Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa gây tổn thương da, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các cách chữa dị ứng da mặt không đúng cách có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Những tư vấn chuyên sâu từ Bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc trong nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng, xác định nguyên nhân và có giải pháp chữa dị ứng da mặt nổi mẩn đỏ an toàn nhất từ thảo dược thiên nhiên.
Triệu chứng dị ứng da mặt là gì? Có nguy hiểm không?
Dị ứng da mặt là tình trạng da mặt phản ứng lại với các yếu tố gây hại có trong môi trường, thực phẩm, mỹ phẩm và, các dị nguyên khác dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương da. Triệu chứng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là biểu hiện đặc trưng nhất. Ngoài ra, triệu chứng dị ứng tại da mặt còn bao gồm:
- Da mặt đỏ, xuất hiện các đốm nhỏ, sần đỏ trên da
- Phát ban, sưng phồng, nổi mề đay mẩn ngứa
- Da mặt có cảm giác ngứa, nóng rát hoặc châm chích
- Da khô, bong tróc, nứt nẻ
- Các triệu chứng khắc như sưng môi và lưỡi, mắt đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt.
Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ảnh báo: “Da mặt là vùng da nhạy cảm dễ dị ứng, tổn thương nhất. Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa nếu không được điều trị sớm và đúng cách có dẫn đến mụn mủ, sẹo lồi, sẹo lõm do bội nhiễm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng có thể gây tổn thương cho mắt, lưỡi, môi và đường thở. Cảm giác bứt rứt khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống người bệnh”.
Chính vì vậy, để hạn chế những tác hại, bạn nên chủ động khám chữa để được chẩn đoán nguyên nhân, tác nhân dị ứng và có giải pháp chữa trị hiệu quả.
VTV2 đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng Đông y tại Thuốc dân tộc
Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
Nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Da mặt bị dị ứng là tình trạng rất dễ bị kích hoạt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của hiện tượng này là tình trạng da mặt bị nổi sần ngứa. Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:
1. Da mặt bị dị ứng mỹ phẩm
Chị em phụ nữ thường sử dụng nhiều loại mỹ phẩm để làm đẹp cũng như chăm sóc da, đặc biệt là da mặt. Phấn, kem nền hay sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, dưỡng trắng, kem chống nắng… là những sản phẩm rất thông dụng.
Việc quá lạm dụng hay lựa chọn các sản phẩm không phù hợp là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị kích ứng. Điều này có thể khiến cho tình trạng nổi sần ngứa xuất hiện trên da.
2. Da mặt bị ứng thời tiết
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng nổi sần ngứa xuất hiện trên vùng da mặt. Dị ứng thời tiết thường dễ kích hoạt khi trời trở gió hay nhiệt độ thay đổi thất thường.
Da mặt là vùng da nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương khi hiện trạng dị ứng thời tiết được kích hoạt. Tình trạng nổi sần ngứa trên da mặt do dị ứng thời tiết thường có xu hướng lan nhanh sang các vùng da khỏe mạnh nếu không sớm can thiệp.
3. Các yếu tố dị nguyên gây dị ứng da mặt
Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, lông thú… cũng rất dễ khiến làn da của bạn bị kích ứng. Nhất là những vùng da nhạy cảm như da mặt thì nguy cơ bị dị ứng sẽ cao hơn.
Ngoài việc nổi sần ngứa, da mặt của bạn còn có thể bị các phản ứng dị ứng tấn công và gây ra các triệu chứng khác. Chúng có thể là phát ban da trên diện rộng hay nổi mẩn đỏ…
4. Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa do thực phẩm
Dung nạp các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa. Tình trạng dị ứng thực phẩm thường kích hoạt bởi một số chất có trong đậu phộng, hải sản, các loại quả hạnh…
Ngoài triệu chứng nổi sần ngứa ở da mặt hay phát ban trên da gây ngứa ngáy, bạn có thể còn gặp các dấu hiệu toàn thân. Điển hình nhất là hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn, giảm huyết áp…
Ngoài ra, tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa còn rất dễ kích hoạt bởi các yếu tố sau:
- Bạn sở hữu một làn da nhạy cảm
- Thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm
- Mệt mỏi, stress kéo dài
Cách chữa da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa hiệu quả nhất
Để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn phải nắm được nguyên nhân gây ra nó. Tùy thuộc vào nguyên nhân kích hoạt cũng như tổn thương trên da sẽ có các biện pháp khắc phục phù hợp.
Điều cơ bản nhất bạn cần làm đó là tránh xa các tác nhân gây kích ứng, điển hình như:
- Các loại thực phẩm
- Hóa mỹ phẩm
- Yếu tố dị nguyên
Bên cạnh đó, bạn có thể xử lý tình trạng này bằng các biện pháp cụ thể dưới đây:
1. Cách trị dị ứng da mặt nhanh nhất tại nhà bằng mẹo dân gian
Một số nguyên liệu từ tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu da, đồng thời có thể giúp ức chế nhanh cơn ngứa. Một số nguyên liệu thường được dùng như nha đam, bột yến mạch, dầu ô liu, bạc hà… Chúng hầu hết đều rất lành tính với làn da của bạn, ít gây ra các vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng. Nhiều nguyên liệu không chỉ giúp giảm ngứa mà còn cung cấp độ ẩm để giúp da mặt của bạn được khỏe khoắn hơn.
Trị dị ứng da mặt bằng dầu dừa: Bôi 1 lượng dầu dừa nguyên chất lên da mặt, massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phú. Sau đó, rửa sạch dầu dừa trên mặt bằng nước sạch.
Trị dị ứng da mặt bằng sữa chua: Rửa mặt thật sạch, thoa sữa chua không đường đều lên mặt, massage, thư giãn trong 20 phút, rửa mặt bằng nước sạch.
Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý nồng độ 0,9% để sát khuẩn, loại bỏ dị nguyên, rửa nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da.
Sử dụng nha đam chữa da mặt bị dị ứng: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cạo lấy phần gel. Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da mặt. Massage nhẹ nhàng, nhất là ở vùng da tổn thương rồi để yên trong khoảng 20 phút. Cuối cùng làm sạch da mặt với nước ấm.
Cách chữa da mặt bị dị ứng mỹ phẩm bằng bột yến mạch: Chuẩn bị 1 chén bột yến mạch và 1 ít nước lọc. Hòa bột yến mạch và nước lại với nhau. Dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên da mặt rồi tiến hành massage trong 5 phút. Sau đó, vệ sinh da mặt sạch sẽ với nước ấm.
Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: “Mặc dù các liệu pháp từ tự nhiên thường tương đối an toàn nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng. Nếu tình trạng nổi sần ngứa kèm theo đó là mụn nước có dịch mủ thì tuyệt đối không nên dùng. Bởi đây là vấn đề về da cần phải tìm đến sự chăm sóc y tế.
Hơn nữa, các mẹo chữa da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa tại nhà thường chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, ít hoặc không có tác dụng điều trị. Đã có rất nhiều trường hợp vì áp dụng sai cách, không đảm bảo vệ sinh, thảo dược không phù hợp mà tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn dẫn đến viêm da, bội nhiễm, sẹo xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khó chữa trị”.
Ngoài ra, khi áp dụng các liệu pháp tự nhiên nhưng triệu chứng sần ngứa trên da vẫn không được cải thiện thì bạn nên sớm thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp hơn với hiện trạng bạn đang gặp phải.
2. Sử dụng thuốc chữa da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Trong nhiều trường hợp, tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa chỉ có thể được khắc phục khi có sự can thiệp của các liệu pháp y khoa. Điển hình nhất là sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc được dùng có thể là thuốc uống hay thuốc điều trị tại chỗ tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng nổi sần ngứa trên da mặt kèm theo các dấu hiệu khác.
Thuốc điều trị tại chỗ có thể là:
- Genatreson
- Gentrisone
- Kedermfa
- Calamine
- Hydrocortisone
Thuốc uống thường là nhóm kháng Histamin thế hệ 2:
- Terfenadin
- Mizolastine
- Acrivastin
- Loratadin
- Cetirizin
Dù là thuốc điều trị tại chỗ hay thuốc uống thì vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn. Chính vì thế, bạn cần hết sức cẩn trọng khi dùng chúng để điều trị tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa.
Mọi loại thuốc nêu trên đều phải được sử dụng đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ. Da mặt là vùng da rất nhạy cảm nên bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị. Dù cho đó là những loại kem bôi ngoài da không kê toa. Trường hợp thuốc được bác sĩ chỉ định không đáp ứng triệu chứng, bạn nên thông báo ngay để có sự điều chỉnh phù hợp.
3. Cách chữa da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa bằng Đông y triệt để và an toàn
Đông y quan niệm dị ứng da mặt và dị ứng da nói chung có liên quan đến các tạng phủ nhất là tạng can, tạng tâm, tạng phế và huyết (huyết nhiệt sinh phong). Dị ứng da thuộc chứng phong và để loại bỏ phong hàn, phong nhiệt cần bồi bổ khí huyết, hành huyết. Khi khí huyết hanh thông thì các yếu tố phong tự diệt. Kết hợp hài hòa với phép chữa giải thanh nhiệt, mát gan, bổ thận để giải độc và thải độc.
Với nguyên tắc Đông y, dị ứng da mặt được loại bỏ từ gốc, căn nguyên gây bệnh được giải quyết nên hạn chế được khả năng tái phát. Do đó, trị liệu và chăm sóc da mặt bằng thảo dược Đông y được xem là giải pháp hoàn chỉnh, an toàn nhất hiện nay.
Bài thuốc thảo dược Đông y chữa dị ứng da mặt hiệu quả nhất
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Đơn vị hàng đầu kết hợp nghiên cứu và khám chữa bệnh bằng YHCT mang đến cho người bệnh bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc là giải pháp điều trị các chứng dị ứng da, mề đay hoàn chỉnh nhất hiện nay.
Tiêu ban Giải độc thang kế thừa nguyên tắc điều trị Đông y, tinh hoa của nhiều bài thuốc cổ truyền bản địa. Công thức thuốc đặc biệt được gia giảm theo tỷ lệ vàng, Tiêu ban Giải độc thang gồm 2 chế phẩm: Bình can hoàn và Giải độc hoàn.
Nhờ sự kết hợp cùng lúc nhiều vị thuốc quý đem lại hiệu quả toàn diện đẩy lùi căn nguyên gây dị ứng. Đồng thời, Tiêu ban Giải độc thang giúp tăng cường miễn dịch, ổn định cơ địa chống dị ứng, hạn chế thấp nhất tình trạng dị ứng quay trở lại.
Toàn bộ thảo dược được sử dụng bào chế thuốc là thảo dược chuẩn sạch theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Hệ thống vườn thuốc Nam quy mô hàng chục ha tại các địa phương Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc… do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển là nơi cung ứng dược liệu bào chế thuốc.
Quy trình tách chiết dược liệu, bào chế khép kín, dạng cao tinh chất uống truyền thống được bào chế trên công nghệ hiện đại. Quá trình đun sắc, cô đặc thuốc diễn ra liên tục trong 48 tiếng đem lại chất lượng thuốc tốt nhất. Tính linh hoạt trong phép chữa cho phép bác sĩ gia giảm vị thuốc phù hợp với thể trạng của người bệnh.
Do đó, Tiêu ban Giải độc thang an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng da mặt bị dị ứng mỹ phẩm, thời thiết, thực phẩm, dị nguyên môi trường. Đặc biệt lành tính và phù hợp với cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, người có da nhạy cảm, thể trạng yếu.
Hàng ngàn người đã khỏi hẳn dị ứng, nổi mề đay, sẩn ngứa sau khi sử dụng bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang theo chỉ định của bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc.
Xem chi tiết: Phản hồi của người bệnh, ý kiến đánh giá của chuyên gia về Tiêu ban Giải độc thang
Diễn viên nổi tiếng Phùng Khánh Linh (Chị Linh – Về nhà đi con) cũng đã khỏi mề đay, dị ứng sau 2 tháng dùng thuốc.
Xem chi tiết:
Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa nên kiêng gì? Biện pháp chăm sóc và dự phòng
Ngoài việc áp dụng các liệu pháp điều trị nói trên, để tình trạng nổi sần ngứa trên da mặt do dị ứng nhanh chóng được khắc phục, bạn nên chú ý đến các biện pháp chăm sóc và dự phòng.
- Khi da mặt bị dị ứng người bệnh nên bổ sung các thực phẩm như: Rau xanh, hoa quả tươi (rau cải xanh, cà chua, rau má, rau diếp cá, bắp cải, súp lơ xanh, cam, bưởi…) để bổ sung vitamin, tăng cường đề kháng. Bổ sung thực phẩm giàu protein từ cá, thịt lợn… để mô liên kết dưới da bền vững, hạn chế tổn thương. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, gừng, trà xanh cũng là thực phẩm mà người bị dị ứng da mặt nên bổ sung.
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như muối, đường, rượu bia, cà phê, thực phẩm cay nóng. Hạn chế ăn các loại hải sản, thịt bò, rau muống, thực phẩm chế biến sẵn dễ gây dị ứng, kích ứng, Đồng thời hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên hay chất gây kích ứng.
- Vệ sinh da mặt đúng cách, không dùng các loại sữa rửa mặt chứa chất tẩy rửa mạnh. Không nên dùng nước nóng để rửa mặt bởi có thể khiến da mặt khô và bong tróc vảy.
- Tránh gãi hay chà xát khi da mặt đang bị dị ứng gây nổi sần ngứa bởi có thể khiến cho tổn thương trên da thêm nặng nề.
- Khi da mặt đang bị dị ứng nổi sần ngứa bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lúc này nếu đi ra ngoài không nên lạm dụng kem chống nắng nhưng hãy che chắn cẩn thận.
- Thăm khám bác sĩ nếu có triệu chứng toàn thân hay các biểu hiện nghiêm trọng hơn kèm theo.
Tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa sẽ được khắc phục nhanh nếu bạn sớm phát hiện và xử lý đúng cách. Tuy nhiên, hiện trạng này đôi khi phải cần đến sự chăm sóc y tế mới có thể cải thiện. Chính vì thế, bạn nên sớm thăm khám để kiểm soát tốt hơn tình hình và tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nơi hội tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Bài đọc thêm: