Văn biểu cảm là một trong những loại văn thường được sử dụng trong thực tế đời sống. Không những thế đây còn là loại văn chủ đạo trong các tác phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng nhận ra được loại văn biểu cảm xuất hiện trong bài viết.
Chính vì thế, hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đặc điểm của văn biểu cảm.
Văn biểu cảm là gì?
Trước khi đi vào phân tích khái niệm văn biểu cảm chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc khái niệm biểu cảm, cụ thể:
– Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác nhau như nói, hát hay viết. Trong cuộc sống con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng đố kỵ, căm ghét. Chính vì thế, việc thể hiệnc ảm xúc cá nhân là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống.
Từ đó, có thể hiểu văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với Thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
– Những tình cản có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như: Lòng yêu tổ quốc, yêu thương con người, thiên nhiên,…
– Khi làm văn chúng ta thường gặp những dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:
+ Cảm nhận của bạn về một hiện tượng, cảnh đẹp thiên nhiên (dòng sông bến nước, cây đa, cánh đồng, đêm trăng, nắng hè,…).
+ Cảm nhận của bạn về một người nào đó (bố mẹ, ông bà, thầy cô hay bạn bè).
+ Cảm nhận về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học.
– Khi viết văn biểu cảm quý bạn đọc cần thể hiện những tình cảm, cảm xúc của cá nhân theo một trong hai phương thức là trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Đối với phương thức biểu cảm trực tiếp: Quý bạn đọc sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh đó, biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.
+ Đối với phương thức biểu cảm gián tiếp: Trong văn biểu cảm thì cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Do đó, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị lớn.
Đặc điểm của văn biểu cảm
– Tình cảm trong bài văn biểu cảm thường là tình cảm tốt đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (ví dụ như: Lòng yêu nước, yêu thương con người, động vật, sự căm ghét hành động bóc lột, độc ác,…).
– Mỗi bài văn biểu cảm chỉ tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy, quý bạn đọc có thể lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (một đồ vật, một hiện tượng nào đó, một cái cây, một ngọn núi,…) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng cá nhân hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp nỗi niềm, cảm xúc trong lòng mình.
– Biểu cảm được thể hiện thông qua phương thức trực tiếp như tiếng kêu, lời than, biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
Các loại văn biểu cảm thường gặp
– Loại thứ nhất: Văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
+ Đối với loại đề này người viết được yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về những sự vật những người thân thiết trong cuộc sống hàng ngày. Biểu cảm về tác phẩm văn học được hiểu là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, suy ngẫm, liên tưởng,… về các phương diện khác nhau của tác phẩm văn học.
+ Khi gặp loại đề này quý bạn đọc cần lưu ý:
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. Đây là loại đề yêu cầu người viết trình bày phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, bài văn, bài thơ cụ thể. Người viết cần trình bày những cảm xúc tưởng tượng, liên tưởng cũng như suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.
– Loại thứ hai: Văn biểu cảm về sự vật, con người.
+ Đây là loại cơ bản nhất trong kiểu văn biểu cảm của chương tình học trung học Cơ sở. Đối với loại đề này, quý bạn đọc làm bài sẽ được phát biểu cảm nghĩ về những sự vật, những người thân thiết trong cuộc sống hàng ngày của mình.
+ Khi gặp dạng đề này: Căn cứ vào khái niệm văn biểu cảm là gì? Cách làm văn biểu cảm về sự vật, người viết cần nắm được đối tượng của văn biểu cảm sự vật. Đó có thể là hình ảnh thiên nhiên cây cối, núi rừng, sông biển, đồ vật, sự vật, con vật,… do đó, người viết cũng như sự đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.
Gợi ý bố cục bài văn biểu cảm
Bài văn biểu cảm hay bất cứ bài văn khác thường có bố cục gồm 03 phần là: Mở bài, thân bài và kết bài. Cụ thể:
– Mở bài:
+ Giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian.
+ Cảm xúc ban đầu của mình.
– Thân bài:
Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, sâu sắc và chi tiết.
– Kết bài:
Kết đọng cảm xúc, ý nghĩa hoặc nâng lên thành bài học tư tưởng.
– Lưu ý trong bài viết:
+ Phần mở bài và kết bài phải có quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau để làm thể hiện rõ chủ đề văn bản.
+ Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thật thì bài văn biểu cảm mói có giá trị.
Như vậy, Đặc điểm của văn biểu cảm là nội dung đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến vấn đề bài văn biểu cảm. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.