Đám hỏi cần những gì? Kinh nghiệm cho cả nhà trai và nhà gái

Đám hỏi cần những gì? Kinh nghiệm cho cả nhà trai và nhà gái

Dù bạn là ai thì ngày dạm hỏi cũng là ngày quan trọng nhất, ngày chung đôi, ngày đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì thế mọi thứ chuẩn bị phải chu đáo mới có thể mang đến may mắn và sự viên mãn trong hôn nhân sau này.

Trước khi lễ cưới chính thức diễn ra, đám hỏi được tiến hành nhằm thể hiện thành ý của nhà trai với nhà gái. Đám hỏi cần những gì? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Dạm ngõ trước đám hỏi

Dạm ngõ là một thủ tục quan trọng, là buổi lễ gặp mặt thân thiết mang tính chất quyết định của hai bên gia đình. Nhà trai ngỏ ý muốn thiết lập mối quan hệ thông gia với họ nhà gái. Trong buổi lễ dạm ngõ, hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất xem nên chuẩn bị những gì, số lượng tráp hỏi là bao nhiêu.

Mâm quả cưới miền Bắc thường lấy số lẻ là 3, 5, 7, 9 và 11 còn tại miền Nam, số tráp cưới là số chẵn với 4, 6, 8, 10 hoặc 12 tráp.

Dạm ngõ là thủ tục cần phải thực hiện trước khi diễn ra lễ ăn hỏi chính thức

Có một điều đặc biệt là nhà trai phải chuẩn bị thêm phong bì để đắp hương trên bàn thờ họ nhà gái, số tiền này còn được gọi là lễ đen. Tiền bao nhiêu sẽ do nhà gái thách cưới hoặc phụ thuộc vào số ban thờ của nhà gái. Bên cạnh đó hai gia đình sẽ thống nhất ngày giờ tổ chức đám cưới, chọn ngày, giờ đẹp để ăn hỏi.

Thông thường ngày giờ tổ chức ăn hỏi sẽ do gia đình nhà trai quyết định. Nếu như nhà gái cũng đồng thuận, hôn lễ sẽ được tổ chức đúng như đã dự kiến. Thời gian diễn ra đám hỏi thường sẽ trước đám cưới khoảng từ 1 tuần đến 1 tháng. Đôi khi nếu nhà cô dâu và nhà chú rể ở cách xa nhau thường sẽ gộp chung luôn hai ngày này lại với nhau.

Đám hỏi cần những gì đối với họ nhà trai

Để bày tỏ thành ý nhà trai sẽ tự chuẩn bị lễ vật mang đến họ nhà gái trong ngày lễ ăn hỏi. Lễ vật sẽ được chuẩn bị theo đúng những gì đã được thống nhất trong ngày dạm ngõ. Đồng thời nhà trai và nhà gái cũng cần chuẩn bị thêm đội ngũ nam thanh, nữ tú trẻ trung và độc thân để bê và đỡ tráp. Có bao nhiêu tráp hỏi sẽ có tương ứng bấy nhiêu cặp đôi.

Lễ vật cưới tại Việt Nam ở mỗi miền sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên tuyệt đối không thể thiếu trầu cau và tiền thách cưới. Ngoài ra có một số lễ vật cưới khác như rượu, bia, trà, bánh cưới, xôi, lợn quay, gà luộc… Mỗi lễ vật lại mang một ý nghĩa khác nhau tượng trưng cho sự viên mãn trong hôn nhân.

Người tham dự lễ ăn hỏi gồm những ai?

Lễ ăn hỏi sẽ có sự tham gia của nhiều người với những vai vế khác nhau. Về phía gia đình họ nhà trai, người tham gia lễ ăn hỏi sẽ gồm có chú rể, bố mẹ chú rể, ông bà nội ngoại, một số thành viên trong họ hàng, bạn bè và thanh niên bê tráp. Còn nhà gái sẽ gồm cô dâu, bố mẹ cô dâu, họ hàng, người thân, bạn bè và đội ngũ bê quả là nữ giới. Số nữ bê quả sẽ tương ứng với số nam ở phía họ nhà trai.

Thành viên tham gia lễ ăn hỏi bao gồm có bố mẹ, người thân, họ hàng

Trang phục mặc trong ngày lễ ăn hỏi cũng cần phải chỉn chu và cẩn thận. Với bố mẹ chú rể và cô dâu thường sẽ sử dụng trang phục lịch sự. Bố mặc vest đi giày âu, mẹ mặc áo dài duyên dáng. Ngoài áo dài truyền thống các mẹ có thể lựa chọn áo dài cách tân hoặc đầm công sở.

Chú rể mặc vest hoặc mặc áo dài ăn hỏi, cô dâu có thể mặc áo dài cùng tông với chú rể hoặc mặc váy cách tân. Đội ngũ bê tráp nữ mặc áo dài, nam có thể mặc áo dài hoặc mặc sơ mi trắng, quân âu đều được.

Những lưu ý trong lễ ăn hỏi tại nhà gái

trong lễ đám hỏi Nhà trai mang lễ sang dạm hỏi thì nhà gái cũng cần phải đáp lễ bằng việc chuẩn bị cỗ, trang trí nhà cửa thật tươm tất. Trong đó cần phải đặc biệt lưu ý những vấn đề dưới đây.

Trang trí nhà cửa

Trong ngày ăn hỏi, nhà trai chỉ cần chuẩn bị lễ vật còn nhà gái sẽ trang trí nhà cửa chuẩn bị tiếp đón nhà trai. Cần phải dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, gọn gàng đồng thời chuẩn bị phông, rạp cưới, bàn ghế, cổng hoa… Hiện tại có rất nhiều dịch vụ cho thuê rạp cưới ngày ăn hỏi bạn có thể tham khảo và lựa chọn ra địa chỉ uy tín nhất.

Nhà gái cần trang trí nhà cửa thật chu đáo để tiếp đón nhà trai

Bên cạnh đó, nhà gái cũng cần chuẩn bị mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ. Đồng thời dọn dẹp bàn thờ cho thật sạch sẽ, mời tổ tiên, ông bà về cũng tham dự lễ ăn hỏi. Đây là cách để bày tỏ tấm lòng kính trọng, biết ơn đối với bề trên.

Chuẩn bị cỗ mời họ nhà trai

Sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái nên chuẩn bị cơm để đãi khách. Số lượng cỗ sẽ căn cứ vào số người trong đoàn. Các món ăn cũng đa dạng phong phú tùy thuộc vào mỗi vùng miền. Ngày nay nhiều gia đình đã lược bỏ đi thủ túc ăn cỗ sau đám hỏi tuy nhiên đối với những gia đình nhà trai, nhà gái ở xa nhau thì phong tục này vẫn được tổ chức một cách đầy đủ.

Chuẩn bị thật kỹ hoa, quả, bánh kẹo và trà

Bàn ghế sẽ được chuẩn bị theo đúng số lượng nhà gái yêu cầu và cần phải xem xét sao cho phù hợp nhất để khi nhà trai sang ăn hỏi không bị thiếu chỗ. Ngoài ra trên bàn cần phải có bánh kẹo, hoa quả và không thể thiếu được những tách trà thơm ngon. Nước trà được nhà gái pha sẵn nhằm thể hiện sự chu đáo cũng như sự tôn trọng, gần gũi đối với họ nhà trai.

Chuẩn bị đầy đủ bánh, kẹo, trà, hoa quả

Chuẩn bị vị trí để xe cho nhà trai trong ngày ăn hỏi

Ngày ăn hỏi, nhà trai khi đến nhà gái sẽ sử dụng 2 phương tiện chính là xe máy và ô tô. Với những gia đình ở xa thì có thể chỉ sử dụng mỗi ô tô là phương tiện chính. Để buổi lễ trở nên trọn vẹn nhà gái nên chuẩn bị vị trí gửi xe cho nhà trai sao cho thuận tiện nhất.

Nơi để xe không được quá xa nhà gái để tiện cho việc di chuyển. Ngoài ra diện tích chỗ để cũng phải đủ rộng để không xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.

Cô dâu trong ngày ăn hỏi cần lưu ý những gì?

Cô dâu và chú rể là hai người quan trọng nhất trong ngày ăn hỏi. Chính vì thế mọi thứ từ trang phục cho đến đầu tóc cần phải chuẩn bị thật kỹ càng nhất là với cô dâu.

Như đã nói ở trên cô dâu có thể mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân miễn sao hài hòa và hợp lý nhất. Màu sắc áo dài ăn hỏi thường là màu đỏ, màu trắng hồng, cam tím. Lưu ý không nên chọn những mẫu áo dài quá hở hang, phô da thịt một cách thiếu tinh tế sẽ làm mất đi thiện cảm đối với họ nhà trai.

Cô dâu nên trang điểm nhẹ nhàng

Ngoài ra đầu tóc cũng cần phải được làm cẩn thận có thể búi cao hoặc thả buông tự nhiên miễn sao gọn gàng và trang nhã nhất. Cô dâu nên chuẩn bị cho mình một thợ make up riêng để trang điểm trong ngày ăn hỏi. Chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ, kiểu cách, trang điểm quá đậm sẽ làm bạn trở nên già hơn so với tuổi thật.

Chuẩn bị thêm thợ chụp ảnh

Để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong ngày lễ ăn hỏi nên chuẩn bị thêm thợ chụp ảnh. Thợ chụp ảnh tùy theo bàn bạc của họ nhà trai và họ nhà gái có thể thuê chung hoặc thuê riêng tùy theo nhu cầu. Thợ chụp ảnh có nhiệm vụ ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong ngày vui của các cặp đôi, khiến các cặp đôi lưu giữ được kỷ niệm đẹp đẽ nhất đến mãi sau này. Nhiều gia đình không thuê thợ chụp ảnh cũng sẽ không ảnh hưởng đến lễ ăn hỏi.

Những vấn đề cần tránh trong lễ ăn hỏi

Dân gian có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, chính vì thế ngoài việc chuẩn bị thật tốt cho đám cưới sắp diễn ra bạn cũng cần phải lưu ý tránh một số vấn đề không may mắn. Chẳng hạn như:

  • Người chịu tang không nên tham gia lễ ăn hỏi: Niềm vui của 2 họ sẽ có rất nhiều anh em, bạn bè tham gia tuy nhiên người chịu tang thì lại khác. Những người này khi tham gia lễ hỏi sẽ đem lại nhiều điều không may mắn. Ở một số địa phương, người có bầu cũng không nên tham dự lễ ăn hỏi.
  • Tránh sử dụng những vật sắc nhọn như dao, kéo: Trong lễ ăn hỏi tuyệt đối không dùng dao hay kéo. Cau sẽ được cắt trong ngày này nhưng là dùng tay để xé. Sử dụng dao, kéo mang hàm ý về sự chia cắt trong mối quan hệ giữa cô dâu và chú rể.
  • Không làm đổ vỡ đồ vật: Làm đổ vỡ đồ vật trong lễ ăn hỏi được coi là điềm báo không tốt dự báo sự đổ vỡ trong hôn nhân sau này.
  • Cô dâu không xuất hiện trước khi chú rể vào đón: Không chỉ lễ ăn hỏi mà lễ cưới chính thức cũng áp dụng luật lệ này. Đây là cách để tránh bị nói là thiếu lễ nghĩa, không phải phép. Cô dâu sẽ trang điểm và ở trong phòng đợi chú rể vào đón mới đi ra tiếp khách.
  • Chuẩn bị thật kỹ bàn thờ gia tiên: Bàn thờ gia tiên là nơi mỗi gia đình thờ cúng và nhớ về ông bà tổ tiên, những người đi trước. Chính vì thế bàn thờ cần phải được dọn dẹp, bày biện và chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đây là cách để thể hiện tấm lòng thành kính đối với người đã khuất đồng thời cầu mong tổ tiên chứng dáng cho tấm lòng thành của hai bên gia đình họ nhà trai, nhà gái.

trên đây của chúng tôi đã giúp bạn lý giải được câu hỏi này. Nhà trai cần chuẩn bị những lễ vật thật chu đáo còn nhà gái nên trang trí nhà cửa cũng như cách tiếp đón khách cẩn thận để khởi đầu cho một hôn nhân tốt đẹp nhất.

Rate this post

Viết một bình luận