Đối với các công trình cao tầng, dầm chuyển là một phương pháp khá quan trọng. Tuy vậy, trên thực tế khái niệm dầm chuyển là gì vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Chính vì vậy để giúp mọi người có thể nắm rõ được khái niệm dầm chuyển cũng như tác dụng của phương pháp, BGroup đã tổng hợp lại bài viết sau. Đừng bỏ qua để bỏ túi thêm những kiến thức hữu ích bạn nhé!
Dầm chuyển là gì?
Nói một cách đơn giản, dầm chuyển là giải pháp kết cấu dành cho các dự án cao tầng. Thông thường, các dự án lớn sẽ bao gồm tầng dưới cùng là gara. Những tầng trên có thể là phòng họp, siêu thị, hội trường và văn phòng công ty.
Chính đặc điểm trên đòi hỏi các dự án phải có một không gian linh hoạt. Đi kèm với đó là hệ thống kết cấu cột, dầm bê tông cốt thép.
Tới đây có lẽ các bạn đã nắm được dầm chuyển là gì. Tuy nhiên dầm chuyển có gì khác với dầm chính và dầm phụ? Sự khác biệt tới từ thiết kế của nó. Nguyên nhân dẫn tới khác biệt là do tác động phân bố ứng suất phi tuyến.
Cách phân loại dầm chuyển
Đối với những người muốn tìm hiểu sâu về ngành xây dựng, chỉ biết được dầm chuyển là gì thôi chưa đủ. Nắm được cách phân loại dầm chuyển sẽ giúp bạn vận dụng phương pháp một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là 2 cách phân loại dầm chuyển chính:
Phân loại theo vật liệu
Nếu xét theo vật liệu, dầm chuyển được chia thành 2 loại bao gồm:
-
Dầm chuyển bê tông cốt thép: được chế tạo bằng bê tông cốt thép. Nhờ đó nguyên liệu sẵn có, dễ chế tạo nên được sử dụng phổ biến.
-
Dầm chuyển bê tông cốt thép ứng lực trước: kết hợp giữa bê tông và cốt thép. Trong đó cốt thép có cường độ cao được kéo căng. Từ đó có được ứng suất nén bê tông.
-
Dầm chuyển thép: được làm bằng thép, dễ chế tạo. Nhờ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phân loại theo phương pháp chế tạo thi công
Ngoài phân loại theo vật liệu, còn có cách phân loại dầm bê tông theo phương pháp chế tạo thi công như sau:
-
Dầm chuyển bê tông thi công tại chỗ: được ghép ván khuôn và lắp đặt cốt thép cũng như đổ bê tông ngay tại vị trí thiết kế
-
Dầm chuyển thi công lắp ghép: các phần kết cấu được chế tạo riêng biệt rồi đem đi lắp ghép với nhau tại vị trí thiết kế.
Chức năng của dầm chuyển là gì?
Vậy chức năng của dầm chuyển là gì? Theo các chuyên gia, dầm chuyển là cấu kiện dầm có chức năng phân phối lại tải trọng thẳng đứng. Chính vì thế nếu xét về đặc điểm tải trọng, đa số dầm chuyển đều là dầm cao.
Dầm chuyển được sử dụng khá linh hoạt trong các công trình hỗn hợp. Đó là xét theo thực tế. Lý do là vì những công trình này yêu cầu không gian ở tầng dưới. Do đó hệ thống cột tầng phải có khoảng cách khá lớn.
Trong khi đó, căn hộ ở những tầng cao đồng thời phải đảm bảo kích thước cấu kiện thẳng đứng và mỏng. Đó là nguyên nhân hệ vách phía trên công trình thường mỏng và dài.
Lúc này dầm chuyển được sử dụng để phân phối tải trọng từ vách về tập trung tại các đỉnh cột.
Vậy chức năng của dầm chuyển là gì trong những công trình khác? Trên thực tế, dầm chuyển cũng được dùng khá nhiều trong những công trình không hỗn hợp. Khi đó chúng được bố trí dàn đều tải trọng xuống móng.
Với phần tải trọng được dàn đều xuống các cột, dầm chuyển rất thích hợp để chịu đựng tải của cọc. Chính vì vậy mà dưới mỗi chân cột chỉ cần bố trí duy nhất một cọc là đủ.
Theo các chuyên gia, người ta ứng dụng phương pháp này khá nhiều vì hiệu quả cao. Cụ thể, cách này không phát sinh lực chọc thủng và mô men uốn. Nhờ vậy mà chi phí đài cọc sẽ được giảm thiểu tối đa. Đồng thời chi phí thi công cũng sẽ giảm đáng kể.
Trên đây là phần giải đáp của BGroup đối với thắc mắc dầm chuyển là gì. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn về phương pháp xây dựng hiệu quả này. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc có nhu cầu xây dựng, liên hệ tới hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Gọi ngay hotline: (027) 46. 559. 494