Đặc điểm và cách làm bài văn tự sự – Ngữ văn 9
Hướng dẫn
Đặc điểm và cách làm bài văn tự sự
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA VĂN TỰ SỰ
Trong cuộc sống, con người có nhu cầu giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. Trẻ em muốn nghe kể chuyện cổ tích, một nhóm người hay một người muốn biết về một người khác là người như thế nào, muốn tìm hiểu câu chuyện xảy ra với người bạn của mình khiến bạn đó phải chuyển trường, hoặc đơn giản muốn sẻ chia với bạn một chuyện cảm động hay lạ lùng mà mình chứng kiến… Khi chúng ta đáp ứng những nhu cầu đó, tức là chúng ta đã sử dụng phương thức tự sự hay còn gọi là kể chuyện.
Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Tự sự khác với miêu tả ở chỗ nó không tả tỉ mỉ, chi tiết theo chủ quan của người kể (không nhằm mục đích làm cho người đọc cảm thấy mà chủ yếu là làm cho họ nắm được) ; khác với văn bản biểu cảm vì nó cố gắng trình bày một cách khách quan, theo trình tự, lớp lang, không bộc lộ trực tiếp tình cảm riêng của người kể (mặc dù có tỏ thái độ khen, chê); khác với nghị luận vì nó trình bày diễn biến của sự việc, chứ không trình bày luận điểm, lí lẽ. Văn bản tự sự cũng khác với văn bản hành chính – công vụ ở chỗ nó không giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, mà hướng tới làm cho người ta hiểu ý nghĩa của một quá trịnh sự việc nảy sinh, phát triển và kết thúc.
Xem thêm:
Cảm nhận tình mẫu tử qua bài thơ Con cò – 3 bài thơ về tình mẹ thiêng liêng
Văn bản tự sự cung cấp hiểu biết về sự việc và con người (nhân vật), giúp người đọc, người nghe hiểu được chúng một cách đúng đắn, đầy đủ.
Sự việc trong văn tự sự cần được trình bày một cách cụ thể: xảy ra vào thời gian nào, địa điểm xảy ra ở đâu, có những nhân vật nào tham gia, nguyên nhân xảy ra sự việc, diễn biến, kết quả. Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được rõ nhất tư tưởng mà người kể muốn truyền đạt.
Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc được kể trong văn bản. Nhân vật chia làm hai loại. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ giúp cho nhân vật chính và làm rõ nhân vật chính. Nhân vật được thể hiện ở các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết hình dáng, việc làm,… đặc biệt là trong mối quan hệ với nhân vật khác.
II – CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
1. Tri thức để làm bài văn tự sự
Bài văn tự sự có những yêu cầu khác nhau thể hiện ở yêu cầu của đề bài. Muốn viết được bài văn tự sự (kể chuyện) thì phải đọc hoặc nghe kể chuyện ; tự mình chứng kiến sự việc, tham gia vào sự việc ; có quen biết, gặp gỡ với người mình định kể (hoặc đã đọc và biết về người đó qua sách vở). Bao giờ cũng phải xác định yêu cầu chủ yếu là kể người, kể việc hay tường thuật.
Muốn có tri thức, người viết phải trực tiếp tìm hiểu sự việc, nhân vật, quan sát, ghi chép, hỏi những người am hiểu,… Đó là cách tích luỹ kiến thức trực tiếp. Tuy nhiên, tri thức cũng có thể tích luỹ một cách gián tiếp thông qua sách vở, thông qua mạng In-tơ-nét,.;. Cũng có khi phải sử dụng kết hợp cả hai nguồn tri thức với nhau.
Xem thêm:
Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ Văn lớp 9 của tỉnh Đồng Nai
2. Quy trình làm bài văn tự sự
Bài văn tự sự cũng được làm theo quy trình chung gồm 4 bước của một bài tập làm văn: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài. Muốn viết được bài văn tự sự thành công thì phải tìm hiểu đề và tìm được các ý cho bài viết đó. Sau khi tìm được ý, phải chọn ngôi kể và giọng kể cho phù hợp. Sau đó là lập dàn ý theo bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và viết bài. Trong khi viết có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là sửa lại bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
3. Ngôi kể trong văn tự sự
Tự sự là kể chuyện. Trong khi kể, có nhiều cách kể khác nhau, nhưng có hai ngôi kể chủ yếu quyết định nội dung câu chuyện.
Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”, kể lại câu chuyện mình tham gia hay chứng kiến. Người kể trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua; có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Những truyện như Dê Mèn phiêu lưu kí, Bức tranh của em gái tôi, Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6) ; Cuộc chia tay của những con búp bê (Ngữ văn 7) ; Tôi di học, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc (Ngữ văn 8) ; Chiếc ỉược ngà, Cố hương (Ngữ văn 9),… đều kể theo ngôi thứ nhất.
Xem thêm:
Soạn bài lớp 9: Người kể trong văn bản tự sự
Có một điều đáng chú ý là người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả. Ví dụ “tôi” trong Dế Mèn phiêu lưu kí là nhân vật Dê Mèn, “tôi” trong Bức tranh của em gái tôi là anh trai của Kiều Phương, “tôi” trong Lão Hạc là ông giáo, “tôi” trong Chiếc lược ngà là bác Ba.
Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện như tự giấu mình, chỉ gọi nhân vật bằng tên của chúng. Người kể không xuất hiện nhưng biết hết những chuyện xảy ra với nhân vật, có thể kể tự do, linh hoạt tất cả những điều đó. Hầu hết các truyện cổ tích đều kể theo ngôi kể thứ ba. Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạỵ con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Ngữ văn 6) ; Sống chết mặc baỵ, Những trò ìố hay là Va-ren uà Phan Bội Châu (Ngữ văn 7) ; Tức nước ƯỠ bờ, Cô bé bán diêm, Đánh nhau uới cối xay gió, Chiếc lá cuối cùng (Ngữ văn 8) ; Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bên quê,… (Ngữ văn 9) đều là những văn bản tự sự dùng ngôi kể thứ ba!
Cũng có sự kết hợp giữa ngôi kể thứ nhất với ngôi kể thứ ba theo cách chuyển đổi hoặc thêm ngôi kể ; hoặc kể theo ngôi thứ ba nhưng lại thông qua điểm nhìn, cách suy nghĩ của một nhân vật nào đó ; hoặc ngôi kể là chúng tôi, nhưng thực chất chỉ là một trong số các nhân vật (ví dụ Vượt thác, Những ngôi sao xa xôi).
Lựa chọn ngôi kể thích hợp tuỳ thuộc vào năng lực và ý thích, thói quen của người tạo lập văn bản. Cốt sao sự lựa chọn đó có lợi nhất cho việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản.
Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn