Đặc điểm sinh học lươn

1. Sinh sản Lươn là loài cá có hiện tượng sinh sản lưỡng tính (trong tuyến sinh dục có cả tinh sào và trứng xen kẽ lẫn nhau). Ở miền Bắc nước ta cỡ lươn nhỏ hơn 20 cm hoàn toàn là cái, cỡ 36-47 cm lươn ở thời kỳ lưỡng tính, cỡ lớn hơn 54 cm hầu hết là lươn đực.

Mùa lươn đẻ chủ yếu vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam lươn đẻ vào tháng 5-6, có thể đẻ vào mùa phụ tháng 8-9 dương lịch.

Lươn làm tổ đẻ nơi đất
sét pha thịt như bờ ruộng, ven kênh mương, bờ ao, chuôm… Trước lúc đẻ,
lươn đực có nhiệm vụ khoét hang. Hang thường có hình chữ “U”, cao hơn
mặt nước ruộng khoảng 5-10 cm. Toàn bộ khu vực hang thường có ba ngách:

Ngách phụ để thông khí cho lươn thở.

Ngách chính của tổ thường nằm sâu dưới bùn.

Ngách từ trên bờ vòng xuống, tạo thành chữ “U”.

Trước khi lươn cái tới
đẻ, lươn đực phun đầy bọt trong tổ để lươn cái đẻ trứng trên đám bọt đó.
Lúc đầu đám bọt có màu trắng; khi trứng sắp nở, đám bọt ngả sang màu
ngà. Trong một tổ đẻ số lượng trứng biến đổi từ 80 đến 600 trứng. Cỡ
lươn dài 20 cm có 200 ??400 trứng, dài 30 cm có 300 ??500 trứng, cỡ lớn
có thể đạt 1000 trứng. Đường kính trứng 3,5 ??4 mm.
Ở nhiệt độ 30oC
trong vòng một tuần lễ trứng nở ra lươn con, tới ngày thứ 10 noãn hoàng
tiêu biến hết, lúc này lươn dài khoảng 20 mm có thể tự kiếm mồi được.

2. Tính ăn

Lươn là loài ăn tạp,
nhưng ăn động vật có chất tanh là chính. Khi còn nhỏ, lươn ăn sinh vật
phù du, giai đoạn tiếp ăn côn trùng bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn, đôi
khi ăn các cá thể hữu cơ vụn nhỏ (rễ lúa, các tạo sợi…).

Lươn lớn ăn: giun, ốc, tôm, tép, cá con, nòng nọc và những động vật trên cạn gần mép nước như: giun, dế…

Khi thiếu thức ăn lươn
có thể ăn thịt lẫn nhau, lươn tìm thức ăn nhờ vào khứu giác là chủ yếu.
Mùa lươn đẻ, chúng hầu như không ăn. Nhiệt độ sống thích hợp là 22
??25oC, lúc nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC lươn ngừng kiếm ăn và đào hang
sâu để qua đông. Cường độ ăn mạnh vào tháng 5 ??7, lươn béo vào mùa thu
và mùa xuân trước khi đẻ.

3. Sinh trưởng

Lươn 1 tuổi dài 27 cm nặng 18 -60 g.

Lươn 2 tuổi dài 36-48 cm nặng 40 -100 g.

Ở miền Bắc nước ta con
lớn 62 cm nặng 300 g, ở lòng chảo Điện Biên Phủ (Lai Châu) có con lươn
nặng 900 g. Ở miền Nam có con nặng 1,5 kg.

Lươn con năm thứ nhất lớn nhanh về chiều dài, sang năm thứ ba trọng lượng tăng lên là chủ yếu.

Trong điều kiện tự nhiên, đánh bắt lươn có chiều dài 30 ???50 cm chiếm ưu thế.
Thời gian hình thành vòng tuổi của lươn vào cuối mùa xuân, sau vụ lươn đẻ.

4. Tập tính sinh sống

Lươn thường thích ở nơi
đất thịt pha sét, đất bùn. Màu sắc của lươn biến đổi theo môi trường
sống. Hang lươn lớn hay nhỏ tùy theo cỡ của lươn, chỗ ở thường có nhiều
ngõ ngách, hang của lươn không cố định. Khi gặp người bắt, lươn có thể
tháo chạy rất nhanh xuyên qua cả lớp đất tương đối rắn.

Lươn hoạt động mạnh vào mùa hè, hay đi kiếm ăn sau trận mưa rào, có khi sống 3 thángthành đàn đi kiếm ăn. Theo nhân dân cho biết, lươn có thể sống được 2  ở lớp đất sâu dưới 1 m ở ruộng khô nẻ, vì có thể nhờ vào cơ quan hô hấp phụ thở bằng họng, da…

Phương pháp nuôi lươn với giun

Nguồn: KS. NGÔ TRỌNG LƯ

altCách nuôi này đơn giản, đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đã thực hiện ở Trung Quốc.

1. Ao xây

Bằng gạch có trát xi măng thật nhẵn. Diện tích ao từ 30, 50 hay 80 m2.
Tường cao 0,8 – 1m, có cống cấp nước, phía đối diện mở cống thoát nước.
Miệng cống chắn bằng lưới sắt, khi không cần nước chảy có thể bịt kín
bằng nút cống.

2. Lên liếp

Liếp rộng 1,5 m, cao hơn mặt nước 25 cm, cách nhau bằng rãnh nước sâu 20 cm.
Các rãnh thông với nhau, đầu vào chung qua cửa cấp nước, đầu ra chung một cửa thoát nước.

Dùng loại đất màu chứa nhiều mùn hữu cơ để đắp lên mặt liếp tạo cho giun dễ sinh sản và lươn dễ chui rúc kiếm mồi.

3. Nuôi giun

Cho nước ngập rãnh 5-10
cm, cấy giun giống vào liếp. Mật độ 2,5-3 kg/m2. Rải phân chuồng đã ủ
hoai lên mặt liếp để tạo môi trường cho giun sinh sản, cách 3-4 ngày lấy
hết lớp mùn trên thay vào đó lớp phân mới 4-5 kg/m2 (vẫn phân chuồng ủ
hoai).

Sau khoảng 14 ngày thấy giun phát triển dày đặc bắt đầu thả lươn giống vào rãnh.

4. Mật độ thả lươn giống

Mật độ thả: 3-4 kg/m2, tỉ lệ sống trên 90% khi thu hoạch 6 – 10 con/1 kg.

5. Quản lý, chăm sóc

Suốt trong quá trình
nuôi, rãnh nước giữ mức sâu khoảng 10 cm và luôn chảy nhẹ. Giun nuôi
phát triển liên tục, lươn tự rúc bắt giun ăn, không phải cho ăn bất cứ
loại thức ăn nào khác.

6. Thu hoạch

Tùy theo mật độ nuôi và điều kiện chăm sóc… nuôi lươn ở các hình thức trên, năng suất bình thường đạt 5-10 kg lươn/1 m2.

Sản xuất lươn giống

Nguồn: KS. NGÔ TRỌNG LƯ

Trước
đây nguồn lươn giống tự nhiên tương đối nhiều, nhưng do đánh bắt chưa
đi đôi với bảo vệ, môi trường thay đổi,… nên gần đây nguồn lươn giống
càng cạn kiệt. Bởi vậy, muốn có đủ lươn giống, phải chủ động vừa lấy
giống ngoài thiên nhiên vừa cho lươn đẻ nhân tạo.

Lấy trứng, lươn con về ương nuôi

Hàng năm cứ đến mùa
lươn đẻ, nhìn kỹ ở mép bờ, bờ ao, bờ mương thấy ở các khe hở có các khối
bọt trắng, đối diện là các lỗ hút (thường ở ruộng lúa, nơi con lươn đực
gác bảo vệ), để phát hiện lươn con.

Dùng vợt xúc lươn con đem về thả vào các khay men, chậu nhựa, cho ăn bằng lòng đỏ trứng luộc chín và giun đỏ.

Ở miền Nam nước ta vào
đầu mùa mưa khi nước sông Cửu Long đổ về, lươn con thường nằm ở các đám
cỏ, bèo tây trôi theo dọc dòng sông ở các hồ, đầm, kênh… dùng vợt, rổ,
xúc về nuôi.

Vớt trứng về ấp

Từ các khối bọt trắng
biểu hiện lỗ đẻ của lươn, chúng ta có thể dùng gáo, vợt có mắt lưới dầy
để vớt các ổ trứng cho vào thùng có sẵn nước đưa về bể ấp. Khi nhiệt độ
nước 25-30oC, sau một tuần trứng nở thành lươn con, vớt lươn con ra ương
ở ao, thức ăn là giun, dòi, ốc băm nhỏ.

Nếu được chăm sóc tốt, nuôi đến cuối năm có thể đạt cỡ 20 g/con.

Nuôi lươn cho đẻ ở bể xây

Tại Trạm Nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng Tiên Sơn (Hà Bắc), đã nuôi thử lươn cho đẻ.
Xây bể (hình 2)

Cần tạo điều kiện môi trường sống của lươn gần với điều kiện sinh sản ở ngoài thiên nhiên.

Xây bể bằng gạch trát xi măng.

Diện tích: 3 m2.

Chiều cao 1,4 m, chiều rộng 1,5 m, dài 2 m.

Đáy bể cho một lớp bùn dầy (D) để lươn tránh nóng, tránh rét.

(A)  khoảng 1/3 thể tích của bể cho đất pha sét, dày 60 cm.
(B)  lớp đất thịt dầy 20 cm làm bờ trồng vài cây khoai nước, nơi lươn đẻ.
(C)  lớp nước bể sâu khoảng 40-50 cm, trên mặt thả ít bèo tây.

Giữa bể có cũi làm bằng tre có thả phên tre kéo lên xuống, nơi cho lươn ăn để dễ kiểm tra.
Thả 20 con lươn cỡ 30-40 cm đang mùa lươn đẻ.

Cho ăn: ngày 2 lần.

Thức ăn bằng động vật như: ốc sên, cá băm nhỏ, dòi. Thức ăn bằng thực vật như: rau muống, bèo tấm ủ chua trộn với cám, bã đậu.

Mỗi lần cho ăn khoảng 100-300 g, nhận thấy lươn ăn ít các thức ăn bằng thực vật.
Mỗi tuần thay nước một lần.

Sau 30 ngày nuôi thấy 4
tổ lươn đẻ (hiện tượng nổi bọt ở gốc cây khoai lang). Sau 1 tháng bắt
được 300 lươn con, cỡ 8-12 cm bám ở rễ bèo Nhật Bản.

Sau 2 tháng nuôi lươn thịt với mật độ 30 con/m3 (cỡ 20-30 cm), trọng lượng lươn tăng 50% so với lúc thả.

 

Cho lươn đẻ bằng phương pháp nhân tạo ở Trung Quốc

Nguồn: KS. NGÔ TRỌNG LƯ-2004

Kỹ
thuật sản xuất lươn giống về cơ bản giống kỹ thuật sản xuất cá giống,
nhưng vì lượng trứng của lươn ít (khoảng 80 đến 1.100 trứng trên một cá
thể) nên cần nhiều lươn bố mẹ.

a. Chọn lươn đực cái (bố mẹ)

Có thể chọn từ lươn đã
nuôi hay lươn mua ở chợ (phải lựa con khỏe, không bị xây xát), lươn cái
cỡ dài 25 ??30 cm nặng 100 ??200 g có bụng trứng to, ấn nhẹ thấy mềm, lỗ
sinh dục đỏ, da mỏng.

Con đực chọn con cỡ 150
??250 g, ấn nhẹ tay thấy tinh dịch màu trong suốt chảy ra. Đuôi con đực
thường dài hơn con cái, đầu thon mõm nhọn, hay hoạt động mạnh hơn con
cái.

b. Cho lươn đẻ

Cho lươn đẻ vào tháng
4-5 khi nhiệt độ nước 23-27oC, có thể dùng các loại thuốc LRH-A, HCG và
não thùy cá chép để kích thích lươn đẻ.

Tốt nhất là dùng LRH-A
tiêm một lần, lươn cái cỡ 50-250 g, tiêm 10-30 (g/1 con. Dùng khăn mềm
lau sạch và giữ cho lươn khỏi cựa, tiêm vào xoang ngực, mũi kim sâu
không quá 0,5 cm, dung dịch thuốc tiêm không quá 1 ml/con.

g/1Sau khi tiêm cho lươn cái 24 giờ, tiêm cho lươn đực, lượng tiêm 10 20  con.

Sau khi tiêm xong thả
lươn vào bể hoặc giai chứa để theo dõi, nước trong bể không sâu quá
khoảng 20-30 cm là vừa, một ngày thay nước một lần. Ở nhiệt độ nước 25oC
sau khi tiêm được 40 giờ, lưu ý phải kiểm tra liên tục 3 giờ một lần vì
thời gian hiệu ứng của lươn cái rất khác nhau, nên phải kiểm tra tới
giờ thứ 75 (sau khi tiêm) mới kết thúc.

Cách kiểm tra: Bắt lươn cái khẽ ấn bụng trứng, có trứng rời ra lập tức bố trí thụ tinh nhân tạo.

c. Thụ tinh nhân tạo

Bắt lươn cái đã rụng
trứng lau sạch bụng ép nhẹ cho trứng chảy ra dụng cụ chứa trứng (bô con
hay đĩa sứ), khi tắc thì dùng kéo con rạch lỗ sinh dục 0,5 -1 cm để ép
trứng chảy ra, ép 3-5 lần thấy hết trứng thì thôi.

Lấy trứng xong lập tức
cho tinh dịch vào thụ tinh bằng cách mổ lươn đực lấy một phần tinh sào,
soi vào kính hiển vi (độ phóng đại 400 lần) nếu thấy tinh trùng hoạt
động bình thường thì lấy cả buồng sẹ (tinh sào) ra cắt vụn bỏ vào đĩa
chứa trứng, nhẹ tay khuấy đều (1 con đực dùng 2-3 con cái), sau đó dùng
200 ml nước muối sinh lý cho vào, sau 5 phút cho nước sạch vào rửa hết
tạp chất rồi đưa trứng vào ấp.

d. Ấp trứng lươn

Dụng cụ ấp như đĩa sứ, bô con, giai chứa, bể kính v.v… đều được. Kích cỡ dụng cụ ấp tùy số lượng trứng nhiều hay ít.

Rải trứng ở đáy dụng cụ
ấp, dùng nước sạch, sâu 10 cm, cần thường xuyên thay nước. Không để
nhiệt độ ấp và nhiệt độ nước chênh quá 5oC. Nếu khống chế nhiệt độ ấp ổn
định khoảng 24oC, thời gian nở khoảng 240-280 giờ, tỉ lệ nở 80 -95%, 24lươn bột sau khi nở 24 giờ có chiều dài thân 16-21 mm, sau 72 giờ dài 19  mm, sau 120 giờ dài 22-30 mm, sau 144 giờ dài 23-33 mm.

Trong thời gian trên
lươn bột sống nhờ dinh dưỡng của noãn hoàng, luôn cựa mình bơi trong
nước rồi chìm xuống đáy nằm nghỉ. Hết giai đoạn lươn bột chúng bơi nhanh
trong nước và bắt đầu tìm mồi như giun đỏ để ăn.

e. Ương lươn giống

Ương trong bể xi măng
loại nhỏ, sâu 30-40 cm, mặt bể cao hơn nền đáy bể 20 cm, đề phòng nước
tràn lươn con đi mất. Bể ương có chỗ cho nước vào và lỗ nước ra, có lưới
cước bịt không cho lươn con chui qua.

Diện tích bể ương: 1-2
m2, lớn nhất không quá 10 m2. Đáy bể cho lớp đất dày 5 cm, bón lót phân
lợn, phân bò 0,5-1 kg/m2, cho ngập nước 10-20 cm, cấy giống giun vào đáy
bể. Đưa lươn bột đã nở 5-7 ngày (đã hết noãn hoàng) vào ương.

+ Mật độ ương: 100-200 con/m2

Thức ăn nuôi vài ngày
đầu tốt nhất là ăn giun con, động vật phù du, có thể tăng dần bằng thịt
cá xay nhuyễn. Không thả lẫn con to với con nhỏ vì chúng dễ ăn thịt lẫn
nhau.

Hàng ngày cần chú ý
thay nước. Sau khi ương một tháng lươn con dài trung bình 8 cm, đến vụ
ương sẽ thu được khoảng 100 con/m2, lươn giống có chiều dài bình quân 15
cm nặng 3 g.

+ Mật độ ương: 150-200 con/m2

Cho ăn bằng giun đất, dòi, một ít cám, cơm, ngọn rau. Ngày cho ăn hai lần.

Số lượng thức ăn bằng
8-10% tổng trọng lượng lươn, sau một tháng dài 50-55 mm, nuôi tiếp ở bể
khác. Mật độ 100-120 con/m2 cho ăn giun, dòi, các động vật khác… và 2
-3% thức ăn chế biến.

Năm đầu lươn dài 15-25 cm, nặng 5-10 g/con, cá biệt có con nặng 10-15 g/con.

Chú ý:

Trước khi thả lươn
10-15 ngày phải tiêu diệt hết cóc, nhái, bón 100-150 g vôi bột/1 m2 tháo
nước vào ngâm sau một tuần lễ tháo hết nước và dẫn nước mới vào.

Giữ sạch nước là điều quyết định thành bại khi nuôi lươn giống, đảm bảo đủ lượng oxy, nước ở bể sâu 10-15 cm.

Quan sát lươn hoạt động, vớt thức ăn thừa ở sàn cho ăn, kiểm tra vòi, van nước…

Kỹ thuật nuôi lươn thịt

Nguồn: KS. NGÔ TRỌNG LƯ-2004

Lươn
là loài cá sống chui rúc ở dưới bùn, điều tiên quyết để nuôi lươn có
kết quả là phải đảm bảo nguyên tắc: Lươn không bò trốn đi mất, tạo môi
trường sống tương tự gần giống với chúng sống ở ngoài thiên nhiên.

Tùy điều kiện: địa hình, quản lý, chăm sóc, giống lươn, thức ăn, phòng trị bệnh tật… mà có các hình thức nuôi khác nhau.

1. Bể xây nuôi lươn

Chọn nơi dễ lấy nước vào và thoát nước ra, nước chảy quanh năm càng tốt.

Bể nuôi lươn có nhiệm
vụ chính là ngăn chặn, nhưng cũng nên phù hợp với điều kiện sống tự
nhiên của lươn. Trước hết, bể phải đảm bảo độ cao để lươn không vượt qua
được. Độ cao tối đa mà lươn có thể dựng thân vào tường để ngoi lên là
2/3 chiều dài thân chúng (ví dụ: lươn dài 60 cm có khả năng dựng thân
tới 40 cm). Thứ hai, không nên xây bể quá rộng vì khó chăm sóc. Chiều
dài của mỗi bể nuôi có thể từ 2-5 m. Nếu có địa thế xây dài thì nên ngăn
thành nhiều bể.

Một số cơ sở đã xây bể theo kích thước: rộng 1 m, dài 3-5 m và cao 1-1,2 m: bằng gạch, đá, trát xi măng.

Tốt nhất là bể được xây
chìm dưới mặt đất từ 20-40 cm, đáy đổ lớp bùn nhuyễn cũng khoảng 20-40
cm, lớp nước 10-20 cm. Ở một đầu bể, ta đổ một lớp đất sét pha thịt cao
50-60 cm, rộng ít nhất 40-50 cm để lươn vào làm tổ. Phía trên lớp đất
trồng cỏ, rau khoai… để giữ đất và che mát. Cần bố trí một nơi cố định
trong bể làm chỗ cho lươn ăn để tiện việc theo dõi lươn ăn và làm vệ
sinh khi thức ăn còn thừa.

(Download xem chi tiết)

Rate this post

Viết một bình luận