[ĐỆM LÓT SINH HỌC]: CÔNG DỤNG, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, KỸ THUẬT LÀM & MUA MEN LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở ĐÂU?

Chế phẩm vi sinh / Kỹ thuật / [ĐỆM LÓT SINH HỌC]: CÔNG DỤNG, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, KỸ THUẬT LÀM & MUA MEN LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở ĐÂU?

5/5 – (35 bình chọn)

Đệm lót sinh học được áp dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi hiện nay. Mục đích chính của việc sử dụng là để tạo môi trường sạch sẽ trong chuồng nuôi.

[ĐỆM LÓT SINH HỌC]: CÔNG DỤNG, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, KỸ THUẬT LÀM & MUA MEN VI SINH LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở ĐÂU?

Trong chăn nuôi gia súc gia cầm, sử dụng phương thức chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là một hình thức là vô cùng phổ biến. Ngày nay, với xu thế chăn nuôi đảm bảo an toàn về sinh học, thân thiện với môi trường là xu thế phát triển bền vững nên vai trò của đệm lót sinh học lại  càng quan trọng và được nhiều người quan tâm đến. Vì vậy, bài viết xin chia sẻ những kiến thức cơ bản về phương thức chăn nuôi này. Hãy cùng theo dõi nhé.

Đệm lót sinh học là gì và công dụng

Trước hết cần tìm hiểu đệm lót sinh học là gì? Đệm lót sinh học là miếng đệm lót chuồng được cấy nhóm vi khuẩn được làm từ các nguyên như mùn cưa, trấu, thân cây khô, rơm, rạ, xơ dừa. Việc cấy vi khuẩn này có hoạt tính cao dùng để phân hủy phân, phân giải nước tiểu, giảm khí độc và mùi hôi trong chuồng để giảm thiểu ô nhiễm, giữ cho môi trường sạch sẽ, bảo vệ các chất dinh dưỡng cho vật nuôi.

Với cơ chế hoạt động là nhóm vi sinh khuẩn này rất thích ứng ở môi trường có nhiệt độ cao, giữ cho mối quan hệ cộng sinh và hỗ trợ lẫn nhau trong sinh trưởng, duy trì hoạt tính và số lượng trong nền đệm lót. Nhờ vậy mà chất độc được khử và tiêu hủy, mùi hôi vì thế cũng được giảm, giúp môi trường sống của vật nuôi sạch sẽ, giảm vi sinh vật độc hại để tăng cao sức đề kháng cho gia súc và gia cầm của bạn.

Đệm lót sinh học là gì và công dụng

Cơ chế hoạt động của đệm lót sinh học

Cơ chế hoạt động chính của đệm lót là sử dụng nhóm men để phân hủy phân và nước tiểu. Ví dụ: khi nước tiểu được thải ra và thấm xuống nền đệm, nhóm các vi khuẩn vi sinh sẽ tiến hành phân giải chất độc. Nhóm men này được tạo nên bởi việc sử dụng trực tiếp các chất đạm trong phân và thức ức rơi của vật nước. Và lớp men này có khả năng trong việc hấp thụ mùi hôi ở mức độ cao nhất.

Ngoài ra, lớp mùn cưa có độ cứng và độ xốp thực hiện chức năng hấp thụ, ức chế và tiêu diệt các thành phần vi khuẩn và môi hôi khó chịu từ các loại khí như NH3, H2S, các amin hữu cơ ở mức độ rất lớn do sự áp đảo của vi sinh vật có ích, các enzym ngoại bào kích thích quá trình lên men hiếu khí để chống lại vi khuẩn.

Cơ chế hoạt động của đệm lót sinh học

Hiệu quả của đệm lót sinh học

Sử dụng nền đệm lót mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình chăn nuôi của bà con nông dân như:

  • Tiết kiệm 80% lượng nước dùng để sử dụng vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho vật nuôi. Lượng nước sử dụng chủ yếu là nước uống hoặc cung cấp độ ẩm cho chuồng.

  • Tiết kiệm đến 60% nguồn nhân lực sử dụng cho việc vệ sinh chuồng, vệ sinh vật nuôi.

  • Tiết kiệm chi phí thú y vì bệnh tật ở vật nuôi được giảm đáng kể do chất lượng vệ sinh được cải thiện khi sử dụng đệm lót.

  • Tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi bởi do sự có mặt của những lợi khuẩn đồng thời đóng vai trò trong việc làm ấm vật nuôi.

  • Chi phí rẻ nếu chăn nuôi ở quy mô nhỏ và vừa vì những nguyên liệu dùng để làm đệm vô cùng rẻ và dễ tìm.

  • Thân thiện với môi trường sống xung quanh vì đệm lót giúp khử mùi, giữ cho không khí trong lành hơn nên vì thế không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của hộ chăn nuôi cũng như là các hộ gia đình sống xung quanh.

  • Đệm lót sau khi sử dụng có thể dùng để làm phân bón cho cây trồng.

Bài viết liên quan: Bí quyết chăn nuôi không mùi hôi hiệu quả nhất

Hiệu quả của đệm lót sinh học

Một số nhược điểm tồn tại

Bên cạnh các ưu điểm như giữ cho môi trường chuồng trại sinh sẽ, độ an toàn vệ sinh sinh học, vẫn còn những nhược điểm của đệm lót sinh học tồn tại như:

  • Quá trình lên men của vi sinh khuẩn khiến nhiệt độ chuồng trại tăng cao, thường ở mức 30 độ C cho đến 40 độ C và có thể tăng đến 45 độ C, vì vậy cần chú ý khâu làm mát cho vật nuôi.

  • Đệm lót sẽ thu nhỏ không gian chăn nuôi bởi vì nó chiếm một khoảng diện tích nhất định trong chuồng, khiến cho việc chăn nuôi ở mật độ cao là vô cùng khó khăn. Nếu nuôi ở mật độ cao có thể khiến việc tiêu hủy phân và nước tiểu không đạt được hiệu quả tối ưu cũng như rút ngắn tuổi thọ của đệm.

  • Chi phí lớn là một nhược điểm khác, đặc biệt là ở những trang trại lớn với quy mô và mật độ chăn nuôi lớn.

  • Vật nuôi dễ bị nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp do trong quá trình chọn vật liệu làm đệm không đảm bảo được chất lượng như chọn mùn cưa còn chứa nhiều vi khuẩn độc hại hay mùn cưa quá khô.

Xem thêm: Cách ủ phân chuồng nhanh hoai mục và sạch mầm bệnh!

Nhược điểm của đệm lót sinh học

Các cách khắc phục những nhược điểm

Để khắc phục những mặt hạn chế của đệm lót sinh học, bà con nông dân cần lưu ý những điều như sau:

  • Cần lắp đặt hệ thống phun sương để cấp ẩm và cân bằng nhiệt độ trong chuồng.

  • Hạn chế các bệnh về đường hô hấp cho vật nuôi bằng cách giảm bớt lượng bụi ở mùn cưa và thay bằng trấu và rơm khô ở bề mặt trên cùng với tỷ lệ khoảng ⅓ hoặc ¼ lớp.

  • Chọn nguồn nguyên vật liệu chất lượng tốt để làm đêm.

  • Thường xuyên kiểm tra điều kiện của đệm, không để cho đêm quá ướt hoặc quá khô vì nó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng số của vật nuôi.

  • Phải thay đệm khi có dấu hiệu của sự xuống cấp như đệm bị kết tảng, lên mốc, độ dày bị sụt giảm.

Các cách để khắc phục nhược điểm

Kỹ  thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Như đã nói, việc sử dụng đệm sinh học mang lại nhiều lợi ích vượt trội và được áp dụng trong quá trình chăn nuôi gà. Dưới đây là kỹ thuật làm các loại đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà.

Làm đệm lót bằng trấu

Đối với chuồng có diện tích khoảng 30 – 50m2, thiết kế đệm cho nền chuồng cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Rắc một lớp men  vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO (chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMZEO) theo lượng: 1 gói 200gr rắc cho 25 – 30 m2

  • Bước 2: Rải trấu trên nền chuồng với độ dày vào khoảng 7 – 10cm, sau đó rắc thêm 1 lớp men vi sinh EMZEO lên trên bề mặt: 1 gói rắc cho 10 m2, sau đó thả gà vào nuôi

  • Bước 3: Đợi khoảng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 3-5 ngày đối với gà nuôi thịt, chúng ta quan sát trên bề mặt chuồng để xem phân gà có rải kín bề mặt đệm hay chưa, nếu phân đã rải kín, dùng cào cào sơ qua lớp đệm lót (chú ý tránh việc xáo trộn đàn gà).

  • Bước 4 : Sau khi đã cào đều bề mặt trấu, rắc đều chế phẩm men lên bề mặt và dùng tay xoa đều trên bề mặt để men được phân bố đều ( chế phẩm làm đệm lót sinh học cho gà có thể mua tại đây).

  • Bước 5: Bảo dưỡng đệm lót sinh học: sau 20 – 30 ngày sử dụng, nếu thấy xuất hiện mùi hôi trở lại, tiến hành bổ sung thêm men vi sinh EMZEO lên trên bề mặt nền chuồng nuôi ( 1 gói rắc 30 m2 ).

Xem chi tiết kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản nhất: TẠI ĐÂY: https://chephamvisinh.vn/cach-lam-dem-lot-sinh-hoc-nuoi-ga/

Làm đệm lót bằng mùn cưa (hoặc kết hợp với trấu)

Với diện tích chuồng từ 30m- 50m2, cách làm đệm lót sinh học nuôi gà bằng mùn cưa hoặc kết hợp với trấu được thực hiện qua các bước như sau:

  • Bước 1: Rắc một lớp men  vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO (chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMZEO) theo lượng: 1 gói 200gr rắc cho 25 – 30 m2

  • Bước 2: Rải mùn cưa một lớp dày khoảng 10 – 15cm lên nền chuồng (có thể rải 7cm mùn cưa và 8cm trấu nếu kết hợp hai nguyên liệu).

  • mua-che-pham-sinh-hoc
  • Bước 3: rắc thêm 1 lớp men vi sinh EMZEO lên trên bề mặt: 1 gói rắc cho 10 m2, sau đó thả gà vào nuôi

  • Bước 4: Sau đó khoảng từ 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 3-5 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát lớp phân rải kín trên đệm, cào sơ nếu thấy chúng được rải kín (lưu ý khi làm xáo trộn đàn gà).

  • Bước 5: Rắc chế phẩm men lên bề mặt đã cào, dùng tay phân tán men để chung được phổ bổ đều khắp chuồng.

  • Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót sinh học: nếu thấy xuất hiện mùi hôi trở lại, tiến hành bổ sung thêm men vi sinh EMZEO lên trên bề mặt nền chuồng nuôi ( 1 gói rắc 30 m2 ).

Chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM - EMZEO

Chú ý cách sử dụng và bảo dưỡng đệm lót sinh học

  • Cần kiểm tra độ tơi xốp thường xuyên của đệm lót (khoảng từ 1-2 ngày). Đệm càng có độ tơi xốp, phân sẽ càng được phân hủy nhanh hơn.

  • Nếu có xuất hiện mùi hôi nồng nặc, cần xới đệm lót lên, giữ thông thoáng, dùng thêm quạt gió.

  • Bảo dưỡng bằng cách thường xuyên rắc thêm lớp men lên để đảm bảo độ khô và sự phân hủy phân tốt của đệm.

  • Hạn chế nước mưa hoặc nước vây dính vào đệm làm ẩm ướt đệm.

  • Đệm lót có tuổi thọ vào khoảng 6 tháng, tùy vào chất lượng nguyên vật liệu và độ dày của đệm.

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Kỹ thuật làm đệm sinh học trong chăn nuôi heo

Lợi ích của đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo là quá tuyệt vời, dưới đây là cách làm đệm lót trong chăn nuôi heo mang lại hiệu quả nhất

Sử dụng men vi sinh EMZEO làm đệm lót sinh học 

Trước khi làm đệm lót chăn nuôi heo, cần chuẩn bị đủ nguyên liệu trấu và mùn cưa đủ cho đồ dạy 50 – 60cm, sau đó thực hiện các bước như sau cho chuồng có diện tích khoảng 20m2

  • Bước 1: Rải một lớp mùn cưa/trấu dày khoảng 15cm.

  • Bước 2: Phun nước cấp ẩm bằng vòi (phun như mưa) để lớp đệm vài rải đạt độ ẩm vào khoảng 20% (thử bằng cách bốc một nấm mùn cưa/trấu, quan sát nếu thấy trấu thấm nước, bóp chặt và nếu không bị ướt tay là đạt yêu cầu. Đối với mùn cưa, nếu thấy chúng sẫm màu, bóp chặt bằng tay cảm giác ướt tay mà chúng vẫn tới là được). Chú ý nên vừa phun nước vừa cào để cấp ẩm đều cho toàn bộ bề mặt.

  • Bước 3: Dùng 1 gói EMZEO 200gr đệm lót sinh học thảo dược rắc lên mặt chuồng. Bổ sung thêm trấu/mùn cưa lên trên cho đến khi đạt độ dày 60cm. Sử dụng 2 gói chế phẩm làm đệm lót sinh học EMZEO 200gr rắc đều trên bề mặt đệm

  • Bước 4: Che phủ kín bề mặt bằng bạt trong khoảng 5 ngày trước khi thả heo vào chuồng.

  • Bước 5: Sau thả heo vào nuôi và khoảng 5-10 ngày tiếp theo rải tiếp 2 gói EMZEO đệm lót sinh học lên bề mặt chuồng và nhớ rải đều.

  • Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót thường xuyên bằng cách cứ sau mỗi 20-30 ngày lại rắc thêm 1 gói chế phẩm đệm lót sinh học thảo dược EMZEO

Làm đệm sinh học bằng chế phẩm EM ( EMGRO)

Chuẩn bị nguyên liệu gồm trấu và mùn cưa với số lượng cho độ dày 60cm, 1 lít chế phẩm vi sinh EMGRO, 1 gói chế phẩm men vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO 200gr, nước sạch và zoa tưới. Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Pha 1 lít chế phẩm EMGRO với 20 lít nước sạch, trải một lớp mùn cưa + trấu với chiều dày 15 – 20 cm. Tưới 5 lít hỗn hợp vừa pha đều lên 15m2

  • Bước 2: Rải thêm lớp trấu có độ dày khoảng 30cm.

  • Bước 3: Tưới 5 lít dịch men vi sinh lên trên 15m2 bề mặt đệm lót

  • Bước 4: Rải tiếp mùn cưa + trấu lên với độ dày 30cm lên trên lớp trấu để đạt đủ độ dày 50 – 60cm.

  • Bước 5: Tiếp tục tưới đều 10 lít dịch men vi sinh EM (EMGRO) lên 15m2

  • Bước 6: Rắc đều 1 gói chế phẩm vi sinh làm đệm lót sinh học emzeo 200gr lên 15m2 đệm lót

  • Bước 7: Sau khoảng 2 ngày là có thể thả heo vào nuôi.

  • Bước 8: Nếu thấy xuất hiện mùi hôi trở lại, tiến hành dùng dụng cụ cào nhẹ bề mặt đệm lót sinh học và rắc thêm men vi sinh EMZEO 200gr lên trên bề mặt ( 1 gói rắc cho 20 – 25 m2)

Cách sử dụng chế phẩm sinh học EMGRO

Xem thêm Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi heo chi tiết nhất: TẠI ĐÂY: https://chephamvisinh.vn/cach-lam-dem-lot-sinh-hoc-chan-nuoi-heo/

Chú ý sử dụng và bảo dưỡng

Việc chống nóng vào mùa hè là hết sức quan trọng để bảo vệ chất lượng cho đệm cũng như sức khỏe đàn heo, cần chú ý các bước sau:

  • Lát gạch hoặc trám xi măng khoảng ⅓ diện tích chuồng để heo có chỗ nằm khi nhiệt độ quá nóng.

  • Lắp đặt hệ thống quạt và phun sương để cân bằng nhiệt độ.

  • Tuổi thọ của đệm duy trì từ 6 tháng đến vài năm nếu thực hiện quy trình bảo dưỡng tốt.

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo

Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ.

Ngoài kỹ thuật làm đệm trong nuôi gà và heo, dưới đây là hướng dẫn làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ. Các nguyên liệu chính cần chuẩn bị như: trấu mới xay xát, mùn cưa sạch, men vi sinh Balasa. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xử lý chuồng sao cho chuồng khô ráo, có lối thoát nước.

  • Bước 2: Trộn trấu và mùn cưa theo tỷ lệ lần lượt 30% và 70% cùng với 1 gói men vi sinh EMZEO 200gr ( làm cho 5m2). Chiều dày đệm lót 5 – 7cm

  • Bước 3: Sau khi làm xong hỗn hợp, chỉ cần tiến hành trải đều lên nền chuồng và rắc tiếp gói men vi sinh EMZEO vào chuồng nuôi (1 gói 200gr rắc cho 10m2)

  • Bước 4: thả thỏ vào nuôi và chăm sóc đệm lót sinh học định kỳ

Chú ý sử dụng và bảo dưỡng đệm

  • Tránh cho chuồng bị mắc mưa vừa nguồn nước từ vòi nước chảy vào.

  • Thay đệm lót ướt bằng đệm khô và tưới ẩm.

  • Đảm bảo độ tơi xốp của nệm.

  • Rắc men vi sinh định kỳ hàng tháng hoặc khi xuất hiện mùi hôi trở lại

Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ

Mua đệm lót sinh học ở đâu?

Khi làm đệm lót sinh học, chắc hẳn sẽ có những thắc mắc về việc mua đệm lót sinh học ở đâu? Câu trả lời là bạn có thể sử dụng các nguyên liệu như mùn cưa và trấu có sẵn, chỉ cần mua thêm men vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO và chế phẩm EM ( EMGRO) ở những cửa hàng chuyên về chăn nuôi uy tín. Hoặc bạn có thể chọn mua mùn cưa và trấu ở những xưởng xay lúa gạo và xưởng cưa, tuy nhiên cần lưu ý chọn nguyên liệu chất lượng cao, sạch để tránh gây bệnh cho vật nuôi trong quá trình làm đệm.

Tìm hiểu thêm: Chế phẩm sinh học EM là gì? Mua chế phẩm EM ở đâu?

Trấu, mùn cưa, cát khô … là ngững nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Vì vậy khi làm đệm lót sinh học chăn nuôi, bà con chỉ cần mua loại men vi sinh đặc chủng làm đệm lót sinh học EMZEO và EMGRO.

Mua đệm lót sinh học ở đâu?

Có thể thấy, đệm lót sinh học là một giải pháp vô cùng tuyệt vời trong mô hình phát triển chăn nuôi bền vững bởi chúng giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn sinh học, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc gia cầm đang được quan tâm hàng đầu.

About Đức Bình

[ĐỆM LÓT SINH HỌC]: CÔNG DỤNG, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, KỸ THUẬT LÀM & MUA MEN LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở ĐÂU? 1Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic …

Rate this post

Viết một bình luận