Đàn tranh – Là gì Wiki

Đàn tranh

Trình diễn đàn tranh tại Paris

Đàn tranh (chữ Nôm: 彈箏, chữ Hán: 古箏: cổ tranh;Bính âm:Gǔzhēng) – còn được gọi là đàn tam thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là đàn Thập lục.

Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn tranh là những quãng tám rải hoặc chập và ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây là ngón á. Đàn tranh là nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát, ngâm thơ và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như các dàn nhạc tài tử, cải lương, chèo, nhã nhạc, dân tộc tổng hợp.

Nguồn gốc

Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn tranh giống như đàn Sắt (Se) và đàn cổ tranh (Guzheng) từ Trung Quốc truyền sang nước Việt có thể từ đời nhà Trần hay trước nữa, dùng trong dân gian dưới dạng 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi số dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép.

Qua 7, 8 thế kỷ, người nước Việt dùng và bản địa hóa nó, tạo cho nó phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, biến nó trở thành một loại nhạc cụ bản địa mang tính dân tộc, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Việt, và nói rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.[1]

Cấu tạo

nhỏ|phải|250px| Thiếu nữ đang gảy đàn
Đàn tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộng khoảng 15–20 cm gắn 16 khóa lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Ngày xưa dùng dây tơ. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo ba móng gẩy vào ngón cái, trỏ và ngón giữa của tay phải để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi[2].

Âm thanh

Âm sắc đàn tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi. Do dây bằng kim loại mỏng, Đàn tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ mạnh. Tầm âm đàn tranh rộng 3 quãng 8, từ Đô lên Đô3 hoặc Sol1 đến Sol 3 tủy theo cách lên dây.

Sử dụng

Đàn tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Template:Nhạc cụ dân gian Việt Nam
Template:Nhạc cụ dân gian Trung Quốc

Thể loại:Nhạc cụ dân gian Việt Nam
Thể loại:Nhạc cụ Việt Nam
Thể loại:Nhạc cụ dây
Thể loại:Nhạc cụ Trung Quốc

Rate this post

Viết một bình luận