Đắk Nông có gì chơi?

Nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, huyền ảo của những cánh rừng cao su rộng lớn, đồi chè bát ngát, hay những dòng thác hùng vĩ, Đắk Nông trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách gần xa – những người yêu thiên nhiên thích khám phá. Đắk Nông có gì chơi? Dưới đây là danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Đắk Nông, khi tới đây bạn không nên bỏ lỡ những điểm du lịch này nhé.

2

Vườn Quốc Gia Yok Đôn – Đắk Nông

Mảnh đất Tây Nguyên có quá nhiều cảnh đẹp từ thiên nhiên, trong đó nổi bật vẫn là những khu rừng đặc dụng. Nếu có cơ hội ghé thăm Đắk Nông, đừng bỏ lỡ trải nghiệm tại rừng Quốc gia Yok Đôn.

Vườn Quốc Gia Yok Đôn - Đắk NôngVườn Quốc Gia Yok Đôn - Đắk Nông

Yok Đôn là khu vườn đặc dụng nằm trên địa bàn hai tỉnh Đắk Nông và Đak Lak, cụ thể thuộc xã Ea Pô thuộc huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông và xã Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung và Chư M’Lanh thuộc huyện Ea Súp tỉnh Đak Lak. Vườn Quốc gia Yok Đôn được thành lập năm 1992 với diện tích 1.155km2, hiện đang là khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam. Với diện tích lớn như vậy, bên trong khu rừng có một hệ sinh thái vô cùng hấp dẫn, trở thành một điểm du lịch khi đến vùng đất Tây Nguyên.

Rừng quốc gia Yok Đôn nằm trên hai ngọn núi là ngọn núi Yok Đôn và Reheng phía nam sông Sê – rê – pok. Trong rừng chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng khộp, tại Việt Nam thì đây là nơi duy nhất bảo vệ rừng khộp.

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều dạng nghiên cứu ở vườn quốc gia. Ngoài công tác bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái bên trong vườn thì nơi đây còn đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan và thám hiểm.

Vườn Quốc Gia Yok Đôn - Đắk NôngVườn Quốc Gia Yok Đôn - Đắk Nông

Đến tham quan vườn Quốc gia Yok Đôn vào thời điểm nào cũng có nét thú vị của riêng từng mùa. Ở rừng chia thành hai thời điểm khí hậu là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm, lúc này nắng ở Tây Nguyên gắt nhưng bên trong rừng vẫn luôn rất mát mẻ. Nhưng nếu lý tưởng hơn bạn nên đi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, đây là thời điểm thảm thực vật bên trong Yok Đôn trở nên phong phú và tươi mát, ngoài ra bạn còn có cơ hội ngắm sự hùng vĩ của dòng Sê – rê – pok.

Bên trong vườn Quốc gia Yok Đôn có đến 90% diện tích là rừng nguyên sinh, đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật. Bên trong khu rừng được chia thành 3 khu: vùng bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt 80.947 ha; vùng phục hồi sinh thái 30.426 ha và khu cuối cùng nơi phục vụ dịch vụ hành chính 4.172 ha.

Theo khảo sát hiện bên trong rừng có có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống. Đặc biệt bên trong rừng đang có đến 36/56 loài động vật quý hiếm của Đông Dương, 17 loài ghi trong sách đỏ thế giới.

Không những lưu giữ một hệ sinh thái đa dạng mà vườn Quốc gia Yok Đôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Tại Yok Đôn hiện có khoảng hơn 6000 nhân khẩu đang sinh sống, đến từ nhiều dân tộc khác nhau như Ê – đê, Lào, M’nong..

Vườn Quốc Gia Yok Đôn - Đắk NôngVườn Quốc Gia Yok Đôn - Đắk Nông

Đến với Yok Đôn chắc chắn không thể bỏ lỡ hoạt động cưỡi voi. Đàn voi ở Yok Đôn hiện chiếm 70/100 con của cả nước. Đến đây bạn sẽ được ngồi trên lưng những chú voi đi dạo quanh rừng, đây cũng là đặc trưng của vùng núi Tây Nguyên.

Hoạt động thể thao thường được du khách lựa chọn là leo núi. Nếu bạn đam mê trekking và muốn chinh phục ngọn núi ở Tây Nguyên thì có thể lựa chọn khám phá đỉnh Yok Đôn, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa ngắm nhìn được khu rừng khộp từ trên cao.

Hiện nay Buôn Đôn là nơi đang giữ gìn và bảo tồn nhiều kiến trúc nhà sàn truyền thống xưa – nhà rông Tây Nguyên dưới sự sáng tạo của người dân nơi đây. Nếu bạn không thích đi sâu vào rừng sâu để khám phá thì lựa chọn khám phá, tìm hiểu về các nét văn hóa đồng bào dân tộc là lựa chọn tốt nhất. Bạn sẽ được đắm chìm trong những vũ điệu cồng chiên, thưởng thức các món ăn truyền thống,.. hứa hẹn đều là những trải nghiệm khó quên.

3

Thác Diệu Thanh – Đắk Nông

Thác Diệu Thanh nằm tại dòng suối Đắk Tít, thuộc ranh giới của hai xã Nhận Cơ và Quảng Tân huyện Đắk R’Lấp. Thác này mang vẻ đẹp mộng mơ mà cũng hoang sơ. Đúng ra, đây là một quần thể nhiều thác lớn nhỏ. Thác lớn nhất có độ cao khoảng 30m, nước đổ xuống vực sâu. Nhiều thác nhỏ cùng thác lớn tung bọt trắng xoá quanh năm.

Thác Diệu Thanh - Đắk NôngThác Diệu Thanh - Đắk Nông

Thác Diệu Thanh đẹp, hoang sơ và thơ mộng. Ngoài thác lớn nhất từ độ cao khoảng 30m đổ xuống vực sâu, Diệu Thanh còn có nhiều dòng thác nhỏ, cùng thác mẹ, nước đổ xuống suối quanh năm tung bọt trắng xoá. Dưới chân ngọn thác là cả một khoảng rộng mênh mông nước có nhiều mô đá nhỏ nhấp nhô, tạo thành hàng trăm dòng chảy ra nhiều hướng. Hai bên bờ suối là những bãi đất bằng phẳng có nhiều cây xanh toả bóng mát.

Thác Diệu Thanh - Đắk NôngThác Diệu Thanh - Đắk Nông

Tại thác Diệu Thanh có ba cụm thác : cụm thác chính lớn nhất cao khoảng 15m nằm ở giữa sông, cụm thứ hai thì nằm phía bên phải còn cụm thứ ba thì nằm ở phía dưới thác chính.Những dòng thác chảy ngày đêm làm cho nước tung bọt trắng xóa, bụi nước tung lên tạo thành màn sương mờ mà mát lạnh bao quanh chân núi đá. Mặt nước ở dưới chân thác có vô số hòn đá to nhỏ nhấp nhô làm cho dòng nước bị chặn và chia dòng nước ra thành hàng trăm dòng chảy nhỏ.

Nếu đã mệt thì bạn có thể vào trong gầm thác để ngồi tránh nắng,nghỉ ngơi và trò chuyện. Trong gầm thác có những hang sâu với nhiều tảng đá lớn bằng phẳng.Ở dưới chân thác còn có buôn làng của người M’Nông và người Mạ – nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Khi bạn đến đúng vào các ngày tổ chức lễ hội thì bạn sẽ có cơ hội thưởng thức các màn trình diễn cồng chiêng và múa hát.

Thác Diệu Thanh - Đắk NôngThác Diệu Thanh - Đắk Nông

Thác Diệu Thanh là một điểm du lịch khá lý thú dù nằm ở nơi khuất vắng giữa chốn non xanh của đại ngàn. Đến thác nếu đúng vào mùa nước cường thì trông thác thật tuyệt. Những sợi nắng sáng đang lưỡng lự hắt từ sau lưng thác trở về phía trước khiến dòng nước trắng xóa thêm sắc lấp lánh. Đứng tận rẫy cà-phê cách suối gần 200m, hơi nước vẫn bay theo, tạo cảm giác mát mẻ, khoan khoái.

Đến khoảng tháng 11-12, dòng nước chảy chậm rãi nên có thể xắn quần lội qua bờ bên kia ngắm cảnh mà không sợ bị nước cuốn trôi. Cũng khá thú vị vì chảy chếch bên mạn trái của thác Diệu Thanh là một dòng thác nhỏ như hình bóng đứa con nhỏ của Diệu Thanh ngày đêm bên mẹ thủ thỉ, thầm thì…Dưới chân ngọn thác là cả một khoảng rộng mênh mông nước có nhiều mô đá nhỏ nhấp nhô, tạo thành hàng trăm dòng chảy ra nhiều hướng. Hai bên bờ suối có những bãi đất bằng phẳng có nhiều cây xanh toả bóng mát, là nơi du khách có thể dừng chân để chiêm ngưỡng toàn cảnh ngọn thác này.

4

Thác Ba Tầng – Đắk Nông

Rời thị xã Gia Nghĩa, đi ngược quốc lộ 14 về hướng thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) chừng 10km là tới xã Quảng Thành, rồi theo con dốc thoai thoải đất đỏ xuống thêm 300m về phía thung lũng, du khách có thể nghe tiếng dội ầm ầm của thác nước Ba Tầng.

Thác Ba Tầng - Đắk NôngThác Ba Tầng - Đắk Nông

Người ta gọi là thác Ba Tầng bởi vì khi nước suối chảy đến đây phải qua ba tầng thác mới đến lòng suối nằm ở phía dưới. Ba tầng thác này nằm nối tiếp nhau trong một chiều dài khoảng 40m. Tầng thứ nhất không cao lắm, nước từ các tảng đá rơi xuống lòng thác từ độ cao hơn 1,5m. Cách tầng thác thứ nhất chừng 20m là tầng thác thứ hai. Ở tầng thác này, dòng nước suối xanh trong sau khi len lỏi giữa những tảng đá nằm kề nhau và từ độ cao khoảng 2m đã tràn xuống phía dưới tung bọt trắng xóa. Thác thứ ba là thác lớn nhất và là thác chính của cụm thác Ba Tầng. Ngọn thác chính này cao hơn 20m, ngày đêm ầm ào chảy giữa khung cảnh yên vắng của núi rừng và đổ tràn về hai bên bờ suối.

Ở đây dòng suối khá rộng, ven bờ có nhiều lùm cây cao tỏa bóng mát mà du khách có thể ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh dòng nước tuôn trào từ trên cao xuống trong âm vang của tiếng thác reo. Đứng dưới nhìn lên ta thấy hơi nước tỏa bay ra xung quanh như một lớp sương mù bao phủ ngọn thác mải miết reo vang muôn thuở giữa ngàn xanh.

Thác Ba Tầng - Đắk NôngThác Ba Tầng - Đắk Nông

Quanh thác Ba Tầng có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẳng, thoáng mát để cho du khách cắm trại, thư giãn khi đến thăm thắng cảnh này. Khách cũng có điều kiện ngắm nhìn dòng thác từ nhiều góc độ khác nhau và sẽ thú vị biết bao khi được cắm trại nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên đại ngàn. Cùng với thác Diệu Thanh, thác Ba Tầng từng là điểm du lịch dã ngoại đầy thi vị của tỉnh Đắk Nông…

Ngay từ xa, những âm vang của tiếng thác reo giữa núi rừng đã như một lời gọi mời lý thú, và khi đến gần thì trước mắt du khách là cả một vùng hơi nước mịt mù tựa như lớp sương dày bao phủ ngọn thác đã tạo cho thiên nhiên nơi đây vẻ huyễn hoặc hoang liêu. Với nhiều cây cao ven bờ tỏa bóng mát, lại có bãi đất rộng khá bằng phẳng, du khách có điều kiện ngắm nhìn dòng thác từ nhiều góc độ khác nhau và sẽ thú vị biết bao khi được cắm trại nghỉ dưỡng giữa thiên nhiên đại ngàn.

5

Chợ Phiên Đăk R’Măng – Đắk Nông

Khi hoa cà phê nở trắng muốt trên những quả đồi, trời bắt đầu se se lạnh báo hiệu mùa xuân sắp về với cao nguyên Đắk Nông, đồng bào Mông tại mảnh đất vùng cao này lại xúng xính quần áo, rủ nhau đi chợ phiên Tết.

Chợ Phiên Đăk R’Măng - Đắk NôngChợ Phiên Đăk R’Măng - Đắk Nông

Chợ phiên người Mông bày bán đủ thứ, thu hút đông đảo người dân đến mua sắm nhưng rộn ràng, đông vui nhất là phiên chợ nhưng ngày giáp Tết Nguyên đán.

Sáng chủ nhật cuối năm tại thôn Đắk Nang (xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long), tiếng đồng bào Mông đã í ới gọi nhau đi chợ sớm. Dịp này các bà các mẹ thường mang những bộ váy áo đẹp nhất ra mặc, trong khi đàn ông chỉ ăn vận đơn giản với chiếc áo năm thân và chiếc quần ống rộng. Làng của đồng bào Mông ở xã Đắk Som, nằm cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa khoảng 40km, nhiều năm nay trở thành điểm thu hút khách du lịch với hình ảnh những rẫy cà phê bạt ngàn, những ngọn núi quanh năm phủ kín mây trời và đặc biệt là chợ phiên người Mông.

Ở xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, chợ phiên được mở Chủ nhật hằng tuần.

Xã Đắk R’Măng có hơn 600 hộ dân tộc Mông chủ yếu di cư từ các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang… Bà con cư trú ở các thôn 4, 5, 6, hầu hết sống bằng nương rẫy, thu nhập không dư dả nhưng “no cái bụng”. Ngày họp chợ, tất thảy già trẻ, gái trai đều diện trang phục thổ cẩm truyền thống xuống đường, trẩy hội chợ phiên.

Chợ Phiên Đăk R’Măng - Đắk NôngChợ Phiên Đăk R’Măng - Đắk Nông

Chợ họp từ 7h sáng, đông nhất từ 11-12h trưa. Chợ phiên đông vui tấp nập nhất là vào ngày cuối năm và dịp đầu xuân năm mới, bởi người dân mua sắm nhiều, hàng hóa phong phú, nhiều nhất là quần áo thổ cẩm. Những thứ khác có thể mua ở bất cứ đâu, riêng quần áo truyền thống rất hiếm nơi bày bán vì giá cao, ít người mua.

Tưởng rằng những bộ váy xòe, những nồi thắng cố, những chén rượu ngô… chỉ xuất hiện ở miền Tây Bắc, nhưng không – ngay tại tỉnh Đắk Nông du khách vẫn có thể tham dự phiên chợ này với những nét văn hóa đặc sắc gần như nguyên vẹn.

Như một nét không gian Tây Bắc thu nhỏ, chợ phiên Đắk R’Măng ngập tràn phong vị cộng đồng người Mông. Cảnh mua bán diễn ra nhẹ nhàng, không mặc cả như các chợ khác chốn thị thành. Cũng như các phiên chợ của người Mông ở phía Bắc, đồng bào Mông ở Tây Nguyên cũng đến chợ để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trai gái đến tuổi cặp kê hò hẹn.

6

Hồ Trúc – Đắk Nông

Nằm gần đường QL14, cách Trung tâm thị xã Gia Nghĩa khoảng 90km, hồ Trúc có diện tích tích mặt nước khoảng 2ha, được bao bọc xung quanh bởi nhiều cây xanh và thảm thực vật phong phú.

Hồ Trúc - Đắk NôngHồ Trúc - Đắk Nông

Trong khuôn viên của hồ có một bán đảo khá rộng, bằng phẳng với phần lớn là rừng tràm phủ kín và nhiều cây xanh còn nguyên sơ. Khi muốn ra “đảo” để chiêm ngưỡng cảnh đẹp có thể đi bằng chiếc cầu treo bắc ngang qua mặt hồ.Phóng tầm mắt nhìn xa xa là dãy núi trập trùng, uốn lượn và những nếp nhà xinh xắn.

Vào mỗi buổi sớm mai, hồ Trúc có sương mờ buông phủ tạo cho phong cảnh nơi đây thật huyền ảo. Mùa hè không khí thật dễ chịu, những luồng gió mát dịu quanh hồ tạo cho không gian yên bình và thoáng đãng. Muốn khám phá hết cảnh đẹp của hồ, có thể sử dụng thuyền nhỏ men theo mặt hồ và hòa mình vào màu xanh thiên nhiên của những cánh rừng để tâm hồn lãng du cùng mây trời, sông nước.

Hồ Trúc - Đắk NôngHồ Trúc - Đắk Nông

Tại đây, có thể neo đậu thuyền bên các rặng cây phủ kín ven bờ, buông cần câu cá hoặc nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh quan thật thú vị. Không chỉ thưởng lãm với vẻ đẹp thiên nhiên, đến đây du khách còn được khám phá nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, được lưu giữ từ lâu đời của dân tộc người Ê Đê và nhiều dân tộc bản địa khác.

Ngoài ra, từ khu vực hồ có thể kết nối với nhiều điểm du lịch lận cận đang được tỉnh Đắk Nông kêu gọi đầu tư, khai thác như: Khu du lịch sinh thái văn hoá cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ, Khu du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpôk và nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác của tỉnh Đắk Nông.

7

Thác Đắk Buk So –  Đắk Nông

Dòng thác Đăk Buk So hiền hòa bắt nguồn từ khu vực hồ Thôn 2, xã Đăk Buk So hòa cùng nguồn nước từ các khe suối khác chay qua thung lũng xen trong những ngọn đồi. Nằm giữa khung canh thiên nhiên mát mẻ và còn hoang sơ tong vùng không gian văn hóa độc đáo, thác Đăk Buk So là địa điểm du lịch tiềm năng để khai thác và phát triển loại hình du lịch sinh thái- du lịch cộng đồng huyện tuy đức, tỉnh Đăk Nông.

Thác Đắk Buk So -  Đắk NôngThác Đắk Buk So -  Đắk Nông

Dòng thác Đăk Buk So hiền hòa bắt nguồn từ khu vực hồ Thôn 2, xã Đăk Buk So hòa cùng nguồn nước từ các khe suối khác chay qua thung lũng xen trong những ngọn đồi. Nằm giữa khung canh thiên nhiên mát mẻ và còn hoang sơ tong vùng không gian văn hóa độc đáo, thác Đăk Buk So là địa điểm du lịch tiềm năng để khai thác và phát triển loại hình du lịch sinh thái- du lịch cộng đồng huyện tuy đức, tỉnh Đắk Nông.

Điểm đặc biệt để thác Đăk Buk So trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách là vùng không gian văn hóa đặc sắc nới Thác tọa lạc. Nằm gần địa giới của 2 bon: Bu Boon và Bu N’drung với 95% dân số người dân tộc thiêu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc M’Nông – tộc người còn lưu trữ những bộ sử thi, truyền thuyết và tập tục độc đáo mà du khách đều muốn khám phá.

Thác Đắk Buk So -  Đắk NôngThác Đắk Buk So -  Đắk Nông

Những nghệ nhân âm nhạc dân gian nơi đây còn có thể chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc mà từ lâu đã là niềm tự hào của đất và người Tây Nguyên như các bộ: cồng, chiêng, đàn đá. Để rồi, cứ mỗi độ tết đến, xuân về hay trong những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian của bon làng như: lễ cúng đốt rẫy, lễ xuống hạt và lễ mừng cơm mới, lễ đem rơm về nhà…cả bon làng lại quây quần bên chế rượu cần, cầm tay nhau nhảy múa quanh đống lửa bập bùng theo nhịp cồng chiên rộn ràng và thưởng thức những món ngon đặc sắc của núi rừng. Đến Đăk Nông và hòa mình trong bầu không khí ấm áp của những lễ hội này, sẽ đọng lại những khoảng khắc khó phai tròn lòng du khác mỗi lần ghé thăm.

Những nét văn hóa độc đáo và tiềm năng tự nhiên hiếm có ấy là lợi thế để phát triên khu thác Đăk Buk So thành điêm du lịch sinh thái – văn hóa theo hình thái du lịch cộng đồng – một hướng phát triển du lịch sinh thái – văn hóa theo hình thái du lịch cộng đồng – một hướng phát triển du lịch hiệu quả của thế giới ngày nay.

8

Chùa Pháp Hoa – Đắk Nông

Chùa Pháp Hoa tọa lạc ở đường Hùng Vương, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Chùa hướng đông nam. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Bắc tông.

Chùa Pháp Hoa - Đắk NôngChùa Pháp Hoa - Đắk Nông

Chùa được dựng sơ sài vào năm 1957. Năm 1960, thầy Trí Huy cho dựng lại bằng ván lợp tôn, đặt tên niệm Phật đường Quảng Đức (tên tỉnh Quảng Đức bấy giờ). Chùa được xây dựng lại và đổi tên chùa Pháp Hoa vào năm 1969. Thầy Trí Huy viên tịch năm 1970.

Đại đức Hoa Nghiêm tiếp nối trụ trì từ năm 1970 đến năm 1975. Sau năm 1975, quý thầy trở về quê, chùa không có người quản lý, chính quyền địa phương mượn khu đất hơn 5.300m2 của chùa làm trường cấp 3 Đak Nông. Năm 1992, chùa được trả lại mặt bằng cho bà con Phật tử địa phương đến sinh hoạt. Năm 2002, Đại đức Thích Quảng Hiền về trụ trì đã vận động xây dựng lại ngôi chùa khang trang.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Các tượng Phật, Bồ tát được tôn trí là: tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Di Lặc; các tượng Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ tát Địa Tạng, Tiêu Diện, Hộ Pháp … Sân trước chùa có tượng Bồ tát Quan Âm lộ thiên và tháp mộ cố Thượng tọa Thích Trí Huy.

Có dịp đến Đắk Nông, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Pháp Hoa, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

9

Hồ Tà Đùng – Đắk Nông

Hồ Tà Đùng ở Đắk Nông dạo gần đây đã trở thành điểm đến lí tưởng cho các bạn trẻ ưa du lịch, khám phá. Cắm trại qua đêm từ trên đỉnh và ngắm trọn cảnh “vịnh Hạ Long” thu nhỏ giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ là trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến đây.

Hồ Tà Đùng - Đắk NôngHồ Tà Đùng - Đắk Nông

Hồ Tà Đùng nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thuộc địa phận 2 xã Đắc P’lao và Đắk Som, đây là hồ nước có cảnh quan thiên nhiên độc đáo nhất Đắk Nông với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô giữa mặt nước rộng lớn. Hồ có diện tích rất rộng, gần 5.000ha kéo dài sang đến Bảo Lộc.

Tà Đùng nằm trong khu vực Tây Nguyên nên khí hậu trong năm khá nắng nóng. Tuy nhiên, Hồ Tà Đùng là hệ sinh thái du lịch cây xanh rợp bóng nên nơi này khá mát mẻ và dễ chịu. Từ tháng 7 đến tháng 12 được xem là thời điểm hồ đẹp nhất, vì đây là mùa tích nước của hồ. Vào mùa này, mực nước dâng lên cao với một màu xanh trong, cây cối trên các hòn đảo được những cơn mưa “tắm mát” nên luôn tươi tốt. Những gam màu tươi mát hòa quyện, đan xen vào nhau cùng với sắc vàng rực rỡ của cái nắng hè thu vẽ nên bức tranh thủy mặc có một không hai tại chốn núi rừng Tây Nguyên.

Hồ Tà Đùng - Đắk NôngHồ Tà Đùng - Đắk Nông

Để khám phá hồ Tà Đùng, bạn có thể thuê ghe, thuyền của người dân địa phương đi thưởng ngoạn phong cảnh với mức giá tầm khoảng 100k/1 người. Len lỏi qua từng ốc đảo bạn sẽ bắt gặp có rất nhiều làng bè nổi của các gia đình sống bằng nghề chài lưới. Tại đây bạn sẽ có cơ hội khám phá và trải nghiệm đời sống “ngư dân” giữa chốn núi rừng.

Nếu có dịp tới nơi đây vào cuối tuần, bạn còn có cơ hội tham gia chợ phiên của người Mông tại buôn Đắk Nang gần đó. Tại đây, có đầy đủ các mặt hàng đặc trưng truyền thống của người Mông, bạn có thể thưởng thức những món ăn độc đáo của họ, mua những món quà lưu niệm hoặc cũng có thể mượn, thuê trang phục dân tộc để chụp ảnh.

Ngoài khám phá vẻ đẹp của hồ nước thì cảnh sắc núi rừng cũng là một địa điểm không thể quên tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng. Là nơi chứa đựng rất nhiều loại động thực vật phong phú, trong số đó còn có những loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và cả trên thế giới, chẳng hạn như: báo hoa mai, vượn má hung, cu li nhỏ,….Người dân nơi đây nhất là cộng đồng người Mạ đang sinh sống, một lòng một dạ hết mực yêu thương và bảo vệ khu rừng của họ.

Hồ Tà Đùng - Đắk NôngHồ Tà Đùng - Đắk Nông

Có lẽ vì sự hiện diện của đồng bào tộc người Mạ mà khi du khách đến đây sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác tham gia chợ phiên giữa lòng Tây Nguyên. Đến đây, du khách ngoài thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo, còn có thể thuê những bộ trang phục dân tộc lộng lẫy sắc màu để tạo dáng trước cảnh núi non hùng vĩ hay mua các món quà lưu niệm xinh xắn mang về tặng cho người thân và bạn bè.

Những năm trước, đến được hồ Tà Đùng là một chuyện không dễ dàng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, mà vấn đề giao thông đường xá đã được cải thiện rất nhiều, nhờ đó mà du khách có thể tiến gần đến địa điểm nên thơ này một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Mặt hồ phẳng lặng đầy bình yên cộng thêm thảm thực vật xanh tốt xung quanh mang đến cho hồ Tà Đùng một không khí trong lành, thoáng đãng. Nơi đây là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, muốn hòa mình cùng sự hoang dại của núi rừng.

10

Đồi chè Gia Nghĩa – Đắk Nông

Đồi chè Gia Nghĩa với không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, bầu không khí trong lành, là điểm dừng chân tuyệt vời dành cho những ai muốn tìm chốn bình yên khi đến với Đắk Nông.

Đồi chè Gia Nghĩa - Đắk NôngĐồi chè Gia Nghĩa - Đắk Nông

Một trong những nơi trồng chè lớn và tuyệt diệu nhất Tây Nguyên phải kể đến thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông). Với sản lượng chè hàng năm lên tới hàng trăm tấn thì lợi nhuận cho người trồng chè không phải là nhỏ. Nhưng đồng thời, những đồi chè hiếm hoi ấy của Tây Nguyên đã trở thành một trong những điểm khám phá đầy hứng khởi lẫn những mộng mơ tinh khiết.

Không như những nơi khác, đồi chè Gia Nghĩa sẵn sàng đón nhận bất cứ ai muốn ngắm cảnh đẹp, miễn là bạn không ngắt búp trà và giẫm lên những gốc cây non tơ. Bạn có thể đi bộ từ dưới chân đồi để từ từ cảm nhận không khí thanh khiết của thiên nhiên. Từng cấp độ một, càng lên cao không khí càng lạnh thì tầm nhìn bao quát cả đồi chè càng lớn.

Đồi chè Gia Nghĩa - Đắk NôngĐồi chè Gia Nghĩa - Đắk Nông

Để khám phá đồi chè, từ thị xã Gia Nghĩa, bạn có thể đi bằng xe máy khoảng 10 cây số đến xã Quảng Khê. Ngay từ xa bạn đã thấy hương thơm của chè theo hướng gió thoảng lại. Ngoài ra, đến đây bạn còn được chiêm ngưỡng khung cảnh những cô gái Ê Đê, M’Nông vai đeo gùi, tay thoăn thoắt hái những ngọn, những búp, những lá chè với nụ cười rạng rỡ và hồn nhiên.

Tận hưởng không khí trong lành, ngắm nhìn những đồi chè trải dài ngút tầm mắt sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm không thể nào quên khi đến đây.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Đắk Nông có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Đắk Nông thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Đắk Nông thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Rate this post

Viết một bình luận