Miến dong là loại thực phẩm có từ rất xa xưa rồi. Nhưng đến tận bây giờ món ăn này vẫn đang được gia đình Việt chúng ta sử dụng thường xuyên cho gia đình mình. Trong miến dong có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp cho bà bầu. Và miến dong cũng có thể giúp cho những người béo phì có thể sử dụng tốt trong quá trình giảm béo. Miến dong rất tốt phải không các bạn. Hơn nữa miến dong có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên sẽ làm cho thực phẩm này lâu bị chán và được sử dụng thường xuyên đến vậy. Nhưng mình tin chắc rằng phần đa trong số người tiêu dùng chỉ mới sử dụng nó, rồi xem nó có ngon hay không chứ chưa bao giờ tìm hiểu miến dong làm từ gì phải không nào. Vậy ngay bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu miến dong làm từ gì nhé. Bắt đầu thôi.
Miến dong làm từ gì?
Đây là câu hỏi mà mình và bạn bây giờ sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Miến dong được làm từ củ dong riềng, đây là loại cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Sơn La, Hòa Bình,…có lẽ vì vậy mà nhiều nơi vẫn gọi miến dong làm từ dong riềng là miến dong bắc. Nó còn có nhiều tên gọi khác như củ đao, củ chóc, củ chuối,… và nhìn rất giống củ riềng. Củ dong riềng có thể dùng để luộc ăn chơi cũng rất ngon, nhiều hộ gia đình cũng có dùng củ dong riềng để làm thức ăn cho lợn bởi trong loại củ này có chứa rất nhiều tinh bột sẽ giúp lợn phát triển tốt hơn.
Dong riềng là một loại cây có nhiều tinh bột, mặc dù nó khá quen thuộc và dễ trồng nhưng không phải là nguồn lương thực chủ yếu. Phần rễ dong có nhiều chất xơ nên có thể khó khăn hơn khi chế biến và thường không có nhiều dinh dưỡng. Loài cây này có khả năng chống bệnh dịch cao và cũng dễ trồng. Sản lượng của dong riềng thường đạt khoảng 20-40 tấn/ha.
Các đặc điểm của miến dong
Miến dong là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa cơm gia đình Việt Nam. Đặc biệt, trong các dịp lễ Tết, miến dong là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến các món ăn truyền thống và cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Miến dong ngon thường có dạng sợi mỏng, dai, không bị vỡ vụn kể cả lúc nấu, có màu vàng ngà. Khi nấu lên, sợi miến trong, dai, không bị nát, không bị đục nước trong nồi. Để sản xuất được miến có đặc điểm như vậy, cần phải là các loại tinh bột có giàu lượng amylase. Miến dong có hai loại chủ yếu là miến vàng hay còn gọi là miến đục và miến trắng hay còn gọi là miến trong.
Lời kết : Từ những luận điểm trên chắc các bạn cũng đã biết miến dong làm từ gì rồi phải không nào. Miến dong được làm từ củ dong riềng, chắc cũng vì như thế nó mới có tên gọi là miến dong như thế. Hãy theo dõi thêm chúng mình để được giải đáp nhiều thắc mắc nhé