Dầm ngang là gì? Cách bố trí dầm ngang theo phong thủy
Dầm ngang là gì? Dầm ngang khác với dầm nhà ở những điểm gì. Dầm như thế nào được coi là dầm chính, dầm nào là dầm phụ. Rất nhiều câu hỏi được quan tâm hiện nay. Đặc biệt là với các chủ đầu tư. Những người đang có ý định xây cho mình một căn nhà.
Việc nắm bắt, khái quát được ý nghĩa dầm ngang là gì, không chỉ giúp cho họ hiểu hơn về kết cấu ngôi nhà. Mà hơn thế nữa, là họ có thể đọc được bản vẽ xây dựng. Cũng như tránh được một số những sai lầm về phong thủy khi thiết kế dầm ngang.
Dầm ngang là gì? Cách bố trí dầm ngang
Trước khi hiểu về dầm ngang, Quý bạn đọc cần hiểu rõ khái niệm dầm nhà là gì? Dầm ngang là một thanh ngang chịu lực, hai đầu gối lên tường hoặc cột. Sau đó truyền tải trọng từ sàn hoặc mái xuống tường hay cột qua đầu dầm.
Thực chất, khi nói đến dầm nhà thì người ta cũng có thể hiểu đây chính là dầm ngang và ngược lại. Dầm ngang cũng chính là dầm nhà.
Dầm hiểu theo ngôn ngữ chuyên ngành là một cấu kiện chịu lực có thể bố trí theo chiều ngang hoặc chiều dọc của ngôi nhà. Chúng có thể thay thế cho các tường chịu lực khi muốn chôn tường. Công dụng của việc này là để mở rộng không gian các phòng công năng. Rất phổ biến trong những mẫu thiết kế nhà phố hiện nay. Nhằm tạo thêm không gian thoáng mát cho ngôi nhà.
Thiết kế dầm ngang như thế nào sẽ phụ thuộc vào công năng của ngôi nhà. Các kiến trúc sư kết cấu sẽ đảm nhận trách nhiệm này. Bởi việc tính toán dầm ngang như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu lực của ngôi nhà.
Công dụng của dầm ngang là gì?
Không chỉ riêng gì dầm ngang, mà tất cả các loại cấu kiện nhà ở đều có vai trò và tác dụng của riêng nó. Với dầm ngang, chúng có nhiệm vụ đỡ các tấm sàn, mái nhà và tường ngăn cách phía trên.
Về vật liệu xây dựng: Dầm ngang có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là bê tông cốt thép. Ngoài ra còn có thép hình (hình chữ I, chữ L, chữ U…), hay gỗ. Dầm ngang bằng gỗ thường xuất hiện ở những ngôi nhà cấp 4 bằng gỗ trong các biệt phủ, biệt thự sân vườn. Hay những ngôi nhà 1 tầng tại các vùng nông thôn trước kia.
>>> Xem thêm: Dầm bê tông cốt thép là gì?
Các loại dầm ngang là gì – Cách bố trí dầm ngang
Dầm ngang hay dầm nhà được phân chia ra thành 2 loại là dầm chính và dầm phụ. Dầm chính có kích thước lớn, chịu tải trọng lớn. Trong khi đó, dầm phụ nhỏ hơn, thường gối đầu lên dầm chính để chia nhỏ kích thước các tấm sàn. Dầm phụ thường vuông góc với hai đầu của dầm chính để làm giằng.
Phân biệt dầm chính và dầm phụ như thế nào?
Cách phân biệt dầm chính và dầm phụ
Dầm chính là gì?
Dầm chính được định nghĩa là dầm đi qua cột, vách (nói chung là các cấu kiện chịu nén), gác đầu (gối) lên cột. Dầm chính thường có kích thước lớn nhất trong các dầm.
Dầm chính cũng có thể hiểu là loại dầm được bố trí nằm theo phương chịu lực chính của trong các mẫu thiết kế, công trình xây dựng. Còn nếu hiểu theo nghĩa chịu lực thì dầm ngang sẽ gánh chịu nhiều lực hơn dầm phụ. Bởi dầm chính còn gánh chịu cả lực của dầm phụ khi bị gối lên. Tuy nhiên, dầm chính không cố định trong một công trình. Có thể cái này là dầm chính của cái kia nhưng nó lại là dầm phụ của cái khác.
Dầm chính phải đặt vào tường 200-250mm. Thông thường, các dầm chính đặt theo chiều rộng của phòng, cách nhau từ 4-6m. Tuy nhiên, bố trí như thế nào còn phụ thuộc vào nhịp, công năng của ngôi nhà để tính toán.
Giả sử, chiều dài của phòng lớn hơn 6m, dầm phụ và dầm chính sẽ đặt vuông góc với nhau. Trong phạm vi mỗi nhịp của dầm chính (nhịp được định nghĩa đơn giản là khoảng cách giữa hai cột với nhau), có thể đặt từ 1-3 dầm phụ. Tùy thuộc vào khả năng chịu lực của công trình. Trong đó, dầm phụ đặt ngay trên đầu cột nhà. Thiết kế còn phụ thuộc loại hình nhà ở, mẫu thiết kế nhà phố hay biệt thự…
Dầm phụ là gì
Khác với dầm chính, dầm phụ không gối lên các cấu kiện chịu nén. Tuy nhiên, chúng sẽ gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn khác. Hệ dầm chính thường gác lên cột, hệ dầm phụ đỡ tường WC và tường lô gia.
Bản chất của việc phân chia dầm chính và dầm phụ là để dễ tính toán khả năng chịu lực của công trình. Từ đó gán lực từ dầm phụ sang dầm chính. Mặt khác còn để chọn tiết diện cho dầm. Sao cho dầm chính có độ cứng lớn hơn so với dầm phụ.
Giả sử trường hợp tất cả các dầm đều gác lên cột (không bao gồm dầm ban công, dầm phụ cầu thang) thì sẽ không chia ra dầm chính và dầm phụ. Lúc này, việc phân chia dầm chính phụ sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu lực của mỗi dầm. Từ việc phân tải, dầm nào chịu nhiều tải thì tiết diện lớn, sẽ là dầm chính. Và ngược lại, dầm nào chịu tại thấp, tiết diện nhỏ thì sẽ là dầm phụ.
Lưu ý bố trí dầm ngang theo phong thủy
Dầm ngang nhà cũng được ứng dụng trong phong thủy là nhiều. Là một yếu tố quan trọng đáng để quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người không thực sự chú ý vào điều này, dẫn đến ảnh hưởng đến tài vận và sức khỏe của gia đình.
Khi thiết kế dầm ngang, cần quan tâm đến một số vị trí trong nhà cần tránh như sau:
– Không bố trí dầm ngang trên đầu bếp (dầm ngang đè bếp): Nhà bếp nhìn thấy dầm ngang là đại sát, ảnh hưởng đến người phụ nữ trong nhà. Đặc biệt là nữ chủ nhân, gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Từ đó dẫn đến bệnh tật, ốm đau. Càng nên kiêng kị với phụ nữ đang mang thai.
-Không bố trí trên giường ngủ: Giường ngủ bố trí thẳng bên dưới dầm ngang không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến sức khỏe. Về lâu dài sẽ gây ra tâm trạng mệt mỏi, tinh thần không thoải mái, bất an. Chủ nhà chịu sự ám xạ của ánh sáng từ trường không cân bằng. Chính vì vậy, cần tuyệt đối tránh bố trí dầm ngang trên đầu giường.
– Không bố trí dầm ngang trên ban thờ tổ tiên
– Hạn chế tối đa việc đặt dầm ngang trên bàn ăn.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về dầm ngang là gì, các loại dầm ngang, cách phân chia. Cũng như lưu ý khi thiết kế dầm ngang cho nhà ở nói riêng. Quý khách cần tư vấn thiết kế nhà ở, tư vấn xây dựng cho hợp với phong thủy, vui lòng liên hệ với Kiến Tạo Việt để được hỗ trợ tốt nhất.
Thực hiện: Nguyễn Thảo
Ảnh: Tổng hợp