Cúng đầy tháng cho bé chuẩn chỉnh từ A đến Z mẹ cần biết

Nghi lễ đầu tiên mà cha mẹ cần phải thực hiện đó là cúng đầy tháng cho bé. Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp con có một hành trình thật hoàn hảo sau này. Vì thế, cha mẹ cần phải chuẩn bị thật đầy đủ và chu đáo để thực hiện thật chỉn chu. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có được những gợi ý cho một buổi lễ cúng đầy tháng cho con thật hoàn hảo.

1. Cúng đầy tháng là gì?

Lễ cúng đầy tháng cho bé là một nghi lễ quan trọng trong thủ tục cúng Mụ

Lễ cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng trong thủ tục cúng Mụ. Bên cạnh cúng đầy tháng còn có cúng đầy cữ và thôi nôi.

Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng chính là việc báo cáo với ông bà tổ tiên, thiên địa về sự xuất hiện của em bé. Thể hiện sự biết ơn tới Bà Mụ khi đã “nặn” ra em bé. Đồng thời cảm tạ Đức Ông che chở và bảo vệ để cả 2 mẹ con cùn được “mẹ tròn con vuông”. Mong rằng sau này con sẽ luôn có được phước lành và may mắn. Mọi sự khởi đầu để sẽ thực sự “thuận buồm xuôi gió”.

2. Cách tính ngày cúng đầy tháng đơn giản cho bé thế nào?

Những lưu ý trong cách tính cúng đầy tháng cho bé mà cha mẹ cần phải chú ý đầu tiên là chọn ngày âm lịch

Những lưu ý trong cách tính cúng đầy tháng cho bé mà cha mẹ cần phải chú ý đầu tiên là chọn ngày âm lịch. Bên cạnh đó, tùy vào từng phong tục tập quán của mỗi địa phương sẽ có cách chọn ngày khác nhau. Có thể chọn đúng vào ngày sinh em bé tháng trước. Nhưng cũng có nhiều nơi chọn ngày cúng cho bé theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1”.

Có nghĩa là: Nếu gia đình làm lễ đầy tháng cho bé trai thì ngày sẽ được tính tăng lên 2 ngày so với ngày sinh theo Âm lịch của em bé.

Ví dụ: Như bé trai nhà bạn sinh vào ngày 10/5 Âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 12/6 Âm lịch.

Còn đối với bé gái ngày làm lễ đầy tháng sẽ phải lùi lại 1 ngày.

Ví dụ: Bé gái của chúng ta được hạ sinh vào ngày 26/7 Âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ nhằm vào 25/7 Âm lịch.

Lý do chọn như vậy là bởi dân gian ta có quan niệm là: Con trai thì phải luôn xông xáo, mạnh dạn đi trước, đi tắt đón đầu. Luôn luôn phải tiến về phía trước thì mới có thể đạt tới thành công. Đối với con gái thì luôn phải biết nhường nhịn. Như vậy gia đình mới êm ấm và hòa thuận. Là gái thì cũng phải khiêm tốn thì mới hạnh phúc.

3. Cúng đầy tháng cần những gì?

Không có bất cứ quy định nào cho việc cần những gì trên mâm cúng đầy tháng cho bé. Tùy vào địa phương cũng như điều kiện kinh tế mà mỗi nơi, mỗi gia đình sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Mẹ có thể tham khảo gợi ý sau đây:

3.1. Mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé
Mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé

  • Tôm, cua, ốc hoặc chim: Bé trai số lượng là 7. Bé gái số lượng là 9
  • Đũa hoa: Là loại đũa vót hình bông hoa ngược đầu. Bà Chúa chỉ thích dùng đũa này và không được phép thay thế bằng loại khác.
  • 12 bát chè nhỏ.
  • 12 đĩa xôi nhỏ.
  • 12 miếng trứng gà hoặc 12 quả trứng chim cút.
  • 12 bông hoa.
  • 12 cái bánh kẹo nhỏ.
  • 12 miếng trầu têm cánh phượng.
  • 12 bộ quần áo hàng mã.
  • 12 nén hương.
  • 12 tờ tiền thật.
  • Một bát nước to.
  • Một đĩa muối, gạo.

3.2 Mâm cúng đầy tháng Đức Ông và 3 Đức Thầy
Mâm cúng đầy tháng Đức Ông và 3 Đức Thầy

Đồ cúng đầy tháng cho bé cho Đức Ông và 3 thầy gồm:

  • 1 con gà hoặc vịt luộc.
  • 1 bát cháo lớn.
  • 1 bát chè lớn.
  • 3 đĩa xôi lớn.
  • 1 miếng thịt quay.
  • 1 đĩa hoa quả có 5 loại quả bất kỳ.
  • Trầu cau, nến thơm, rượu và đồ vàng mã (giấy tiền).

Ngoài ra, mẹ cũng cần chuẩn bị thêm lễ vật cho bàn thờ gia tiên, thờ Phật và thờ Thổ Thần Thổ Địa nhé.

4. Nghi thức và văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái

Nghi thức và văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ lễ, người cha sẽ tiến hành cúng đầy tháng cho bé. Hoặc có thể nhờ ông nội, thầy cúng làm chủ lễ cho con.

Đầu tiên là thắp 3 nến nhang rồi cha hoặc mẹ sẽ bế em bé ra trước án để tiến hành các bước trong nghi lễ cúng đầy tháng.

Người chủ lễ sẽ thực hiện khấn theo bài văn khấn đơn giản sau đây:

“Hôm nay ngày lành tháng tốt, cháu gái (cháu trai) con tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng con xin bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam Đức Ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu luôn được mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc.”

4.1. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai

Khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai, mẹ cần chia thành 2 mâm. 1 mâm cúng 12 Đức Mụ, 1 mâm cúng 13 Đức Thầy. 2 mâm đặt cách nhau tầm 1 gang tay.

Mẹ cần lưu ý rằng mâm cúng 12 Bà Mụ phải đặt sao cho đều nhau. Gồm có chè, bộ tam sên.

Còn mâm cúng Đức Thầy có gà, các món mặn, trái cây, hoa, cháo, chè đầy đủ. Sau khi mâm cúng được bày biện đầy đủ, bố hoặc ông của em bé sẽ thắp 3 cây nhang và bắt đầu khấn vái.

Xem thêm: Mâm cúng đầy tháng CHUẨN CHỈNH NHẤT cho bé trai

4.2. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái

Bài cúng đầy tháng bé gái sẽ có những điểm tương tự với bé trai. Thế nhưng, cũng có 1 số điều khác biệt sau đây:

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái sẽ thay chè đậu trắng bằng chè trôi nước. Các lễ vật khác và cách bày trí thì tương tự như đối với bé trai. Bởi, bé gái cũng do 12 Đức Mụ và 13 Đức Thầy tạo nên hình hài và dạy bảo.

Trình tự cúng tròn tháng cho bé gái cũng thực hiện theo thứ tự như đã hướng dẫn đối với bé trai.

Tuy nhiên, bộ đồ thế bằng giấy của bé gái sẽ được thiết kế khác với bé trai mẹ nhé. Các cửa hàng tạp hoá sẽ có bán riêng theo nhu cầu của từng gia đình.

Xem thêm: Cách cúng đầy tháng cho bé gái – Mọi điều cần biết

5. Sự khác biệt trong cách cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái tại các vùng miền

Mẹ có muốn biết thêm về nghi lễ cúng đầy tháng cho bé ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có những điểm gì khác nhau không?

Mẹ có muốn biết thêm về nghi lễ cúng đầy tháng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có những điểm gì khác nhau không? Để Góc của mẹ chia sẻ nhé.

  • Về xôi cúng: Miền Bắc thường dùng xôi vò. Trong miền Trung sẽ cúng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc. Ở người miền Nam sẽ chọn xôi gấc.
  • Về bộ tam sên: Người miền Bắc sẽ luộc chín các lễ vật này. Còn ở miền Trung và Nam sẽ để sống.
  • Về lễ mặn: Miền Bắc cúng gà trống. Miền Nam cúng thịt quay hoặc gà luộc, vịt luộc. Miền Trung sẽ cúng gà trống hoặc gà mái.

Ngoài ra, mâm cúng của người miền Nam sẽ có đồ chơi, sách, bút… tùy theo giới tính của trẻ thể hiện mong muốn của gia đình. Còn ở miền Bắc và miền Trung thì sau khi hạ lễ, người thân, bạn bè sẽ tới chúc mừng và lì xì cho em bé. Bởi vì những món này sẽ là lộc cho bé, sẽ là người đồng hành cùng bé trong những chặng tiếp theo của cuộc đời.

6. Làm đầy tháng cho bé có cần đúng ngày?

Câu trả lời là Có. Mẹ cần cúng đầy tháng cho bé đúng ngày vì đây là nghi lễ, văn hóa thiêng liêng và vô cùng quan trọng trong mắt người thế hệ trước. Tuy nhiên, mách cho mẹ 1 mẹo nhỏ đó là mẹ có thể tổ chức nghi lể cúng đầy tháng vào đúng ngày và chọn một ngày cuối tuần để đãi họ hàng bạn bè. Điều này sẽ giúp mẹ có thể vừa làm đầy tháng cho bé đúng ngày vừa có được người đến thăm bé cũng như gia đình trong dịp này.

Mẹ hãy ghi nhớ và chuẩn bị đầy đủ cho nghi lễ cúng đầy tháng cho bé để mọi việc đều được suôn sẻ nhé.

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé

Rate this post

Viết một bình luận