baotin
Luật Sư Hải Dương tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, hôn nhân, hình sự …
https://luatbaotin.com/uploads/baotinluat2.png
Đăng ký khai sinh là việc đầu tiên mà mọi người cần phải làm ngay khi một đứa trẻ sinh ra. Dù cha, mẹ chưa đăng ký kết hôn với nhau nhưng trẻ sinh ra vẫn có quyền được khai sinh. Luật Bảo Tín xin hướng dẫn tới Quý khách hàng thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn.
1. Khi nào làm giấy khai sinh?
Theo khoản 3 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sinh con bao lâu thì làm giấy khai sinh như sau:
- Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử;
- Nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
2. Ai có trách nhiệm làm giấy khai sinh?
Tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 thì người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con là:
- Cha hoặc mẹ của con;
- Trường hợp cha mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
3. Thời hạn đăng ký khai sinh
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, người có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho con.
- Trường hợp quá 60 ngày mà không tiến hành thủ tục khai sinh thì có thể CHA, mẹ hoặc người thân thích có trách nhiệm đăng ký có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền; nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái thì như khi có đăng ký kết hôn.
Nếu cha, mẹ không thể đi đăng ký khai sinh cho con được; thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân; tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Cha mẹ vẫn có quyền đăng ký khai sinh cho con khi chưa kết hôn. Nhưng lúc này, các cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha hoặc mẹ.
Bởi theo Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nếu cha mẹ đã đăng ký hết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn. Trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì phần tên của cha hoặc mẹ sẽ bị bỏ trống, tùy vào người đi làm thủ tục là ai.
Sau khi tiến hành khai sinh cho con, để con có thể có đầy đủ cha và mẹ, cần phải tiến hành thủ tục nhận cha, mẹ, con.
4. Khai sinh cho con khi chưa kết hôn nhưng có tên cha
Mặc dù chưa đăng ký kết hôn nhưng khi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ vẫn có thể thực hiện thủ tục nhận con để đứa trẻ sinh ra có đủ cả cha và mẹ.
Khi chưa đăng ký kết hôn mà muốn khai sinh cho con; có tên cha thì cần tiến hành làm đồng thời hai thủ tục:
- Thủ tục nhận cha con
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn kết hợp giải quyết thủ tục; đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị:
- Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan; tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha; mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha; mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.