ĐẠO GIÁO (LÃO GIÁO)

ĐẠO GIÁO (LÃO GIÁO) (Taoism)

Trong phần nầy, chúng ta nghiên cứu bốn tôn giáo vùng Á Đông: Đạo giáo (hay Lão giáo), Khổng giáo, Phật giáo, và Thần giáo.

Phần nhiều niềm tin của họ đều riêng biệt nhưng họ cũng có một số nét chung.

Các tôn giáo phương đông mang nhiều tính nhân bản hơn là tính thần linh, và vì thế có thể không luôn luôn được xem là tôn giáo. Những người sáng lập ra chúng không đi tìm Thượng Đế, mà đi tìm các phương cách để sống chung hòa bình. Các tôn giáo đông phương mang tính bao hàm. Một người có thể là tín đồ Phật giáo, vừa là tín đồ Đạo giáo, vừa là tín đồ Khổng giáo cùng một lúc. Các tôn giáo phương tây không có sự khoang nhượng đó. Người ta không hay nói: “Tôi là người Cơ Đốc giáo vừa là người Hồi giáo”.

Các tôn giáo Phương Đông có nguồn gốc của họ trong thế kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước công nguyên. Theo phỏng tính thì Lão Tử, người sáng lập Đạo giáo, được khoảng bảy mươi lăm tuổi khi Đức Phật được ba mươi lăm tuổi và Khổng Phu tử được hai mươi lăm tuổi. Phật giáo có căn rễ trong Ấn độ giáo và được gọi là một “tôn giáo vô thần”. Khổng giáo và Đạo giáo là những hệ thống luân lý được phác thảo nhằm cải thiện tình trạng của Trung Hoa. Thần giáo là một tôn giáo của chủ nghĩa ái quốc. Tất cả các tôn giáo nầy đều có các yếu tố của duy linh thuyết, hoặc là được phát triển ngay từ ban đầu, hoặc là được phát triển sau đó.

Trong bài học nầy, trong khi bạn nghiên cứu lịch sử và những niềm tin của Đạo giáo, bạn sẽ thấy rằng những người theo đạo nầy cũng sẽ có một nhịp cầu niềm tin mà nhờ đó họ có thể được đến gần với sứ điệp cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus Christ.

Dàn Bài

Làm quen với Đạo giáo.

Những niềm tin và các tập tục của Đạo giáo.

Những sự truyền thông của Đạo giáo.

Sự phát triển của Đạo giáo.

Đánh giá về Đạo giáo.


LÀM QUEN VỚI ĐẠO GIÁO

Định Nghĩa Đạo giáo

Từ ngữ Đạo giáo có nghĩa là “một con đường”. Người Đạo giáo tin rằng mọi vật trong vũ trụ đều chuyển động và thay đổi. Nó chuyển động một cách hòa hợp và có trật tự. Con người bị lạc đường do không hòa hợp của mình và những chủ tâm của riêng mình. Con đường cần quay về con đường của sự đơn sơ và khiêm tốn bằng hành động thụ động và một con đường đạo đức đúng đắn. Trong thực tế, Đạo là một triết lý, một tôn giáo, một hệ thống nghi lễ có tính pháp thuật, tất cả đều gom vào thành một.

Vị Trí Địa Dư

Triết lý tôn giáo của người đạo giáo đã lan rộng khắp Trung Hoa và thấm vào tất cả các nền văn hóa Á Châu chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Những nền văn hóa nầy bao gồm Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, và Đại Hàn. Tại Đài Loan có nhận thêm sức mạnh mới từ lúc vị Thiên Tử thứ sáu mươi ba là Trương Âu-Phổ đến đó tỵ nạn vào năm 1949. Đạo giáo vẫn được tuân giữ tại Đài Loan theo các hình thức cổ truyền của nó, cùng với các đạo sĩ, các nghi thức, các buổi tế và đền chùa của Đạo giáo. Một số người theo Đạo giáo được thấy ở Bắc và Nam Mỹ, Âu Châu và một số ít người ở Phi Châu và Nam Thái Bình Dương. Số tín đồ của nó được phỏng chừng khoảng từ hai mươi đến ba mươi triệu người. Cái khó của việc nắm được con số là do sự kiện một người có thể vừa theo Khổng giáo, vừa theo Đạo giáo, lại vừa theo Phật giáo cùng một lúc.

Các Nguồn Gốc

Các Triều Đại Trung Hoa. Trong bài nghiên cứu, chúng ta thường tham chiếu đến các triều đại đế chế của Trung Hoa. Chúng được liệt kê dưới đây nhằm giúp bạn chú ý các giai đoạn thời gian tương đối của chúng.

  • Triều đại nhà Thương 1500 T.C – 1050 T.C
  • Triều đại nhà Chu 1027 T.C – 250 T.C
  • Triều đại nhà Tấn 221 T.C – 207 T.C
  • Triều đại nhà Hán 206 T.C – 221 S.C
  • Sự tăng trưởng của Phật giáo và các cuộc nội chiến 200 S.C – 600 S.C
  • Triều đại nhà Sở 589 S.C – 618 S.C
  • Triều đại nhà Đường 618 S.C – 960 S.C
  • Triệu đại nhà Tống 960 S.C – 1279 S.C
  • Triều đại nhà Nguyên (đế quốc Mông Cổ) 1279 S.C – 1368 S.C
  • Triều đại nhà Minh 1368 S.C – 1644 S.C
  • Triều đại nhà Thanh (Mãn Châu) 1644 S.C – 1912 S.C
  • Nền Cộng Hòa 1912 đến nay.

Sự Thành Lập Đạo Giáo

Lão Tử . Đạo giáo là tôn giáo được thành lập một cách cá nhân cổ xưa nhất Trung Hoa. Theo truyền thuyết, người sáng lập là Lão Tử, một triết gia Trung Hoa (604-517 T.C). Có những huyền thoại về sự ra đời và cuộc sống của ông. Theo một trong số các câu chuyện đó thì ông đã sống trong bụng mẹ sáu mươi năm trước khi sanh ra. Khi ông ra đời, ông được chào đón như một “Vị thầy già” (Lão Tử) vì tóc ông đã bạc hết rồi. Một số người thắc mắc ông là một con người thật sự hay chỉ là một hệ thống niềm tin trong Kinh sách của Đạo giáo. Vì vậy, niên hiệu đặt cho cuộc đời của ông chỉ là niên hiệu được đề nghị.

Theo một truyền thuyết của Đạo giáo thì Lão Tử được sanh ra tại làng Chujen, một làng ở huyện Hồ (Hồ Bắc) trong tỉnh Hà Nam, độ chừng năm mươi năm trước Khổng Phu Tử. Ông sống trong thời kỳ của Zoroaster tại Ba Tư (một nhà tiên tri của Ba-Tư – ND) và thời kỳ của các tiên tri Giêrêmi và Êxêchiên của người Hêbơrơ. Ông được chỉ định làm một học giả trông coi Kinh sách trong triều đình nhà Chu. Ông là một con người trầm tĩnh, ít tiếp xúc với xã hội. Ông được xem là một vị thánh hiền, và không bao lâu sau khi ông mất, ông được thờ phượng như một thần linh.

Lão Tử và Khổng Tử sống ở Trung Hoa trong thời kỳ đất nước loạn lạc. Có một chính quyền phong kiến (một hệ thống các lãnh chúa) đang tan rã. Các kẻ thù đang xâm lăng lãnh thổ một cách đều đặn. Các triết gia và những người dạy dỗ đang chu du khắp nơi. Mọi triều đình tại Trung Hoa bị khuấy nhiễu bởi các cuộc chu du của các triết gia, mỗi người đều gây sức ép trên những người cai trị đang bị rối trí đó bằng những lời thỉnh cầu của mình. Có chủ nghĩa hành động và chủ nghĩa tịnh mặc, sự đạo đức và sự vô đạo đức, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa quốc gia. Điều duy nhất là họ phải được đoàn kết lại. Mỗi phía cho rằng bí quyết nghệ thuật cai trị là dựa vào kinh nghiệm của các bậc tiền bối đã từng hùng mạnh trong quá khứ. Lão Tử đã cố gắng để khôi phục trật tự chính trị xã hội, nhưng ông đã không thành công. Truyền thuyết nói rằng ông đã để Kinh sách của Đạo giáo lại tại Vạn Lý Trường Thành của nước Trung Hoa và đi tìm sự sống vĩnh hằng, trở thành một với Đạo.

NHỮNG NIỀM TIN VÀ TẬP TỤC CỦA ĐẠO GIÁO

Những hồ sơ của người Trung Hoa ban sơ nhất chỉ tỏ rằng, khi Đạo giáo phát khởi thì duy linh thuyết tại Trung Hoa đã hầu như tiến đến chỗ độc thần giáo. Hữu thể tối cao là “Đại Đế” (The Great One). Tuy nhiên, niềm tin nơi độc thần giáo ẩn tàng dưới nhiều sự mê tín. Tôn giáo là một phần quan trọng của cuộc sống người dân, nhưng sự thờ lạy được hướng dẫn một cách khác thường hướng về những vật hữu hình nhiều hơn, chẳng hạn như mặt trời, mặt trăng hay sông suối.

Đạo Giáo Và Thần Linh

Đạo không được gọi là Thượng Đế, như theo niềm tin của Đạo giáo thì Đạo làm công việc như một vị thần. Cũng giống như hữu thể tối cao của Ấn độ giáo, Đạo không phải là một vị thần có thân vị. Đó là một sức mạnh biến hóa không ngừng. Theo Kinh sách của Đạo giáo, người ta gọi Đạo là sự hoàn toàn, là sự gồm tóm mọi sự vật, là vị tối cao, là thực tại. Các tác giả khác nhau gọi Đạo là “Sức mạnh, là lý lẽ, là đấng tối cao, là thần hựu, là thần, là lời, là logos”. Thực ra bản dịch Hoa ngữ của khúc Kinh Thánh Giăng 1:1 dùng chữ “Đạo” thay cho chữ “Ngôi Lời”. “Ban đầu có Đạo, Đạo ở cùng Đức Chúa Trời và Đạo là Đức Chúa Trời”. Trong một lời tuyên bố nổi tiếng, Lão Tử đã diễn tả ý niệm về Đạo như sau “đường của con người được định hình bằng những điều thuộc về trời, đường của trời do những điều thuộc về Đạo định hình, còn Đạo tự nó mà có”.

Động Và Bất Động

Vượt Xa Ngôn Từ. Theo các tín đồ Đạo giáo thì Đạo giáo không thể mô tả được, bởi vì nó luôn luôn thay đổi. Nếu người ta có thể cắt nghĩa được, thì nó sẽ không còn là đạo nữa. “Đạo mà có thể luận giải được thì không phải là Đạo tuyệt đối”. Người ta nói rằng nó thuộc về hình nhi thượng (metaphisical), vượt ngoài lãnh vực vật lý. Nó là vô hình, và siêu việt trên thế giới loài người. Một khía cạnh duy nhất mà con người có thể nhận biết về Đạo là tiến trình hữu hình của thiên nhiên mà theo đó mọi vật dời đổi biến hóa. Thấy những gì nó hoạt động thì một người có thể nói rằng Đạo hiện hữu. Với sự nhận biết nầy, chúng ta được nhắc nhở về lời của Chúa Jesus trong 3:8 “Gió muốn thổi đâu thì thôi”.

Hành Động Thụ Động. Đạo không chỉ là nguyên lý của vũ trụ mà cũng còn là một mẫu mực cho cách cư xử của con người. Trong sự thay đổi không ngừng của Đạo, người ta thấy sự tự do và năng lực. Đạo hứa hẹn hạnh phúc cho những ai chịu phó mình cho nó. Điều nầy xảy ra như thế nào? Bằng việc thực hành sự vô vi, nghĩa là “không hoạt động, không tranh đấu, sinh hoạt vô hoạt động”. Một người phải nhận định bốn điều:

Có nhiều hữu dụng trong cái vô dụng

Cuộc sống phải được giữ cho mạnh mẽ bằng cách dùng lý trí để khống chế cảm xúc.

Cuộc sống chỉ là tương đối. Hạnh phúc được tìm thấy trong việc biết những gì có thể thay đổi và những gì không thể thay đổi.

Tính hiệp nhất của sự sống là căn bản của mọi sự vật.

Sự Thành Công Thầm Lặng. Kinh sách Đạo giáo kêu gọi sự tịnh mặc (yên lặng). Chúng nói rằng : “Chỉ có sự không tranh đấu yên lặng mới đem một người đến trạng thái đơn sơ bình dị. Khi đó mới có sự thỏa lòng, chiến tranh và sự cầm quyền sẽ kết liễu. Bằng cách bám chặt vào sự tịnh mặc, một người sẽ ở trong Đạo và tồn tại. Một người hành động cái không có sự hành động, làm cái không làm. Những người nói thường không biết, còn những người biết thường không nói. Con đường dẫn đến trời sẽ thành bén nhọn mà không cần cắt gọt. Con đường của hiền nhân là hành động không tranh đấu (hay không cố sức)”. Người Đạo giáo phủ nhận rằng giáo thuyết nầy không phải là sự lười biếng. Mục tiêu là để nhận được sự hòa hợp với thiên nhiên bằng cách tránh sự hoạt động.

Âm Và Dương

Một trong những niềm tin ban sơ của người Trung Hoa là nơi âm và dương . Đó là sự tác động hổ tương về nguyên lý âm dương của thiên nhiên. Biểu tượng của n1 là một vòng tròn được chia làm hai nửa của hình trái lê, thường được thấy ở trong cách trang hoàng của người Trung Hoa. Người ta tin rằng âm và dương tự chúng tạo thành, và chúng điều khiển mọi sự trong trái đất. Âm là sức mạnh tiêu cực trong thiên nhiên. Đó là tối tăm, lạnh lẽo, ẩm ướt, giống cái, trái đất, mặt trăng. Dương là sức mạnh tích cực trong thiên nhiên. Đó là ánh sáng, ấm áp, giống đực, khô khan và mặt trời. Người ta không gán cho chúng một sự định giá nào. Chúng không xấu cũng không tốt. Cả thiên nhiên, loài người và mọi biến cố đều giữ cân bằng hai sức mạnh nầy. Khi chúng hòa hợp thì sự sống sẽ tiến triển tốt.

Âm và dương được sử dụng trong khoa bói toán. Biểu tượng nầy được bao quanh bằng bát quái, là những tổ hợp có thể có của những đường liền và đường đứt đoạn, được xếp đặt thành những bộ ba đường (xin xem hình vẽ). Đường liền tượng trưng nguyên lý dương hay giống đực. Đường đứt tượng trưng nguyên lý âm hay giống cái. Mỗi quái có ý nghĩa về các sự vật như : nước, sấm, mặt trăng, trái đất, núi, lửa, mặt trời, chớp, gió, bầu trời…. Có 64 quẻ, mỗi quẻ tượng trưng cho các khía cạnh khác của vũ trụ. Cây cối khi được trồng xuống đất sẽ nẩy nở theo kiểu giống như một trong tám quái. Những người bói toán nói rằng họ có thể đọc được chúng và đoán được hiện tại hay tiên đoán tương lai.

Đạo Và Hành Vi (cách cư xử)

Sự dạy dỗ của Đạo giáo liên quan đến cuộc sống và hành vi được mô tả thành bốn điểm trong Đạo Đức Kinh, tức Kinh sách của Đạo giáo.

Sức Mạnh Căn Bản Đằng sau Vũ Trụ Là Đạo. Đó là một sự hợp nhất mà không định nghĩa được. Từ ý nghĩa ban đầu của “Đạo”, có ba ý nghĩa khác như sau :

Có trật tự vật lý và đạo đức của thế giới.

Có một con đường của lý lẽ và chân lý (sự thật).

Có một con đường đức hạnh trọn vẹn, là con đường đúng của cuộc sống.

Người Đạo giáo nói rằng vì Đạo là nguồn cội của vũ trụ, cho nên thật vô ích mà tranh đấu với nó. Như nước xoáy mòn đá thể nào thì mọi công việc của con người sẽ bị Đạo hủy hoại thể ấy, do đó mỗi người phải tìm cách nương theo nó. Các tín đồ Đạo giáo chân chính sống một cuộc sống yên lặng và đơn sơ bình dị.

Sự Sống Là Điều Cao Quí Nhất Trong Mọi Vật Sở Hữu. Vì Đạo là nguồn của sự sống nên người Đạo giáo dạy rằng sự sống là điều sở hữu cao quí nhất. Mọi vật khác sẽ hư hoại. Người ta không nên tìm kiếm giàu sang và quyền bính mà nên làm phong phú cuộc sống mình bằng sự bất tử.

Cuộc Sống Là Phải Sống Một Cách Đơn Sơ. Vì mọi công việc của con người sẽ bị hủy hoại, nên một số người Đạo giáo quay lưng lại với xã hội và ngay cả với gia đình của họ. Họ xem mọi điều đó như là những cản trở ràng buộc đối với nếp sống, và họ trở thành các ẩn sĩ Lão Tử dạy rằng trong sự cầm quyền, kẻ nhỏ nhất là kẻ cao trọng nhất. Người cai trị tài ba nhất là người cai trị thấp nhất và kẻ vô danh. Bằng cách đó thì những tranh chấp và chiến tranh sẽ chấm dứt.

Sự Kiêu Ngạo Và Vinh Hoa Là Đáng Khinh. Sự kiêu ngạo bị lên án vì nó mời mọc sự hủy diệt. Cái cây mà cao hơn cây xung quanh nó thì sẽ bị thợ rừng đốn trước tiên. Như vậy, thà là khiêm tốn và chịu bất toàn hơn là nổi bật giữa những người còn lại.

Khoa Luyện Kim. Vì người Trung Hoa hướng về thời xưa với những dễ dãi cùng sự vinh dự của nó, cho nên người Đạo giáo tìm con đường để trở thành bất tử. Sau thời kỳ cổ điển của triết học Lão Tử, thuật luyện kim (luyện linh đan) đã nổi lên. Đây là một môn khoa học hóa học thời cổ mà mục đích của nó là để biến đổi kim loại thành ra vàng, để làm phương thuốc chữa bệnh, để kéo dài cuộc sống. Có nhiều câu chuyện về thuốc tiên, về các công việc pháp thuật kỳ dị, về thuật kinh công và phi thân, và về một loại thuốc trường sinh bất tử.

Qui Luật Tiết Thực. Một trường phái khác đã xem sự bất tử không phải là cuộc đời sau khi chết, mà là sự kéo dài cuộc sống hiện tại. Họ thấy cần phải đạt đến điều đó bằng cách sử dụng những phương sách khác nhau, chẳng hạn như những qui luật tiết thực. Một số người cho rằng thức ăn cứng và độc, do đó học cố gắng sống nhờ thức ăn lỏng. Một số người khác nói rằng họ có thể sống chỉ nhờ vào nước bọt và không khí mà thôi. Những người khác nữa thì thực hành sự kiêng ăn (vô thất) và điều khiển nhịp thở (điều tức), giống như thuật yoga của Ấn độ.

SỰ TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẠO GIÁO

Những người Đạo giáo lưu lại cho những thế hệ sau họ những sự truyền thông nào? Kinh sách của Đạo giáo rất ít so với của Ấn đạo giáo. Huyền thoại cho rằng vào khoảng cuối đời, Lão Tử chu du đến vùng núi phía tây. Nơi đây, người trông coi cửa ải, là một người Đạo giáo, đã van nài ông đừng xuất thế mà không lưu lại những tư tưởng vang danh của ông. Vị thánh hiền nầy đã biên soạn và viết ra một tập khái niệm gồm năm ngàn chữ về đạo (con đường) và quyền lực của nó. Sau khi làm điều đó, ông đã ra đi và không bao giờ còn được người ta nhìn thấy lại nữa. Sách của ông được gọi là Đạo Đức Kinh , nó không phải là một tiểu sử và nó cố để nói ra được những sự kiện từ tư tưởng kỳ dị đó. Nó gồm tám mươi mốt chương ngắn. Con số đó được chọn vì nó là bội số của ba mà người ta nghĩ rằng đó là một con số thiêng liêng. Chương đầu tiên đề cập đến Đạo như là một con đường không thể đặt tên và không thể mô tả được. Nó là ngưỡng cửa mà từ đó mười ngàn tạo vật của trái đất đã xuất hiện. Đạo được ví sánh với nước, vì nước thì mềm yếu và được chứa trong những nơi thấp hơn hết. Nhưng nó đã làm ích cho mọi vật và cuối cùng thắng hơn mọi vật.

Chương 1: Đạo Đức Mà Có Thể Bị Dẫm Lên

Đạo mà có thể bị dẫm lên đó thì không phải là Đạo bất biến và bền lâu. Cái tên mà có thể đặt được thì không phải là cái tên bất biến và bền lâu. Đạo là cội nguồn của trời đất… Nó là mẹ của mọi vật. Nó là con đường Đạo, xem cái nhỏ như là lớn, cái ít như là nhiều, và báo đáp sự tổn thương bằng lòng nhân từ.

Chương 51: Mọi Sự Vật

Mọi sự vật đều tôn trọng Đạo, không có ngoại lệ nào. Đạo sinh ra mọi vật và không đòi chiếm hữu chúng. Đạo giống như một chiếc bình trống (hồ lô) mà nó là tổ tiên sinh ra mọi vật trên thế gian.

Có ba mươi nan hoa (tăm xe) gắn vào trục nhưng giá trị của bánh xe tùy thuộc vào khoảng trống mà trục bánh xe quay.

Sự hữu dụng được tìm thấy trong chỗ vô dụng

Nếu ngươi biết sự công chính, dầu ngươi chết, ngươi cũng sẽ không tiêu mất. Nếu ngươi không tin cậy người ta đủ, thì có thể người ta chẳng tin cậy gì ngươi cả. Ai là người không tranh giành thì chẳng ai trong trần gian có thể tranh giành với người ấy.

Sự ít đức tin đặt nơi những kẻ ít đức tin. Người khôn ngoan loại bỏ mọi cực đoan. Ai hiểu kẻ khác là người khôn ngoan, ai hiểu chính mình là kẻ được soi sáng.

Kẻ chinh phục người khác là kẻ mạnh; kẻ chinh phục chính mình sẽ là có sức mạnh phi thường. Nếu ngươi muốn nhận thì trước hết ngươi phải cho. Đó là khởi đầu sự khôn ngoan.

Không có sự ham muốn thì sẽ được yên tĩnh.

Một chiếc xe thì hơn toàn bộ các phần của nó.

Đến với cái tốt thì ta sẽ tốt, đến với cái xấu thì ta sẽ xấu; bằng cách đó mọi vật đều có thể tốt.

Một cuộc viễn du ngàn dặm chỉ được thực hiện mỗi lần một bước.

Trang Tử, là môn đệ của Lão Tử sống ở thế kỷ thứ tư trước công nguyên, đã thêm vào các câu châm ngôn của Lão Tử, Ông biên soạn sách của mình và các sách khác vào thành một quyển sách và cố gắng thuyết phục dân chúng tiếp nhận Lão Tử thay vì Khổng Tử làm vị đạo sư chính của họ. Ông đã thêm vào cái ý niệm cho rằng các mùa và lịch sử tiến với nhau thành một cái vòng cũng như âm và dương, chúng tạo ra và hủy phá lẫn nhau. Mỗi cái kết thúc thì sẽ trở thành một sự khởi đầu mới. Trang Tử nói rằng, trong lãnh vực xã hội, có yêu thương và có thù ghét. Nhưng không có tình trạng nào lâu dài, hoặc là của sự hòa bình hoặc là của sự thù địch, hay là cách hoạt động thích hợp cho mọi sự vật. Mọi vật đều có Đạo riêng của nó và Đạo đó là thích hợp cho nó.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO GIÁO

Lịch sử Đạo giáo có thể được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn triết lý, giai đoạn pháp thuật và giai đoạn tôn giáo. Chúng ta sẽ xem xét từ ng giai đoạn một cách ngắn gọn.

Giai Đoạn Triết Lý (600-300 T.C).

Ba thế kỷ đầu của Đạo giáo có thể được gọi là thời kỳ triết lý cổ điển. Những nền tảng của Đạo giáo đã được Lão Tử thiết đặt. Đệ tử của ông là Trang Tử đã thêm vào một số Kinh sách đáng giá và các tác giả khác cũng đã góp phần vào. Đạo giáo dần dần bị suy thoái thành đa thần giáo, phù phép và sự thờ cúng tổ tiên.

Giai Đoạn Pháp Thuật (300 T.C — 165 S.C)

Đạo giáo có một lịch sử gây cảm động, trải qua hầu hết lịch sử của người ta sử dụng pháp thuật. Người đạo giáo cố tìm những phương cách mới để trở thành bất tử. Những thần linh có thân vị được làm cho sống lại. Các bài kinh tụng niệm và các nghi lễ đều được giữ để làm nguôi ngoai các linh. Vào khoảng những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Cơ Đốc, Đạo giáo đã là một tôn giáo với các đạo sĩ, chùa chiềng, các buổi tế tự, niềm tin nơi yêu quái, phù phép và khoa học huyền bí. Đạo giáo đã trở thành được nhiều người biết đến như là một tôn giáo của sự dốt nát, mê tín, và những cố gắng dùng phù phép để kéo dài cuộc sống.

Giai Đoạn Tôn Giáo (165 S.C đến ngày nay)

Triều đại nhà Hán bắt đầu suy vong vào thế kỷ thứ ba sau công nguyên. Những người lãnh đạo có pháp thuật (Charismatic leaders)đã chiêu tập nhiều người Đạo giáo và lập ra những đạo quân tham dự chiến tranh một cách Phi Đạo giáo. Họ thêm vào nhiều vị thần hơn, các chùa chiềng, các đạo sĩ và các nghi lễ, và Đạo giáo đã trở thành tôn giáo của đông đảo dân chúng Trung Hoa. Các đạo sĩ bán bùa, phù chú, và những nghi thức trừ tà được tổ chức để thanh tẩy những nhà có ma và để chữa bệnh. Cả những đạo sĩ chính thống lẫn những đạo sĩ dùng pháp thuật đều được hỏi ý kiến về các nghi thức sanh đẻ, hôn nhân, mai táng và công việc làm ăn. Các người đồng bóng tự cắt mình để chuộc tội thay và họ cũng viết ra các câu linh ứng (cơ bút- do các linh nhập và người đồng cốt bày tỏ ra).

Vào thế kỷ thứ tư sau công nguyên, Phật giáo Đại thừa trở thành phổ thông, nhưng sự thù địch đã phát triển. Vào thế kỷ thứ chín, sự tranh chiến gây ra hầu hết là do sự hỗn thành. Mỗi phe phái đều vay mượn từ phe phái khác. Sự dạy dỗ về Niết bàn đã được thêm vào. Các Tịnh xá tăng ni được thành lập. Như vậy, Đạo giáo, Khổng giáo và Phật giáo đã trở thành nhiều tôn giáo quen thuộc, và thực tế là một tôn giáo của người Trung Hoa.

ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠO GIÁO

Trong sự đánh giá của chúng ta về Đạo giáo, trước hết, chúng ta sẽ đề cập đến một số điểm mạnh và điểm yếu của Đạo giáo. Sau đó, chúng ta sẽ đưa ra một số nhịp cầu nối liền với các lẽ thật của Cơ đốc giáo. Mục tiêu của chúng ta là giới thiệu người Đạo giáo đến với tình yêu thương của Đấng Christ và đến với sự sống phong phú (dư dật).

Những Điểm Mạnh Của Đạo Giáo

  • Một người có thể đạt đến sự kết hiệp với Hữu thể tối cao.
  • Một người nên lấy thiện trả ác.
  • Một người nên lấy lý trí khống chế cảm xúc.
  • Sự sống quan trọng hơn tài sản vật chất.
  • Phục vụ kẻ khác là lý tưởng.
  • Để trọn vẹn con người phải đi theo ý trời.

Những Điểm Yếu Của Đạo Giáo

  • Hữu thể tối cao là Đạo, không phải là một vị thần có thân vị.
  • Sự dạy dỗ của người sáng lập về hành động không hành động dẫn đến đời sống tiêu cực, thụ động.
  • Đạo giáo cố gắng chối bỏ điều ác trong thế giới bằng sự xuất thế.
  • Đạo giáo bỏ qua những sự kiện vật lý và những thực tại phủ phàng của cuộc sống.
  • Đạo giáo tìm sự đơn sơ bằng sự rút lui (yếm thế), không có sự nâng cao xã hội.
  • Những người theo đạo không có nguồn tài nguyên để chống lại độc thần giáo, niềm tin nơi yêu quái và các tập tục về pháp thuật.
  • Đạo giáo không cung ứng một người giúp đỡ nào cho con người trong đời sống cá nhân và xã hội của họ, và không có lời hứa nào về một tương lai hạnh phúc thật.

Định Giá Về Các Niềm Tin

Một số niềm tin của Đạo giáo thì tốt, nhưng chúng nhanh chóng bị suy tàn. Một sự quyến rũ (lá bùa) tồn tại giữa họ với sự thành tựu mọi điều mà người ta ao ước. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một số niềm tin của Đạo giáo, với vài nhịp cầu dẫn đến đức tin và các câu Kinh Thánh để ủng hộ lập trường của Cơ Đốc giáo. Mục đích của chúng ta là giúp cho người Đạo giáo đến với sự sống dư dật trong Đấng Christ.

 

 

Đề Tài: Hữu Thể Tối Cao

Niềm Tin Của Đạo Giáo. Triết lý Đạo giáo đã đến gần với chân lý bằng những nổ lực của tâm trí con người. Nó có một số quan niệm về Thần linh, nhưng nó nói rằng Đạo là con đường, là sự tuyệt đối, là đấng tối cao, là thực tại. Nó hình thành trời đất nhưng nó tự tạo ra mình. Nó tiến triển qua sự biến hóa không ngừng, và do đó, không thể cắt nghĩa được bằng lời nói hay tư tưởng của con người.

Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Ở đây, những người đạo giáo đã đi đến biên giới của một lẽ thật quan trọng. Họ tin rằng có một con đường dẫn đến Thượng Đế. Chúng ta hãy giúp họ tìm ra con đường đúng. Một con đường phải dẫn đến đâu đó. Nó dẫn đến Đức Chúa Trời. Đấng Tạo Hóa của vũ trụ Chúa Jesus Christ, Con Ngài, đã mở ra con đường dẫn đến Cha. Ngài phán rằng Ngài không những là con đường mà còn là chân lý và sự sống. Một lời tuyên bố như vậy, hoặc phải đến từ Đức Chúa Trời, hoặc đến từ một kẻ lừa gạt gian ác. Chúng ta biết Chúa Jesus không phải là kẻ ác, cũng không phải là là kẻ lường gạt, do đó Ngài phải là Đức Chúa Trời. Chúng ta đồng ý rằng một vị thần luôn luôn thay đổi thì không thể mô tả hay đặt tên được. Nhưng như thế thì một vị thần luôn luôn thay đổi cũng không thể tin cậy được, và do đó không thể là Đức Chúa Trời. Chân thần đã tuyên bố rằng Ngài là Đức Chúa Trời, vì Ngài không thay đổi. Đức Chúa Trời đã mặc khải chính mình Ngài là một Đức Chúa Trời có thân vị , một Đấng giống như chúng ta, biết suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Ngài mời gọi mọi người mở cửa lòng mình cho Ngài, và có sự thông công với Ngài.

 

Lẽ Thật Kinh Thánh.

Giăng 14:6 “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha”.

MaMl 3:6 “Ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi”.

Gia-cơ 1:17 “Mọi ân điển tốt lành và sự ban cho trọn vẹn đều đến từ… Cha… trong Ngài… chẳng có bóng của sự biến cải nào”.

Giăng 4:23 “… Kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần lẽ thật và lẽ thật mà thờ phượng Cha, ấy đó là kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy”.

Hê-bơ-rơ 11:6 “Kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng hay ban thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài”.

Đề Tài: Sự Quan Tâm Của Con Người .

Niềm Tin Của Đạo Giáo. Sự dạy dỗ về Đạo là một người nên lấy thiện trả ác. Đây là lời khuyên tốt về mối tương giao của con người. Tuy nhiên, Đạo giáo không định nghĩa một nền tảng tội lỗi. Nó hứa hẹn sự đánh bại điều ác và sự kiêu ngạo bằng việc làm điều tốt và nhân ái. Nó cũng bao hàm lẽ thật cho rằng sự sống quan trọng hơn của cải vật chất.

Nhịp Cầu Đẫn Đến Đức Tin. Lấy thiện trả ác cũng là sự dạy dỗ tốt của Cơ Đốc Giáo. Nhưng vấn đề là làm thế nào một người có thể làm điều tốt? Con người cần một kẻ giúp đỡ để duy trì lý tưởng nầy. Đức Chúa Trời có cung cấp một Đấng giúp đỡ, đó là Đức Thánh Linh. Chúa Jesus nhận thức tính hủy hoại của tội lỗi và Ngài cũng ban quyền phép, dấu lạ và điềm lạ cho tất cả những ai đặt lòng tin cậy nơi Ngài. Chúa Jesus cũng phán rằng sự sống quan trọng hơn của cải vật chất. Ngài đã nâng cao quan niệm về giá trị của sự sống loài người.

Lẽ Thật Kinh Thánh.

Rô-ma 12:21 “Đừng để điều ác thắng mình nhưng hãy lấy điều thiện trả điều ác”.

Công vụ 1:8 “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền năng”

Ma-thi-ơ 5:44 “Nhưng ta phán cùng các ngươi: Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi”.

Mác 16:17, 20 “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy… Chúa cùng làm với các môn đồ và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo”.

Ma-thi-ơ 6:25, 33 “Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao? Thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các người mọi điều ấy nữa”.

 

 

Đề Tài: Hành Động Bất Động

Niềm Tin Của Đạo Giáo. Người Đạo giáo nói rằng hạnh phúc là ở nơi sự bất hành động, tức là không tranh đấu hay sinh hoạt bất động. Họ nói rằng bằng sự yên lặng, một người được ở trong Đạo. Có sự thỏa lòng, chấm dứt chiến tranh và sự cai trị cùng sự chết. Điều nầy được thực hiện bằng cách thấy được sự hữu dụng trong cái vô dụng, bằng sự kiềm chế xúc cảm, giữ sự cân bằng trong tương quan với tuyệt đối và nhận định sự kết hợp cơ bản của cuộc sống.

Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Sự thỏa lòng là một phẩm tính đáng ưa chuộng, quả thật, nếu mọi người đều thỏa lòng thì sự tranh đấu phải chấm dứt. Nhưng, phương tiện để đạt được sự thỏa lòng là gì? Đấng Christ đã cung ứng giải pháp. Nếu có Ngài ở trong lòng chúng ta, chúng ta có thể thỏa lòng. Nhưng đó không phải là một sự biếng nhác một cách tiêu cực. Chúa Jesus bị cáo là một người theo chủ nghĩa hòa bình (a pacifist), vì Ngài đã dạy một người phải mất sự sống mình để tìm thấy nó, và ai muốn làm lớn hơn hết thì phải làm nhỏ hơn hết. Nhưng sự nhu mì của Ngài không phải là nhút nhát. Khi Ngài thấy sự thờ phượng bị băng hoại, Chúa Jesus đã hoàn toàn công kích. Ngài dùng roi đuổi kẻ đổi bạc ra khỏi đền thờ ! Ngài không bao giờ rút lui khỏi những thực tại cuộc sống. Không có Đấng Christ thì không thể có sự an nghỉ. Khi người ta từ chối Ngài thì họ sẽ không thể được thỏa lòng, họ sẽ cần đến sự cai trị, họ sẽ sợ sự chết. Người Đạo giáo cần Đấng Christ.

Lẽ Thật Kinh Thánh.

Mat Mt 18:4 “Hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong nước thiên đàng”.

Ma-thi-ơ 10:39 “Ai gìn giữ sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được”.

Rô-ma 12:21 “Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác”.

1Ti-mô-thê 6:6 “Sự tin kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn”.

Lu-ca 18:27 “Sự chi người ta không làm được thì Đức Chúa Trời làm được”.

Ma-thi-ơ 17:20 “Không sự gì mà các ngươi chẳng làm được”.

 

 

Đề Tài: Thiện Và Ác

Niềm Tin Của Đạo Giáo. Âm và dương là sự hổ tương của các sức mạnh tiêu cực và tích cực của thiên nhiên. Chúng tượng trưng sự tương quan giữa tối và sáng, lạnh và ấm, giống cái và giống đực. Khi những sự vật nầy hòa hợp với nhau thì mọi vật đều an bình và cứ thế mà diễn tiến. Thiện và ác phải cùng tồn tại để duy trì sự hòa hợp của vũ trụ.

Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Một lần nữa, chúng ta phải nói rằng tâm trí của con người chưa đi xa đủ. Từ ban đầu đã có sự tranh đấu giữa thiện và ác. Đức Chúa Trời không tạo ra điều ác, nhưng Ngài ban cho con người mà Ngài đã tạo dựng quyền lựa chọn. Thiên sứ trưởng đã chọn điều ác và trở thành Satan. Đức Chúa Trời vẫn tôn trọng ý chí của con người. Sự sống và sự hòa hợp tùy thuộc vào sự lựa chọn của con người ngày nay. Satan muốn họ lựa chọn hắn và đường lối của hắn mà đường lối đó sẽ hủy hoại họ. Còn để tìm thấy con đường của sự bình an và thiện lành chân thật, Đấng Christ mời gọi mọi người chọn Ngài và sự sống vĩnh hằng ngay bây giờ .

Lẽ Thật Kinh Thánh

Sáng Thế Ký 2:17 “Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến”.

Giô-suê 24:15 “Ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục vụ”.

Giăng 5:40 “Các Ngươi không muốn đến cùng Ta để được sự sống”.

 

 

Đề Tài: Sự Bất Tử

Niềm Tin Của Đạo Giáo. Người Trung Hoa hướng về thời xưa và vì vậy cố tìm những cách để kéo dài đời sống và đạt đến sự bất tử. Người ta đã tìm kiếm nó ở nơi Đạo, nơi ngành hóa học, nơi sự tiết thực và nơi sự tu hành.

Nhịp Cầu Dẫn Đến Đức Tin. Việc tìm kiếm sự trường sinh đã không bao giờ lắng dịu, cũng chưa có ai tìm thấy được suối nước thanh xuân. Từ những ngày đầu, thời gian hạn định cho con người sống trên đất chỉ chừng bảy mươi năm. Có người đã sống lâu hơn, nhưng chưa có ai vượt đến cái bí quyết trổi hơn đối với kẻ lân cận mình. Sự thực là ngay từ lúc sinh ra, thân thể đã bị phó cho sự chết. Đấng Christ ban cho sự sống đời đời nơi thiên đàng. Sự thay đổi ngược lại là sự phân cách với Đức Chúa Trời đời đời nơi địa ngục.

Lẽ Thật Kinh Thánh

Ma-thi-ơ 19:29 “Hễ ai vì danh ta mà bỏ…. (mọi sự) …. thì người ấy…. được hưởng sự sống đời đời”.

Ma-thi-ơ 25:41 “Kế đó, Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa sả, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma qủi và những quỉ sứ nó”.

Giăng 3:16 “Hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời”.

Giăng 10:28 “Ta ban cho nó sự sống đời đời, nó chẳng chết mất bao giờ và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta”.

1Giăng 5:20 “Chúng ta biết Con Đức Chúa Trời đã đến, Ngài đã ban trí khôn cho chúng ta đặng chúng ta biết Đấng chơn thật….. Đức Chúa Jesus Christ, Con của Ngài. Ấy chính Ngài là Đức Chúa Trời chơn thật và là sự sống đời đời”.

Sau cùng, câu hỏi một lần nữa đến cho toàn thể nhân loại là “Về Đấng Christ, các ngươi nghĩ thế nào? Ngài là Con ai?” (Mat Mt 22:42). Ngài có thể cứu khỏi tội, ban cho quyền năng để sống một đời sống bình an và thỏa lòng cùng một sự bất tử trong cõi đời đời với Ngài.

Rate this post

Viết một bình luận