Đặc điểm và công dụng của dừa

Phân bố

Bến Tre được gọi là xứ dừa, đây là nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, thứ hai là Bình Định, các tỉnh Tây Ninh, Cà Mau, Trà Vinh, Khánh Hòa,.. cũng trồng nhiều dừa.

Cấu tạo cây dừa bao gồm các phần

Cây dừa thuộc loại rễ chùmRễ cây dừa mọc chùm, ra liên tục, lúc mới mọc màu trắng lớn lên chuyển dần thành màu đỏ nâu, rễ có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nước và giúp cây trao đổi khí.

Cây dừa thân gỗThân dừa mọc thẳng đứng, không phân nhánh, chiều cao trung bình thường từ mười lăm đến hai mươi mét, cây dừa có thể cao tới ba mươi mét.

-Một cây dừa có rất nhiều tàu lá dừa (bẹ dừa), nó dài từ bốn đến sáu mét, tàu lá dừa có màu xanh gồm có cuống lá, sống lá và lá. Cuống lá phình to dạng bẹ ôm lấy thân cây, sau khi lá khô, rụng đi sẽ để lại sẹo trên thân, lá dừa mọc không đối xứng nhau dọc theo hai bên sống lá.

Hoa dừa có hình dáng như hoa cao, lúc đầu thì có màu trắng đục như sữa, lớn dần chuyển dần thành màu xanh và hình thành ra buồng dừa.

Cấu tạo trái dừa được bao phủ bởi lớp vỏ tùy theo giống mà lúc trái nhỏ sẽ có màu xanh hoặc màu vàng hay màu nâu đỏ nhưng khi dừa khô thì vỏ đều có màu nâu. Bên trong vỏ dừa là phần xơ dừa có tính hút và giữ ẩm cao. Tiếp đến là gáo dừa, nó được tạo sau bốn tháng thụ phấn, gáo sẽ cứng dần lên, khi được tám tháng nó sẽ có màu nâu và rất cứng. Bên trong gáo là cái dừa hay còn gọi cơm dừa, lúc mới hình thành cái dừa rất mềm, sau cứng dần lên, màu trắng, nó bao bọc phần nước dừa bên trong. Nước dừa non có vị hơi chua, trái dừa nạo, dừa cứng cạy nước sẽ có vị ngọt thanh, dừa rám nước dừa có ga và có thêm vị the the, khi dừa khô nước dừa sẽ nhạt nhẻo không còn ngọt nữa.

Công dụng của từng bộ phận trên cây dừa

Tất cả bộ phận của cây dừa điều có thể sử dụng và tác dụng của nó cũng rất khác nhau:

-Dùng rễ dừa để đánh răng, để súc miệng hay chữa bệnh lỵ người ta dùng rễ dừa làm thuốc sát trùng, nó còn có thể dùng làm thuốc nhuộm.

Thân dừa có thể làm gỗ, làm cột nhà, gỗ dừa xả ra làm be, làm vật liệu cho công trình xây dựng, cây xấu dùng để bắc cầu, hoặc đồ mỹ nghệ, làm trống, thùng chứa, các con xuồng nhỏ.

Lá dừa được dùng để lợp: chuồng gà, vịt, heo, bò,… làm vật che phủ làm nơi trú ẩn tạm thời, đặc biệt trong đám cưới, đám hỏi miền tây, lá dừa dùng để làm rạp, tạo rất nhiều kiểu dáng đẹp, sinh động cho cổng hoa. Bên cạnh đó, một số loại giỏ đựng đồ, lãng hoa tạo ra từ lá dừa, cọng dừa dùng để xiên thịt hay xiên tôm nướng, nó cũng được dùng nhiều vào việc làm chổi.

-Lá dừa khô còn là vật nhóm bếp rất tốt.

Cái dừa khi dừa mới nạo: ăn cái dừa mềm, ngọt, ngon, trái dừa rám thì ăn cái dừa cứng, không còn ngon nữa nên dùng làm mứt, làm cốm dẹp, kho cá, kho thịt, kho tép ăn rất ngon, lúc trái dừa khô thì cái dừa lại được biết với công dụng làm nước cốt dừa, dùng để ăn kèm bánh bò, bánh rau mơ,… ngoài ra nó là nguyên liệu để làm ra dầu dừa rất tốt cho sức khỏe con người.

Nước dừa là loại nước giả khát khá phổ biến nhờ vị ngọt tự nhiên và rất bổ dưỡng, nước dừa non chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể nên có thể làm dịch truyền như nước biển. Ngoài ra, nước dừa cũng được sử dụng trong ẩm thực như thịt kho tàu, vịt quay chảo, tôm hấp nước dừa,…Nước dừa khô được người nông dân nấu liên tục nhiều giờ để cô đặc thành nước màu dừa, dùng ướp cho các món kho, nướng…

Tàu hủ dừa: ăn sống hay dùng làm gỏi, làm rau ăn rất ngon.

Xơ dừa( phần bên trong bao phủ gáo dừa) được chế biến thành chỉ xơ dừa làm nguyên liệu sản xuất một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, phủ gốc cây, làm giá thể để trồng rau. Ngoài ra dùng xơ dừa để xử lý nước thải rất tốt. Ở Malaysia, người ta làm áo giáp chống đạn bằng xơ dừa, đây là loại áo giáp nhẹ nhất.

Mụn dừa: người nông dân dùng nó để bó cây, tất cả các nhánh được bó đều ra rễ, rễ ra nhanh và phát triển mạnh.

-Khi đang đi làm ngoài vườn, lỡ bị đứt tay, người ta hay cạo lấy phấn dừa( bám trên những bẹ lá non) để cầm máu.

-Trồng trọt: người dân hay trồng cây, rau vào gốc dừa chết đã mục vì nó có nhiều chất dinh dưỡng thích hợp cho cây trồng.

-Sau khi phơi khô toàn bộ các phần của cây dừa: rễ, cây, lá, trái dừa điếc, vỏ trái dừa đã ăn, xơ dừa, mo nang, yếm dừa, chà( buồng dừa sau khi chặt hết trái) đều có thể làm nhiên liệu đốt rất tốt, gáo dừa khô ưu tiên dùng để nướng bánh tráng, bánh phồng hay nướng cá, nướng thịt, nướng khô,…

Các giống dừa

Dừa sáp đặc điểm là có cơm mềm, dầy, sền sệt, nước rất ít hoặc không có, đặc biệt không phải trái nào thuộc cây dừa sáp cũng là dừa sáp vì nó chỉ có một hay hai trái là dừa sáp trên cùng một buồng, nó được biết đến với tên gọi đặc sản của Trà Vinh.

Dừa dứa cũng tương tự dừa sáp chỉ có vài trái là dừa dứa trên một buồng dừa thôi, người ta gọi nó là dừa dứa vì nước dừa có vị dứa thơm dễ chịu.

 

Dừa xiêm xanh trái nhỏ dùng để uống nước vì nó có vị ngọt thanh, rất được ưa chuộng.

Dừa xiêm lục có màu sắc và kích thước gần giống dừa xiêm xanh, trái hình quả lê, có quầng xanh đậm dưới đáy trái dừa, đặc biệt nó ngọt hơn, hiện nay ở Việt Nam đây là giống dừa cho trái sớm nhất trong tất cả giống dừa.

Dừa lửa hay còn được gọi là dừa đỏ, trái tròn, năng suất cao, vỏ trái mỏng có màu nâu đỏ, nước có vị ngọt thanh, giúp thanh lọc cơ thể, phòng chống bệnh và chữa những bệnh như phong khớp, sỏi thận,…

Dừa ẻo là giống dừa trái rất sai, vỏ màu nâu, hoặc xanh, năng suất cao, dùng để uống nước, làm kem dừa, rau câu dừa, bên cạnh nó được trồng để tạo khu du lịch sinh thái, giống dừa này không được khuyến khích trồng vì kích thước trái nhỏ.

Dừa dâu trái sai, tròn, kích thước trung bình, hàm lượng dầu cao, có ba loại: dừa dâu xanh, dâu vàng và dâu đỏ.

-Dừa màu vàng là Dừa tam quan vỏ mỏng, có màu vàng sáng, năng suất không cao là đặc sản đến từ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Rate this post

Viết một bình luận