Đặc điểm là gì? Phân biệt khái niệm đặc điểm, đặc trưng và đặc tính? Tùy vào từng loại đối tượng cần xác định để sử dụng “Đặc điểm”, “Đặc trưng” hay “Đặc tính” cho phù hợp.
Đặc điểm là điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng khác. Vậy đặc điểm là gì?
1. Đặc điểm là gì?
Đặc điểm là từ ghép Hán Việt, được cấu tạo nên từ hai từ đơn “Đặc” (Đặc tính riêng biệt của cá thể) và “Điểm” (Chi tiết cụ thể tồn tại trong cá thể), đặc điểm là điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, sự vật, đối tượng, để xác định được đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng này có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể, sự vật, đối tượng khác.
Những từ chỉ đặc điểm của người và vật.
– Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …
– Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …
– Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …
Đặc điểm tiếng anh là Characteristics.
2. Phân biệt khái niệm đặc điểm, đặc trưng và đặc tính:
Về bản chất, khái niệm Đặc điểm, Đặc trưng, Đặc tính là giống nhau, đều hàm ý chỉ sự riêng biệt nổi bật trong nội hàm của chủ thể, sự vật, đối tượng. Tuy nhiên, 03 từ này cũng có nét nghĩa khác nhau. Tùy vào từng loại đối tượng cần xác định để sử dụng “Đặc điểm”, “Đặc trưng” hay “Đặc tính” cho phù hợp:
– Đặc điểm: thường được sử dụng trong trường hợp nói đến chi tiết tất cả các dấu hiệu bên trong, bên ngoài của chủ thể, sự vật, đối tượng. Tuy nhiên, tính biệt hóa trong khái niệm đặc điểm không cao, do một số đặc điểm của chủ thể này có thể cũng là đặc điểm của chủ thể khác.
Ví dụ: Đặc điểm của văn bản pháp luật là có chủ thể ban hành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đặc điểm của văn bản xử phạt vi phạm hành chính cũng có chủ thể ban hành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
– Đặc trưng: thường được sử dụng trong trường hợp nói đến dấu hiệu bên ngoài của một thực thể, nhằm phân biệt tính trạng nổi bật với những vật cùng loại, những chủ thể cùng khái niệm khác.
+ Danh từ: Nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những sự vật khác
Ví dụ: đặc trưng văn hoá
đặc trưng ngôn ngữ
Đồng nghĩa: đặc điểm, đặc thù
+ Tính từ : Có tính chất riêng biệt và tiêu biểu, làm cho phân biệt được với những sự vật khác
Ví dụ: mỗi tộc người có những nét đặc trưng riêng
hoa anh đào là loại hoa đặc trưng cho mùa xuân ở Nhật Bản
Đồng nghĩa: đặc thù
Ví dụ: Đặc trưng của cơ quan nhà nước cấp trung ương so với cơ quan nhà nước cấp địa phương; Đặc trưng của con cá này (so với các con cá khác)…
– Đặc tính: thường được sử dụng trong trường hợp nói đến dấu hiệu bên trong, liên quan đặc biệt đến tính chất, tính trạng của chủ thể, sự vật, hiện tượng. Khái niệm đặc tính được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực y tế, hóa học, điện tử, cơ khí…
+ Danh từ: tính chất riêng, không giống với tính chất các sự vật khác
Ví dụ:
Đặc tính của enzim là đẩy mạnh tốc độ của phản ứng, có hoạt tính cao và có tính chuyên hóa cao…
Đặc tính của văn xuôi
Hiểu được đặc tính của từng giống cây trồng
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, các vấn đề và nội dung pháp lý cần phân biệt thường được xem xét và nghiên cứu dưới dạng Đặc điểm của chủ thể, đối tượng trong quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, Đặc điểm của quan hệ pháp luật; Đặc điểm của Luật Hình sự…
Trong nhận dạng học, các đặc trưng là các thuộc tính riêng rẽ mà ta có thể xác định và đo đạc được khi quan sát một hiện tượng nào đó. Việc lựa chọn các đặc trưng tách biệt và độc lập là điểm mấu chốt cho bất kì giải thuật nhận dạng mẫu nào có thể thành công trong việc phân loại.
Trong khi các lãnh vực khác nhau của nhận dạng mẫu thì có các đặc trưng khác nhau, một khi các đặc trưng này đã được xác định, chúng có thể được phân loại bằng một tập các giải thuật nhỏ hơn. Những tập này bao gồm việc phân loại theo hàng xóm gần nhau (near neighborhood classification) dựa trên đa chiều, mạng nơron (neural networks) hay các kĩ thuật thống kê, mà chủ yếu là dựa vào xác suất Bayes (Bayesian probabilities).
Ví dụ:
Trong nhận dạng ký tự, các đặc trưng có thể bao gồm thông tin (profiles) theo chiều ngang và chiều dọc, số lượng các lỗ rỗng bên trong, xác định số nét (stroke detection) và nhiều yếu tố khác.
Trong nhận dạng giọng nói, các đặc trưng để nhận dạng âm vị, (phoneme) có thể bao gồm tỉ lệ tiếng ồn (noise ratio), chiều dài âm (sound), cường độ tương quan (relative power), lọc ra các trùng khớp (filter matche) và nhiều yếu tố khác.
Trong các giải thuật nhận dạng spam, các đặc trưng có thể bao gồm việc kiểm tra xem một phần đầu (header) củathư điện tử có hiện hữu hay không, xem chúng có được cấu thành đúng hay không, ngôn ngữ mà thư điện tử dùng, việc chỉnh sửa các lỗi cú pháp, phân tích tần số Markov (Markovian frequency analysis) và nhiều yếu tố khác.
Trong mọi trường hợp này, và nhiều trường hợp khác, việc trích rút đặc trưng mà có thể đo đạc được bằng máy tính là cả một nghệ thuật, với ngoại lệ là một số kĩ thuật mạng nơron và di truyền có thể tự động trực cảm (nhận biết) được các “đặc tính”, và lựa chọn bằng tay các đặc tính tố để tạo thành cơ sở cho mọi giải thuật phân loại.
Sự cần thiết của việc nắm rõ Đặc điểm?
Như đã trình bày, Khái niệm của thực thể chỉ tổng quát những đặc tính cơ bản nhất. Muốn hiểu rõ bản chất, tính trạng nổi bật của chủ thể, chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm của thực thể.
Ngoài ra, đặc điểm của thực thể cũng giúp chúng ta so sánh điểm giống và khác của thực thể này với thực thể khác, từ đó rút ra được ưu điểm, nhược điểm của từng đối tượng được so sánh.
3. Khái niệm là gì?
Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù logic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan.
Việc tạo ra một khái niệm là một chức năng cơ bản của sự cảm nhận và suy nghĩ. Các khái niệm cho phép ta hệ thống hóa hiểu biết của ta về thế giới.
Hai dạng khái niệm cơ bản:
Khái niệm cổ điển (dập khuôn, mang tính Aristoteles) – với các giới hạn rõ rệt, dựa vào các định nghĩa chính xác, có mang các điều kiện cần và đủ, để đối tượng cho trước có thể được coi như là một đại diện xứng đáng trong một thể loại cho trước;
Khái niệm tự nhiên (mờ, nhòe) – thay vì dựa vào các định nghĩa và các điều kiện cần và đủ, thì lại dựa vào sự đồng dạng so với những đối tượng tiêu bản đã được lưu lại trong trí nhớ.
Định nghĩa là sự xác định bằng ngôn ngữ nhất định những đặc trưng cơ bản tạo thành nội dung của khái niệm về một sự vật, hiện tượng hay quá trình với mục đích phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Định nghĩa có vai trò quan trọng trong khoa học và là bộ phận căn bản trong mọi lý thuyết khoa học.
Các nguyên tắc của định nghĩa:
+ Nguyên tắc tương ứng, nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau
+ Không nói vòng quanh
+ Không nói theo cách phủ định
+ Phải rõ ràng, nghĩa là định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra từ thuộc tính khác
Ví dụ: Hình vuông là hình có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
Để định nghĩa một khái niệm nào đó, người ta thường ghép nó với một khái niệm lớn hơn (chủng), rồi chỉ ra những đặc điểm cơ bản của khái niệm cần định nghĩa (đặc điểm về loại). Ví dụ, định nghĩa về carbon: “carbon là nguyên tố hóa học (chủng) có trọng lượng nguyên tử bằng 12 đơn vị carbon (đặc điểm về loại)”. Đối với những khái niệm lớn và bao trùm, chẳng hạn như khái niệm vật chất, ý thức người ta sử dụng cách định nghĩa ngoại lệ.
Trong toán học, khi đưa ra 1 khái niệm, người ta thường liệt kê các điều kiện cần và đủ để xác định khái niệm đó. Một khái niệm trong toán học do đó có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, điển hình là số e.
Thông thường có 4 cách định nghĩa trong toán học:
+ Phương pháp cấu trúc chỉ rõ cách xây dựng khái niệm đó
+ Phương pháp quy khái niệm đang xét về những khái niệm đã biết
+ Phương pháp tiên đề, định nghĩa một khái niệm thông qua các tiên đề: ví dụ định nghĩa về song song
+ Phương pháp quy nạp dựa trên 2 yếu tố:
+ Những đối tượng xuất phát hoặc cơ bản của hệ thống
+ Những quy tắc hay thao tác cho phép dùng những đối tượng hiện có để tạo thành đối tượng mới của hệ thống
Định nghĩa mờ
Định nghĩa mờ trong logic mờ còn được gọi là định nghĩa thao tác, là phương pháp định nghĩa một sự vật thông qua một tập hợp nhận định gần đúng về sự vật đó nhờ một loạt thao tác có thể tạo ra bằng thực nghiệm hoặc quan trắc mà kết quả khả quan của nó có thể trực tiếp nhận biết được thông qua sự quan sát có tính chất kinh nghiệm hay đo lường. Ví dụ định nghĩa về lửa như sau: “Lửa là một cái gì đó nóng”. “Lửa là cái phát sáng”. “Lửa là sức mạnh của thần thánh.”
Kết luận: Đặc điểm, đặc tính, đặc trưng là ba từ dễ gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng hàng ngày. Dựa trên một số kiến thức căn bản trên, mong rằng có thể giúp người đọc phần nào phân biệt để sử dụng cho đúng từng loại từ.