việc tẩy trần ban thờ Thần tài bằng nước lá bưởi sẽ là tốt nhất, hoặc gia chủ cũng có thể dùng nước sạch cho vào thau sạch và pha một chút rượu trắng để tắm rửa cho Thần Tài. Ban thờ Thần Tài cần được lau chùi sạch sẽ, thoáng đãng, không có bụi bặm.
Mâm cúng Thần Tài được chuẩn bị như thế nào?
Thần Tài và Ông Địa sẽ được cúng mặn. Đồ cúng sẽ có thể là lợn quay, gà quay, trái cây, và nước uống hàng ngày,…
Theo dân gian thì Thần Tài và Ông Địa rất thích món lợn quay và chuối chín vàng. Tùy vào hoàn cảnh của gia chủ nên chọn cho mâm cúng Thần Tài lễ phù hợp khác nhau.
Trái cây cúng Thần Tài nên chọn là trái cây tươi, trái cây có mùi thơm sẽ được Thần Tài ưa chuộng. Không nên chọn hoa quả giấy hoặc hoa quả giả bằng nhựa. Thường theo dân gian cúng Thần Tài sẽ chọn đủ ngũ quả có mùi thơm tươi mát.
Lễ vật cúng Thần Tài gồm những gì?
Bộ tam sên được chuẩn bị trước nhất: Tam sên bao gồm 3 món Thịt heo luộc hoặc quay, 3 quả trứng luộc chọn trứng gà hay trứng vịt đều được, và 3 con tôm hoặc cua luộc.
Đương nhiên không thể thiếu cá lóc nướng: Cá lóc cúng Thần Tài là cá lóc để nguyên con, nướng trui.
Việc để nguyên con cá lóc bao gồm vảy để nướng trui nhằm ghi nhớ ông cha chúng ta ngày xưa khi buổi đầu khai hoang lập cõi còn khó khăn, không nề hà việc ăn uống cầu kỳ, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc, sống vui vẻ là tốt đẹp.
Cá lóc nướng trui nguyên con.
Những năm gần đây, người dân còn đi mua vàng vào ngày mùng 10 với hy vọng may mắn cho năm mới. Vậy mua vàng như thế nào và mua loại nào là cần thiết? Để mục đích mua vàng ngày Thần Tài cầu may thực sự hữu hiệu, bạn cần chọn loại vàng tài lộc được bán tại những thương hiệu chuyên bán vàng phong thủy. Đây mới là dòng sản phẩm thực sự có ý nghĩa phong thủy trong việc hấp thụ của cải, thu hút tài lộc vào nhà.
Lễ gồm có: Bình hoa (hoa đồng tiền, hoa cúc hoặc hoa hồng), 5 loại trái cây, 5 cây nhang, 5 chum rượu, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối hột, 2 miếng vàng bạc, 1 bộ tam sên đều đã luộc gồm; 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt, 1 con tôm hoặc cua, tiền lẻ, 1 đĩa bánh kẹo, trầu cau, xôi đậu xanh,cá lóc nướng chui.
Thời gian cúng Thần Tài
Theo các chuyên gia phong thủy thì thời gian cúng Thần Tài tốt nhất trong năm 2021 là từ 7-9h (khung giờ Thìn) đây là khung giờ đẹp nhất để cúng trong năm 2021. Trước khi cúng Thần Tài thì cần chuẩn bị lễ cúng, sớ sách, và đặc biệt là nên lau dọn ban thờ Thần Tài thật cẩn thận.
Ngoài ra còn có tiền vàng, ngựa mã, nếu gia chủ có điều kiện.
Lưu ý quan trọng khi cúng Thần Tài sao cho đúng
Các lễ vật sau khi cúng thần Tài phải để người trong nhà chia ăn. Gạo và muối thì giữ lại còn rượu thì tưới từ ngoài vào trong nhà.
Thắp hương thần tài, thường thì thắp vào buổi sáng đầu ngày nhưng không có quy định cụ thể. Đa phần sau khi mở cửa hàng, dọn dẹp xong xuôi thì là thắp hương luôn.
Chén nước thần Tài chỉ cần 1 chén nước là đủ, chén cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Nước không nên để quá đầy, cách miệng chén khoảng 1 cm là vừa.
Hoa và bình hoa thờ thần Tài; chất liệu bình hoa không có quy định nào, bằng thủy tinh, gốm đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, có nụ và nếu có hương thơm càng tốt. Hoa giả thì không nên dùng.
Quả để cúng thần Tài; các loại quả thường dùng là táo, lê, chuối, cam, quýt. Nên chọn loại tươi, ngon, không nên dùng quả nhựa để bày. Số lượng không cần nhiều, chỉ chỉ cần vừa khéo với ban thờ là được.
Rượu hoặc nước sau khi thờ hoặc đã cúng lễ xong thì đứng ngoài cửa tưới vào mang ý nghĩa đem lộc rước vào nhà. Người đứng quay hướng vào nhà, tay rót từ phía sau đưa dần dần lên phía trước, hướng vào nhà là vừa hết.
Gạo và muối thì nên cất lại dùng cho có lộc, không nên rãi ra ngoài. Quan niệm rằng của ăn của để, nhà có gạo có muối thì mới no ấm, đậm đà. Bởi vậy mà phải tích trữ không phát lộc hoặc đổ đi.