Đặc điểm sinh vật học của loài gián | Nanovina.com.vn

Đặc điểm sinh vật học của gián

4.3

(86.67%)

6

votes

(86.67%)votes

Là một loài trong giới động vật, gián thuộc ngành động vật chân khớp, lớp côn trùng và bộ Blattodea. Tên bộ này bắt nguồn từ ”blatta” trong tiếng Hy Lạp. Xem thêm: Đặc điểm sinh thái học của loài gián.

Một số tên khoa học của các loài gián khác nhau là gián Mỹ (Periplaneta americana), gián gỗ Florida (Eurycotis floridana), gián phương Đông (Blatta orientalis), gián Đức (Blattella germanica), gián châu Á (Blattellaasahinai), gián Surinam (Pycnoscelus surinamensis), gián băng nâu (Supella longipalpa), gián Úc (Periplaneta australasiae), gián nâu khói (Periplaneta fuliginosa), gián gỗ Pennsylvania (Parcoblatta pennsylvanica), gián nâu (Periplaneta brunnea), và gián gió Madagascar (Gromphadorhina portentosa).

Gián trông như thế nào?

Gián có thân bẹt, hình bầu dục. Khi dùng tay tiếp xúc, cơ thể chúng trơn như dầu và có thể mát hoặc ấm, tùy thuộc vào nhiệt độ nơi chúng sinh sống. Đầu chúng nhỏ và được bao bọc bởi đốt ngực trước giống tấm khiên. Gián có 6 chân dài, phủ đầy gai giúp chúng có khả năng băng qua hầu hết các bề mặt. Phần bàn chân chuyên dụng gắn với khối xương cổ chân giúp chúng bò trên các bề mặt thậm chí trèo lên tường và trần nhà. Miệng gián hướng xuống phía dưới và về phía sau. Vài loài gián có cánh dẹt dọc theo lưng, mặc dù không phải loại gián nào cũng sử dụng cánh để bay.

Gián đực vốn dĩ nhỏ hơn gián cái. Các cá thể gián cái thường có kích thước lớn hơn và không có cánh ở một số loài, trong khi con đực được trang bị cánh. Trứng gián kết dính lại trong bọc trứng, còn gọi là túi bào tử, thường có màu nâu sẫm và hình bầu dục. Gián con có bề ngoài tương tự như gián trưởng thành nhưng màu sắc nhợt nhạt hơn và không có cánh. Sau khi lột xác vài lần, gián con sẽ phát triển đầy đủ thành gián trưởng thành.

Gián Đức màu nâu và dài từ 13-16 mm. Gián phương Đông có thể phát triển đến kích thước lớn hơn và có màu đen. Gián Mỹ có màu nâu-đỏ và là một trong những loài gián dài nhất sinh sống trong nhà, ước tính dài khoảng 40 mm. Gián gỗ Pennsylvania dài xấp xỉ 20 mm. Gián đực trưởng thành thuộc loài này có màu rám nắng.

Đặc điểm cấu tạo bên ngoài cơ thể gián

Gián có đôi mắt, miệng, tuyến nước bọt, râu, não, tim, ruột kết, cơ quan sinh sản, ruột giữa, chân, thực quản, ruột tịt, thân mập và các tiểu quản thể malpighi. Mắt gián chứa hơn 1000 thấu kính, giúp chúp quan sát nhiều vật thể cùng một lúc.

Chân gián nhạy cảm khác thường khi tiếp xúc. Râu gián, còn được gọi là xúc tu, có chức năng cảm nhận mùi. Gián có 2 phần phụ nhỏ trên bụng, còn được gọi là “cerci”, có chức năng như một phần tử thụ cảm. “Cerci” giúp chúng chiếm ưu thế trước kẻ thù, vì chúng rất nhạy cảm với các luồng không khí xung quanh.

Miệng gián có thể di chuyển linh hoạt và có khả năng cảm nhận mùi và vị cùng một lúc. Gián còn được trang bị tuyến nước bọt và thực quản giúp phân giải thức ăn. Tại đáy thực quản, thức ăn tạm thời được nằm trong diều. Sau khi vào trong dạ dày của gián, thức ăn sẽ được enzyme trong ruột tịt phân giải và ở trung tâm ruột là phần ruột giữa, có chức năng hấp thụ dinh dưỡng. Ta có thể dễ dàng nhìn thấy lỗ thở trên thân gián, dùng để hô hấp.

Trong cơ thể gián chứa dịch trắng gọi là thân vị mỡ. Tương tự như mỡ người, thân vị mỡ giúp gián dự trữ năng lượng khi cạn dinh dưỡng.

Thức ăn của gián

Gián là loài chuyên ăn những thứ hôi thối và rất phàm ăn, chúng sẽ tấn công bất cứ nguồn thực phẩm hữu cơ nào có sẵn. Mặc dù chúng thích đồ ngọt, thịt và tinh bột, chúng còn được biết có thể tiêu thụ những thứ khác như tóc, sách vở và các chất phân hủy. Gián sẽ ăn bất cứ thứ gì chúng bắt gặp: gián sinh sống trong cống rãnh ăn rác thải, còn các loài sống trong thân cây chết ăn gỗ phân hủy.

Khi không có nước, gián có thể sống vài ngày đến 1 tuần. Khi có nước nhưng thiếu hụt thức ăn, vài loài gián có thể sống đến vài tháng tại một thời điểm. Tuy nhiên, chúng sẽ bỏ mạng nhanh chóng nếu cho chúng thức ăn khô mà không cho nước.

Vài loài gián nhất định đã thích nghi với lối sống và nguồn thực phẩm của con người. Gián Mỹ có thể được tìm thấy ở nơi lưu trữ thực phẩm hoặc khu vực chế biến trong nơi ở của con người. Chúng chủ yếu xuất hiện trong nhà bếp, nhà hàng và tạp hóa. Chúng ưa những nơi ẩm ướt trong các kiến trúc và thường chui rúc trong tầng hầm vào mùa đông. Trong nhà, gián thường ẩn nấp trong các khe nứt và phía sau đồ đạc trong nhà, chui ra ngoài để sục sạo tìm thức ăn vào ban đêm. Vào mùa đông, các loài sống ngoài tự nhiên cũng xâm nhập vào nhà để tìm kiếm nhiệt độ và độ ẩm.

Hoạt động của gián

Gián là loài côn trùng có tính xã hội cao và thường sống theo đàn. Xem thêm: Tập tính xã hội của loài gián

Gián thường được tìm thấy ở những khu vực tối tăm, ẩm ướt trong nhà, khách sạn và nhà hàng. Vài loài còn sinh trưởng trong các cống rãnh hoặc ngoài tự nhiên. Đa số gián ẩn nấp trong những khu vực ẩn khuất, tối tăm vào ban ngày. Chúng có thể được tìm thấy phía sau đồ đạc và thiết bị trong nhà, cũng như dưới tủ lạnh và bếp lò, trong tủ nhà bếp hoặc chạn thức ăn. Chúng có khả năng tự làm dẹt cơ thể để chui qua các khe hở giữa tấm sàn và tường. Gián hoạt động mạnh vào ban đêm, khoảng thời gian này chúng ra ngoài tìm thức ăn và giao phối.

Gián sinh sống ngoài tự nhiên ở miền Nam nước Mỹ tham gia vào kì ngủ đông, trì hoãn giai đoạn phát triển của chúng vào mùa thu. Khi xuân đến, chúng hoạt động trở lại

Gián tiết ra pheromone tỏa mùi hương hóa học trong phân và trên cơ thể của chúng. Chất pheromone này có chức năng như một tín hiệu giao tiếp của chúng. Mùi pheromone giúp gián tụ tập lại với nhau tại nơi trú ẩn.

Nếu bạn nghi ngờ có gián hoạt động trong nhà, liên hệ với các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại của Nano Vina để thảo luận các phương án xử lý.

Rate this post

Viết một bình luận