Đắk Lắk không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ ngây ngất lòng người mà còn nổi tiếng với nhiều món ăn làm nên thương hiệu núi rừng Tây Nguyên. Digiticket sẽ cùng bạn khám phá TOP 10 đặc sản Đắk Lắk nổi tiếng nhất có thể làm say lòng mọi du khách.
1. Bơ sáp
- Mức giá tham khảo: 60.000 – 170.000đ/ kg
Cứ khoảng tháng 12 dương lịch là hoa bơ sáp lại bắt đầu nở rộ, đánh dấu một mùa vụ sắp tới. Đến khoảng tháng 3,4 năm sau thì vườn nhà nào cũng có quả bơ sai chín. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại thì bơ sáp sẽ được trồng và thu hoạch quanh năm. Vì thế, bất kì khi nào bạn tới Đắk Lắk cũng đều có thể mua vài kg bơ sáp về làm quà.
Loại bơ phổ biến nhất là bơ 034. Nó có hình dạng thuôn dài, 1 quả từ 300g – 800g. Phần bơ dày và hạt lép hoặc không có hạt.
Ảnh: Trần Thị Thúy Ngân
Có thể bạn chưa biết, bơ sáp – đặc sản Đắk Lắk là loại quả đang cung cấp lớn nhất cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Loại quả này có thịt bên trong dày, lớp vỏ mỏng, nhìn bên ngoài có màu xanh và bóng khác hẳn bơ thường.
Hạt bơ không quá to, nếu mới ăn lần đầu sẽ thấy bơ hơi nhạt. Nhưng nếu bạn đã ăn bơ thường xuyên thì loại quả của núi rừng Đắk Lắk này sẽ ‘gây nghiện’ cho bạn. Bơ thơm, ngậy, béo và dẻo quánh.
Ảnh: Sưu tầm
Đây là một trong những loại đặc sản Đắk Lắk được du khách tìm mua nhiều nhất về để làm quà đấy. Bạn có thể tìm mua bơ sáp ở Thực phẩm sạch BMT tại 120 Hoàng Diệu, Thắng Lợi, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
2. Gà nướng Bản Đôn
- Mức giá tham khảo: 200.000 – 250.000đ/ con
Đây là món ăn dân giã của một số dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, ngày nay nó đã trở thành một đặc sản Đắk Lắk không thể bỏ lỡ. Nguyên liệu quan trọng nhất là thịt gà. Gà phải được chọn thật kĩ.
Gà được thả vườn, tự kiếm ăn chứ không phải gà nuôi công nghiệp. Mỗi con phải nặng tầm hơn 1 kg, nếu quá lớn sẽ có nhiều mỡ nhưng quá nhỏ thì thịt sẽ không thơm, nướng bị quắt lại.
Ảnh: @jena_lovestocook
Trước khi nướng, họ sẽ đem gà đi ướp muối, nước sả và mật ong rừng trong 30 phút. Sau đó mới nướng gà trên lửa than. Da gà vàng ươm, thịt thơm nức. Nhìn thôi cũng khiến bạn phải ‘chảy nước miếng’ rồi. Miếng gà được xé ra vẫn còn ẩm bên trong.
Da gà dai, giòn, thịt mềm, ngọt, thơm, kết hợp với mùi xả và vị hơi cay cay mặn mặn của muối ớt làm tăng sức hấp dẫn thịt. Món này ăn ngon nhất khi được chấm với muối sả hoặc muối ớt rừng xanh được làm chuẩn theo phong cách núi rừng Tây Nguyên.
Ảnh: @ni_cherry
Những buổi chiều se lạnh mà được thưởng thức gà nướng đậm đà kết hợp với thanh cơm lam nóng hổi thì thật vô cùng ấm áp. Món ăn này không chỉ là một món gà thông thường mà còn phảng phất hương vị của núi rừng Tây Nguyên.
Ảnh: Sưu tầm
3. Rượu cần – đặc sản Đắk Lắk
- Mức giá tham khảo: 100.000 – 150.000đ/ lít
Rượu cần là thức uống có cồn. Sở dĩ gọi là rượu cần vì khi uống, người ta dùng một cái ống gọi là ‘cần’ để hút lên. Đối với người dân Đắk Lắk, rượu cần là sản phẩm văn hóa đặc trưng của mỗi gia đình.
Theo thứ tự sẽ là thầy cúng uống trước, rồi tới khách quý, tới chủ nhà và tới người còn lại. Tất cả người dân Đắk Lắk đều uống được, không phân biệt già trẻ, gái trai, uống bao nhiêu cũng được.
Ảnh: Sưu tầm
Để làm được một hũ rượu cần, người dân sẽ ủ men rượu với gạo hoặc ngô, khoai, sắn hoặc một số loại quả rừng khác. Điểm đặc biệt của loại rượu này là loại men ủ đặc biệt. Men được làm từ lá rừng nhưng cách làm thì luôn được giữ bí mật. Rượu sau khi lên men từ 5 – 7 ngày sẽ không được chưng cất giống rượu thường mà được chôn dưới đất. Chôn càng lâu thì uống càng ngon, phổ biến sẽ chôn trong 100 ngày.
Ảnh: Sưu tầm
Rượu cần thường được sử dụng trong các dịp lễ hội hoặc dùng để mời khách quý. Uống rượu cần là nét sinh hoạt văn hóa của người Đắk Lắk. Thứ tự uống là thầy cúng, chủ nhà nữ, khách quý, nam…
Rượu cần có độ nồng nhẹ, vị cay nhẹ, mùi thơm của gạo và lá rừng. Không chỉ vậy, rượu cần còn có một số lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tiêu biểu là sự kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và làm ấm người nhé.
Ảnh: @paradisetravel_vietnam
4. Cơm Lam
- Mức giá tham khảo: 20.000đ – 30.000đ/ ống
Cơm lam là món chắc chẳn nhiều người đã biết. Bởi nó đơn thuần chỉ là gạo được nấu chín trong ống nứa, cách nấu này được gọi là lam. Đây là món ăn đặc sản của Đắk Lắk gắn liền với cuộc sống hàng ngày từ nhiều năm trước.
Bởi nguyên liệu đơn giản, dễ nấu, để được lâu và dễ dàng mang theo nên món cơm lam ngày xưa chỉ dành cho những người đi rừng. Nhưng ngày nay, nó đã được bán phổ biến đến khách du lịch như một cách để phổ biến văn hóa Tây Nguyên.
Ảnh: @kikishop0203
Để làm được một ống cơm lam, nguyên liệu chỉ cần gạo và một ống nứa non. Dùng nước trong ống để đun là ngon nhất. Dùng lá bịt lại 1 đầu ống và đun sao cho đều. Tới khi vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng bên ngoài là cơm cũng đã chín. Cơm lam trắng dẻo, thơm mùi cây non. Nếu mua về làm quà thì bạn có thể chấm ăn với muối vừng. Còn nếu đang ở Tây Nguyên thì hãy mua muối riềng, đảm bảo sẽ ngon hết sảy.
Ảnh: @khai1428
Bạn có thể dễ dàng mua được cơm lam tại các địa điểm du lịch ở Tây Nguyên. Cơm sẽ thường được thổi chung với một ít nước cốt dừa. Vị cơm chín ngọt ngọt, nước cốt dừa hơi ngậy kết hợp với mùi ống nứa non khiến vị vừa lạ vừa quen. Cơm mà hơi xém một chút thì càng đậm hương vị hơn nữa. Chắc chắn đây sẽ là món dễ ăn, dễ mua mà bạn không nên bỏ qua chút nào.
Ảnh: @lunedemiel2711
Thỉnh thoảng, người dân cũng sẽ ngâm gạo với một ít nước từ củ dền làm tăng màu sắc của cơm lam. Cơm lam vì thế đã trở thành một món ăn mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Nguyên và đang được quảng bá rộng rãi tới du khách. Không chỉ vậy, nó còn là nét văn hóa của người dân tộc ở Đắk Lắk.
5. Lẩu rau rừng
- Mức giá tham khảo: 50.000đ – 150.000đ/ nồi
Đến với Tây Nguyên bạt ngàn, ngoài thắng cảnh hùng vĩ và con người thật thà thì bạn còn được cảm nhận vẻ đẹp ấy qua từng chiếc lá. Hương vị đó được thể hiện qua một món ăn giản dị: Lẩu rau rừng. Nguồn gốc của món ăn này là của người dân tộc Ê – đê. Khi phải đối mặt với khó khăn, thiếu lương thực, họ đã hái những loại lá khác nhau về để ‘chống đói’. Qua thời gian, đây lại trở thành đặc sản Đắk Lắk và mang sức hấp dẫn lớn với du khách.
Ảnh: Sưu tầm
Dù được gọi là lẩu nhưng thực chất thì nó giống một món canh từ nhiều loại rau nấu cùng ít thịt. Có khoảng hơn 10 loại rau được đun chung với nhau. Chủ yếu trong đó là những loại được tìm thấy khi người bản địa đi làm nương rẫy. Ban đầu, món ăn chỉ để phục vụ cho những bữa ăn nhanh. Tuy nhiên, vì chứa đựng hương vị của núi rừng Tây Nguyên nên món ăn vẫn phổ biến và được đưa vào một số nhà hàng ở đây.
Ảnh: Sưu tầm
Lựa chọn rau cũng khá tỉ mỉ bởi nếu không có hiểu biết thì sẽ chọn phải những loại cây độc hoặc kị nhau. Mỗi loại lá đều mang những dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ví dụ như lá lộc vừng, vị khá chát nhưng lại có thể điều vị; lá đinh lăng vị đắng, giúp lưu thông máu tốt; sâm đất vị nhạt, mát giúp ăn ngủ tốt; ngoài ra còn có diếp cá, quế, húng… Nước lẩu thì được nấu từ xương, tôm khô và các loại mắm khác.
Ảnh: Khánh Ni
6. Cá bống thác kho riềng
- Mức giá tham khảo: 60.000đ – 100.000đ/ nồi
Cá bống thác kho riềng là món ăn đặc sản Đắk Lắk nói riêng và của núi rừng Tây Nguyên nói chung. Đây là loại cá đặc biệt khác hẳn với cá nuôi ở ao hồ miền xuôi bởi chỉ sống ở những khu thác đổ. Do đặc điểm của nước sạch, trong và nước đổ mạnh nên cá cũng trắng, nhỏ, thịt săn. Cá bống sẽ được bắt vào khoảng tháng 3, lúc đó nước chảy nhẹ. Những người đi rẫy sẽ mang xoong và gạo để xuống khe bắt cá.
Ảnh: Sưu tầm
Cá bống sau khi bắt sẽ được rửa sạch và ướp muối cho cứng lại. Người dân cũng sẽ đi đào một ít riềng rừng và giã nhỏ. Cách làm thì rất đơn giản. Họ sẽ đem rán vàng cá, sau đó bỏ riềng giã vào đun chung. Sau khi sôi thì thêm ít gia vị và hành lá thái nhỏ là có món cá bống thơm lừng. Đây là món ăn có tính truyền thống của người dân tộc vùng Đắk Lắk. Bởi nó đã xuất hiện từ lâu và được người dân sáng tạo để bữa cơm đa dạng hơn.
Ảnh: Sưu tầm
Với những người dân Đắk Lắk, bữa cơm đạm bạc mà có thêm món cá bống thác kho riềng thì chẳng còn gì ngon hơn nữa. Nếu tới đây thử một lần, bạn sẽ cảm nhận hết hương vị của món ăn. Cá ngọt ngọt mặn mặn, thơm mùi riềng ăn chung với cơm trắng. Hương vị không thua kém bất kì món ăn nào ở miền xuôi. Nếu cá kho dưới xuôi mềm và thịt dễ nát thì cá bống thác thịt rất chắc và thơm.
Ảnh: @cooky.vn
7. Thịt nai
- Mức giá tham khảo: 220.000đ – 300.000đ/ kg
Thịt nai là loại thịt đỏ mềm, ít gân và mỡ có màu trắng ngà. Khi chín thì thịt có màu hồng. Nếu ngửi lần đầu, nó có mùi rất hôi, phải sơ chế rất cẩn thận trước khi đem nấu. Trong thịt cũng chứa rất nhiều protein, chất béo, các khoáng chất sắt, phốt pho, kali, selen, các axit amin và vitamin tốt cho cơ thể con người.
Ảnh: Sưu tầm
Vào một ngày cuối tuần, chỉ cần sơ chế một chút là có thể làm thịt nai nướng. Mọi người trong gia đình sẽ có được 1 bữa tiệc nhỏ, nhâm nhi với một ít rượu trắng. Nhanh gọn hơn thì có thể đem thịt nai đi xào với một ít hành lá hoặc hấp bia. Còn nếu ăn tại Đắk Lắk, bạn sẽ thấy từng tảng thịt được treo trên bếp lửa. Ăn tới đâu họ sẽ cắt tới đó, thịt ngọt, mềm và hơi mùi khói.
Ảnh: Sưu tầm
8. Cà phê đặc sản Đắk Lắk
- Mức giá tham khảo: 70.000đ – 100.000đ/ kg hạt
Bỏ qua những món ăn, bây giờ sẽ là một loại hạt làm nên thương hiệu của Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Chắc hẳn nhiều bạn đã biết, Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk là vựa cà phê lớn nhất Việt Nam. Không chỉ thế, đây còn là nơi xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới với tổng sản lượng từ 11.6 – 11.8 triệu tấn/năm. Nguyên nhân là do vùng đất này phù hợp với cây cà phê và có thể trồng ra loại hạt có hương vị cực kì khác biệt.
Ảnh: Sưu tầm
Nói chung, do đặc điểm là đất dỏ Bazan và mưa nhiều, hạt cà phê ở đây có vị mạnh, ít chua. Tuy nhiên, với mỗi vùng lại cho ra những hạt mang hương vị khác nhau. Theo nghiên cứu, có hơn 700 loại hoạt chất tạo nên hương vị ẩn trong hạt cà phê. Nếu cà phê Cầu Đất có mùi hạnh nhân thì cà phê Tây Bắc lại có mùi của quế hồi… Nhưng chắc chắn rằng, khi uống loại đặc sản Đắk Lắk này, bạn sẽ cảm nhận được vị của nắng và gió ở Tây Nguyên.
Ảnh: Sưu tầm
Những ly cà phê được làm từ cà phê Đắk Lắk đều có hương vị đặc biệt. Vào những ngày đông, một ly cà phê đen sẽ làm ấm người. Đây là loại cà phê pha chung với đường hoặc sữa. Nếu yêu thích hương vị nguyên thủy của cà phê thì bạn cũng nên thử cà phê phin nhé. Còn trong những ngày hè nóng nực, để tỉnh táo hơn, bạn có thể thưởng thức một ly đen đá.
9. Rượu thuốc Amakong
- Mức giá tham khảo: 150.000đ – 200.000đ/ hũ
Tiếp tục trở lại với một loại rượu được coi là đặc sản Đắk Lắk. Nguồn gốc của loại rượu này chính là từ một người tên Amakong – ông vua săn voi của Tây Nguyên. Người ta thấy rằng cho dù đến 80 tuổi thì ông vẫn rất khỏe như trai 20. Và bí quyết của ông chính là rượu thuốc Amakong. Đây là loại rượu ngâm với 8 loại thuốc Đông y tốt cho sức khỏe:
Ảnh: Sưu tầm
- Cỏ máu: Là loại cây giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, nó còn kích thích tiêu hóa và tăng cường hấp thụ dưỡng chất.
- Thổ phục linh: đây là loại thuốc rất quen thuộc trong việc điều trị bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa và phong thấp. Bên cạnh đó, nó còn giúp thanh lọc cơ thể, từ đó giúp điều trị mụn nhọt do nóng trong gây nên.
- Sâm rừng: Đây là loại thuốc được bán nhiều trên thị trường do sự lành tính và giúp giảm căng thẳng cho con người. Nó cũng rất tốt cho những người bị bệnh huyết áp vì giúp điều hòa nhịp tim của cơ thể.
- Ngoài ra còn có kỷ tử, tơm trơng, nấm linh chi, kỳ tử và dâm dương hoắc đều là những loại thuốc tốt cho cơ thể, đặc biệt là sức khỏe của nam giới.
Ảnh: Sưu tầm
Với nhiều thành phần như vậy, rượu thuốc Amakong có thể giúp nam giới cải thiện sinh lực, tăng sức đề kháng của cơ thể, điều trị gout và huyết áp. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và sảng khoái hơn. Đây là rượu thuốc để uống chứ không phải rượu thuốc bôi. Tuy nhiên, tại địa điểm du lịch thì loại rượu thuốc này được bán tràn lan. Bạn hãy chú ý để tránh mua phải hàng giả nhé.
- Xem thêm: 10 quán ăn ngon ở Buôn Ma Thuột
10. Mật ong – đặc sản Đắk Lắk từ hoa cà phê
- Mức giá tham khảo: 100.000 – 250.000đ/ lít
Đây chắc chắn là một loại đặc sản Đắk Lắk không thể bị lẫn với các loại đặc sản khác. Mật ong hoa cà phê được nhiều người ưa chuộng do có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Vào những tháng 2 – tháng 4, hoa cà phê sẽ nở trắng cả vùng Tây Nguyên. Những chú ong sẽ lấy hết mật của hoa về để xây tổ cho mình. Chính vì thế, hương vị của loại mật này vô cùng đặc biệt và hương vị sẽ phụ thuộc nhiều vào từng loại cà phê của mỗi vùng.
Ảnh: Sưu tầm
Đặc trưng của loại mật này là có màu vàng nhạt, sánh, mùi ngọt và thơm nhẹ. Một số loại mật ong mua trên thị trường, nếu để lâu ngày sẽ bị đóng khối ở đáy chai. Tuy nhiên, điều này ít xảy ra đối với mật ong Đắk Lắk. Cho dù bạn có để cả năm thì màu sắc hay hương vị cũng không bị thay đổi. Đặc biệt là sẽ không bao giờ bị vón cục dưới đáy. Chất lượng sản phẩm cũng sẽ được giữ nguyên.
Ảnh: Sưu tầm
Trên đây là 10 món đặc sản Đắk Lắk mà Digiticket đã tổng hợp lại giúp bạn. Hãy lưu vào sổ tay du lịch của mình để có thêm nhiều lựa chọn khi đến khám phá mảnh đất hoang sơ này nhé. Chúc các bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thật vui vẻ!
- Xem thêm: Đặc sản Buôn Ma Thuột
Ảnh đại diện thuộc bản quyền của Instagram: @lunedemiel2711