Danh Thắng Ngũ Hành Sơn có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như: động Âm Phủ, động Huyền Không, chùa Linh Ứng, Vọng Giang Đài…
Sáng 9-12, tại kỳ họp thứ 16, HĐND thành phố khóa IX, các đại biểu đã thống nhất thông qua nghị quyết về miễn 100% phí tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn và các công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố trong năm 2021.
Bạn đang xem: Ngũ hành sơn tiếng anh
Giá:
– Điểm tham quan Ngọn Thủy Sơn:+ Người lớn: 40.000đ/người/lần+ Học sinh, sinh viên: 10.000đ/người/lần+ Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn thu
Giá vé dịch vụ thang máy: 15.000đ VNĐ/người/lượt (khứ hồi 30.000đ/người)Giá vé Hướng dẫn – Thuyết minh: 50.000 VNĐ/đoàn
Giá vé dịch vụ thang máy: 15.000đ VNĐ/người/lượt (khứ hồi 30.000đ/người)Giá vé Hướng dẫn – Thuyết minh: 50.000 VNĐ/đoàn
*Khi tham quan ngọn Thủy Sơn du khách có thể mua vé lên cổng 01 hoặc cổng 02. Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống thang máy đưa du khách lên tham quan. Nếu đi thang máy thì phải mua vé dịch vụ vận chuyển thang máy.
– Điểm tham quan Động Âm Phủ:+ Người lớn: 20.000đ/người/lần+ Học sinh, sinh viên: 7.000đ/người/lần+ Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn thu
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGŨ HÀNH SƠN
Vị trí địa lý:
Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (gọi tắt là danh thắng Ngũ Hành Sơn) nằm ở phía đông nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km. Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp sông Cổ Cò; Phía Nam giáp khu dân cư phường Hòa Hải; Phía Bắc giáp khu dân cư phường Hòa Hải” có thể nói gọn hơn: “Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp sông Cổ Cò; Phía Nam và phía Bắc giáp khu dân cư phường Hòa Hải”.
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có vị trí địa lý hết sức thuận lợi: là điểm đến của du khách trên con đường di sản Miền Trung: Cố Đô Huế – Ngũ Hành Sơn – Phố cổ Hội An và Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn, bên cạnh đó khu danh thắng còn có biển, có sông và núi rất thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch.
Không gian cấu trúc chùa chiền và hang động:
Ngũ Hành Sơn là quần thể gồm có 6 ngọn núi: Thủy Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn (gồm có Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn), Thổ Sơn, Mộc Sơn.
Hòn Thủy Sơn nằm ở phiá đông bắc là núi đẹp nhất, du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là “Tam Thai” bởi vì nó giống như “Sao Tam Thai” tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Hòn Thủy Sơn gồm có 09 hang động, 5 chùa- tháp, Vọng giang đài và Vọng hải đài.
* Động:
Động Huyền Không trên bàn thờ có tượng Thiên-Y-A-na- Chúa Ngọc, ngày xưa người ta có tục lệ làm hai lễ đặc biệt được cử hành bằng đức tin là “cắt huyết gà để thề” những việc tranh cãi thề thốt không nói dối, trước những đấng siêu hình chứng giám xác quyết lời thề sự thật tuyệt đối, vĩnh viễn không nuốt lời thề, người ta lấy dao cắt cổ con gà trống cồ nhổ sạch lông và cái bát đựng huyết gà để thề, nếu ai nói sai sẽ chết như con gà. Nhiều người đến chùa cầu xin Thiên ân “cầu tự” cho những đàn bà chưa có con. Sau đó họ vào động Huyền Không uống nước từ thạch nhũ (các tục lệ trên ngày nay không còn như xưa nữa)
Động Âm Phủ nằm ở phía nam Thủy sơn du khách vào thăm hang động nầy thấy thiếu ánh sáng mặt trời. Càng đi vào sâu càng tối tăm hơn, nên có tên là Âm phủ có người nói rằng nếu đem những trái bưởi có đánh dấu bỏ vào đó mấy ngày sau sẽ thấy trôi ra biển có thể động nầy ăn thông ra biển.
Bên phải chùa theo các phiến đá lót phụ bước lên Vọng Hải Đài nhìn cảnh quan từ trên cao xuống bãi cát vàng và biển khơi mênh mông, xa thẳm, nhìn về hướng đông nam là đảo Cù Lao Chàm, những đàn hải yến bay lượn dưới bầu trời trong xanh). Một nhà thơ đất Quảng là Phạm Hầu từng viết bài thơ Vọng Hải đài rất nổi tiếng trong Phong trào Thơ Mới ở Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Vua Minh Mạng được xem là “kiến trúc sư trưởng” của Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn: chính Vua Minh Mạng đã lập nên Vọng Hải đài.
Động Linh NhamĐộng Hoa NghiêmĐộng Vân Thông (động thông với mây)Động Tàng Chơn (nằm sau chùa Linh Ứng, động chính giống như thung lũng nhỏ chiều dài 10 m ngang 7 m thoáng mát, nhờ thông lên trời qua cửa Thiên Long Cốc)Động Thiên Long (hang của rồng và trời)Động Thiên Phước ĐịaĐộng Ngũ Cốc
Động Linh NhamĐộng Hoa NghiêmĐộng Vân Thông (động thông với mây)Động Tàng Chơn (nằm sau chùa Linh Ứng, động chính giống như thung lũng nhỏ chiều dài 10 m ngang 7 m thoáng mát, nhờ thông lên trời qua cửa Thiên Long Cốc)Động Thiên Long (hang của rồng và trời)Động Thiên Phước ĐịaĐộng Ngũ Cốc
* Hang gió:
Hang gió đông (Vân căn nguyệt quật)Hang gió tây (Vân căn nguyệt quật)
Hang gió đông (Vân căn nguyệt quật)Hang gió tây (Vân căn nguyệt quật)
* Chùa:
Chùa Tam Thai Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1630. Tháng 4 năm 1826 nhà vua Minh Mạng ra lệnh đúc cho chùa 9 pho tượng và 3 qủa chuông lớn, chùa Tam Thai còn lưu giữ “quả tim lửa” và chiếc chuông khắc tên vua Minh Mạng. Chùa nayy được trùng tu lại năm 1946 và năm 1975. Sân chùa rộng giữa sân là tượng Phật Di Lặc đồ sộ, chung quanh nhiều cây kiểng loại bonsai và hoa sứ nhiều màu trắng vàng thoảng mùi hương, cuối sân là nhà phương trượng của tu sĩ và thầy trù trì, nơi đây chỉ có đá và chùa phương trượng, nhưng không có Sư phương trượng.
Chùa Tam Thai trải qua hơn 200 năm lịch sử với chất liệu nung, mật mía và vôi đường nhưng giờ đây nó được khang trang hơn bởi gạch ngói vững chắc do con người trùng tu lại năm 1907 vì trước đó bị một trận bão lớn làm hư hại. Chùa dựa vào ba thế núi là Hạ thai, Trung thai và Thượng thai, ba ngọn núi này sắp xếp giống ba ngôi sao trong chùm sao Đại Hùng Tinh, người dân thường gọi là sao cày.
Hiện giờ chùa còn giữ lại tấm kim bài hình quả tim lửa và một bức hoành phi có ghi lại bút tích của vua ban tặng. Trong khuôn viên chùa còn có khu hành cung, nơi một thời vua và quan triều Nguyễn đã từng ngụ du viếng cảnh, khi đến đây để lập đàn cầu quốc thái dân an. Đây là ngôi chùa được phong Quốc tự và là di tích Phật giáo lâu đời của Ngũ Hành Sơn.
Chùa Linh Ứng hướng ra biển, xây thời vua Minh mạng 1825 gọi Ứng Chân Tự đến đời vua Thành Thái 1891 đổi thành Linh Ứng Tự, có tượng lớn Đức Quan thế Âm bồ tát. Chùa Linh Ứng thờ Tam Thế Phật, chính giữa Phật Thích Ca, bên phải Di Lặc, bên trái Di Đà. Năm 1970 các Tăng ni, Phật tử Quảng Nam-Đà Nẵng xây lại chùa mới.
Chùa Linh Ứng thờ bài vị của trưởng lão Bửu Đài. Chùa Linh Ứng tọa lạc trên ngọn Thủy sơn, đây cũng là ngôi chùa cổ xoay mặt về hướng Đông nhìn thấy biển và lưng chùa tựa núi như tạo nên một sự vững chắc cho ngôi chùa. Chùa được xây dựng vào những năm nửa đầu thế kỷ XVII dưới thời vua cảnh Hưng Triều Lê, một vị tiền hiền hiệu Quan Chánh đến ẩn tu và lập ra một am nhỏ gọi là “Dưỡng Chơn Am” sau này thành một gian nhà tranh gọi là “Dưỡng Chơn Đường”.
Khi vua Gia Long đến viếng Ngũ Hành Sơn và cho xây dựng lại chùa phong quốc tự là “Ngự chế ứng chơn tự” do Bảo Đài đại sư trụ trì. Đến 1825, vua Minh Mạng cho xây dựng lại chùa bằng gạch ngói khang trang hơn và đổi tên thành “Ứng Chơn Tự”, rồi đến đời Thành Thái (1891) đổi tên thành “Linh Ứng Tự” và tên này được giữ nguyên cho đến nay.
– Chùa Tam Tôn
– Chùa Từ Tâm
* Tháp:Xá Lợi
Hòn Kim Sơn là hòn núi khiêm tốn nhất trong 6 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngọan cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên Lộ Cảnh Giang là sông Cổ Cò, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín.
Ở đây gồm có 02 chùa và 02 động:
Chùa Quán ThếÂm và động Quan ÂmChùa Thái Sơn và động Tam Thanh
Chùa Quán ThếÂm và động Quan ÂmChùa Thái Sơn và động Tam Thanh
Chùa Quán Thế Âm hiện nay đang được mở rộng và có ngôi chùa bằng đá rất lớn, trong đó có Bảo tàng Văn hóa Phật giáo – Bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam nằm trong khuôn viên 700m2 của Chùa Quán Thế Âm; Hiện nay Bảo tàng đang trưng bày khoảng hơn 200 hiện vật kết tinh những giá trị văn hoá độc đáo gồm: Tượng Bồ tát Quan âm tống tử, Bổ tát Quan âm cưỡi long ngư, nhiều bộ linh tượng cổ như Thích Ca, Dược Sư, Di Lặc, Phật Bồ Tát Mật Tông, Quán Âm, Chămpa, Di Đà, các chuông đồng, Bộ trượng tám thế,…
Bên cạnh đó, hiện Chùa cũng đang lưu giữ nhiều hiện vật là những tượng Phật, mộc bản kinh Phật, Lư đồng thời xa xưa, đồ thờ cúng, … có niên đại từ thế kỷ VII, đến cuối thế kỷ XIX, XX…
Hòn Hỏa Sơn là Ngọn núi hướng về phiá tây nam sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch.
Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trãi đường, tô tường nhà. Hỏa Sơn có một hòn Âm và một hòn Dương, nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.
Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn.
Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã “núi Ông Chài” có thể bắt nguồn từ đó. Tại một điểm cao trên sườn núi cheo leo, vách đá thẳng đứng, phía bắc Dương Hỏa Sơn nhìn về phía Kim Sơn, có ba chữ Hán lớn, nhìn từ xa rất rõ “Dương Hoả Sơn” và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy : “Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi”. Gồm có 03 chùa, 4 hang, động.
Hòn Thổ Sơn là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ điạ từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn. Ở hòn Thổ Sơn gồm có 04 chùa, 01 địa đạo:
* Chùa:
Chùa Long HoaChùa Huệ QuangChùa Hương SơnGiác Hoàng Viên
Chùa Long HoaChùa Huệ QuangChùa Hương SơnGiác Hoàng Viên
* Địa đạo:
Địa đạo núi đá chồng
Địa đạo núi đá chồng
Hòn Mộc Sơn nằm phiá đông nam nằm song song với núi Thủy sơn . Tuy gọi là Mộc Sơn nhưng núi này rất ít cây cối, sườn núi dốc dựng đứng. Núi không có chùa chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng người ta gọi khối đá này là “Cô Mụ” hay “Quan Âm”, dưới núi có một động nhỏ là Động Bà Trung.
SỰ HÌNH THÀNH QUẦN THỂ NGŨ HÀNH SƠN
1.Sự hình thành và cấu tạo địa chất theo khoa học:
Theo các nhà địa chất học, quần thể Ngũ Hành Sơn vốn là những hòn đảo nhỏ nằm giữa biển Đông và dần được nối vào đất liền sau khi đồng bằng Quảng Nam được hình thành do sự vận động nâng lên của dãy Trường Sơn và sự bồi đắp của con sông Thu Bồn cùng các nhánh sông của nó. Hiện nay, bờ biển đã rút ra xa cách quần thể núi khoảng 800 m, tạo nên khu danh thắng với quần thể núi non độc đáo và hấp dẫn.
Ngũ Hành Sơn mang tính chất của núi đá vôi Việt Nam, do ở vùng nhiệt đới lắm nắng mưa nhiều nên đá vôi lâu ngày bị hòa tan tạo ra những cảnh đẹp hết sức kỳ bí và huyền ảo, nhất là trong các hang động.
Xem thêm: Bài Thu Hoạch Bdtx Modun 23,24,28,29, Bài Thu Hoạch Bdtx Mô Đun 18 23 25 34
Hang động trong quần thể Ngũ Hành Sơn là những hang động mở, có nhiều lỗ hỏng thông với bên ngoài nên động luôn mát mẻ và thoáng khí, không giống như những động kín ở các nơi khác như Phong Nha, Vịnh Hạ Long, Lạng Sơn…
2.Sự hình thành theo truyền thuyết:
Ngũ Hành Sơn – Non Nước là dịa danh không những đi vào thơ ca, nhạc, họa từ bao đời nay mà còn lưu tụng ở đó bao nhiêu truyền thuyết mang đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc luôn vượt lên những hoàn cảnh khắc nghiệt để tự tồn tại và phát triển. Thông qua những truyền thuyết về sự tích hình thành Ngũ Hành Sơn – Non Nước chúng ta cũng thấy được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của những người đi lập nghiệp lúc bấy giờ. Đó là tình cảm đối với quê hương đất nước, ý thức hướng về cội nguồn của mọi người Việt Nam.
Sự hình thành Ngũ Hành Sơn đã gắn liền với truyền thuyết về thần Kim Quy và trứng Rồng của Long Quân. Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa có một cụ già từ miền biển phía Bắc xa xôi bơi thuyền đến cập vào bãi biển phía Đông (Đà Nẵng ngày nay), cụ lên bờ và dựng một túp lều tranh sống hiu quạnh một mình với công việc chài lưới.
Một buổi sáng, như thường lệ, cụ sửa soạn thuyền để ra khơi đánh cá, thình lình trời bỗng nổi sấm, gió thổi vùn vụt, mặt biển sôi động, từng đợt sóng cao xô vào bờ cuồn cuộn. Trong tiếng gầm rít của gió, tiếng gào thét của sóng cụ già thấy hiện ra một con rồng khổng lồ làm mặt đất rung chuyển, cát bụi bay mù mịt, cụ già tưởng như căn lều của mình tan thành ra từng mảnh khi con rồng tiến gần về phía đó. Cụ bỗng nghe một tiếng sấm vang lên và từ dưới bụng con rồng lăn ra một quả trúng lớn, sau đó con rồng từ từ quay ra biển và biến mất sau những đợt sóng khổng lồ.
Một lát sau, trời yên biển lặng, cụ già chưa kịp hoàn hồn thì bỗng thấy một con rùa vàng lớn cũng từ ngoài khơi đi vào và đến bên túp lều, Rùa Vàng đào một lỗ trên cát rồi vùi quả trúng xuống. Sau đó Rùa Vàng quay lại bảo cụ già:“Ta là thần Kim Quy, ta muốn ngươi phải gắn sức bảo vệ giọt máu này của Long Quân”, chưa hết bàng hoàng, cụ già lúng túng trả lời:“Nhưng tôi tuổi già, sức yếu làm sao đủ sức đảm đương công việc hệ trọng này”. Thần Kim Quy liền trao cho cụ già một chiếc móng và nói:“Ngươi đừng lo, hãy cầm lấy chiếc móng này và hễ có chuyện chẵng lành thì cứ đặt móng bên tai, ta sẽ chỉ cách cho”, cụ già nhận chiếc móng và nói:“Được, tôi xin cố hết sức”. Xong việc, thần Kim Quy liền quay ra biển và biến mất sau làn nước xanh.
Từ đó, cụ già giữ gìn và chăm nom quả trúng rất cẩn thận. Một hôm đang làm việc trong vườn, cụ già kinh hải khi thấy một chiếc xe trâu từ đằng xa cứ nhắm thẳng vào vị trí chôn quả trúng mà tiến đến, trên xe lố nhố những khuôn mặt dữ dằn với binh khí hùng hổ trên tay. Với ý nghĩ chỉ cần chiếc xe trâu lăn qua cũng đủ làm cho quả trúng vỡ tan tành, cụ già vội lấy chiếc móng rùa ra đặc sát bên tai mình và cụ nghe một giọng nói dịu dàng vang lên: “Hãy nằm xuống, nằm xuống đi”, cụ già liền làm theo, mới vừa nằm xuống cụ liền hóa thành một con hổ to lớn, bọn kia hoảng hồn quay xe tháo lui chạy mất.
Sau đó, cụ già dỡ cả túp lều của mình đến dựng ngay bên trên chỗ chôn quả trứng Rồng. Cụ không ngờ trứng mỗi ngày một lớn và trồi dần lên khỏi mặt đất. Trứng cứ lớn mãi, lớn mãi choáng hết căn nhà tranh bé nhỏ của cụ. Vỏ trúng lấp lánh như một hòn ngọc khổng lồ. Một đêm cụ già vừa nằm chợp mắt thì nghe có tiếng lửa cháy lách tách, thì ra bọn người hôm nọ đang quay lại phóng lửa đốt túp lều của cụ, thấy thế cụ liền khấn xin thần Kim Quy cứu giúp. Vừa khấn xong, cụ liền thấy mình ở trong một hang đá rộng rãi mát mẻ, trong góc hang lại có giường chiếu sẳn sàng. Cụ không hề hay biết rằng có một phép màu đã xảy ra, chính cụ ở trong hang đá của một trong sáu ngọn núi Cẩm Thạch vừa được biến thành từ sáu mảnh vỡ của chiếc vỏ trứng thần, từ trong chiếc trứng ấy đã bước ra một cô gái xinh xắn chính là giọt máu – con gái của Long Quân.
Cụ già bàng hoàng hơn khi bước ra cửa hang và nhìn thấy quanh mình có năm hòn núi đá có đủ loại cây cỏ, chim muông… Từ đó cụ già với cô gái nhỏ sống bên nhau như hai cha con, chim chóc và thú rừng là những người bạn của họ. Hằng ngày, từng đàn chim thay nhau đi lấy sữa từ trong các mạch đá và hái trái cây quanh núi về nuôi cô bé, chúng còn tha bông vải từ các nơi về dệt nên những bộ quần áo xinh đẹp cho cô bé và ông cụ. Cô bé và cụ già được người dân trong vùng yêu mến bởi hai cha con đã dạy cho họ biết trồng cây, dệt vải để sinh sống và còn vào rừng hái lá chữa bệnh cho mọi người.
Thời gian thắm thoát thoi đưa, cô bé đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời. Một hôm, có chàng Hoàng Tử con vua đi săn với đoàn tùy tùng đi lạc đến cửa hang dưới chân núi đã nhìn thấy cô gái, quá si mê với vẻ đẹp kiều diễm, chàng đã trở về xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Ngày đoàn tùy tùng mang kiệu rước cô gái về cung cũng là ngày thần Kim Quy lên bờ đón cụ già xuống biển.
Từ đó, ngọn núi thiếu vắng bóng hai cha con cụ già nhưng những người dân làng chài vì yêu mến hai cha con ông lão đã kéo đến lập nghiệp quanh chân năm cụm núi. Đến nay, những hòn núi đá Cẩm Thạch ấy vẫn còn trơ gan theo cùng năm tháng bên cạnh biển Đông mà dân gian vẫn quen gọi là hòn Non Nước. Bài thơ Vịnh Ngũ Hành Sơn của Bà Bang Nhãn:
(Theo Lê Hoàng Vinh – Lê Anh Dũng, Ngũ Hành Sơn vùng lịch sử, văn hóa tâm linh, NXB Văn học, 2011)
MỘT VÀI ĐIỂN CỐ LỊCH SỬ VỀ NGŨ HÀNH SƠN
Ngũ Hành Sơn trải qua bao đời, và mỗi đời ghi lại nhiều dấu ân lịch sử đậm chất linh thiêng.
– Nơi đây ghi các dấu ấn văn hoá lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ XIV, XV.
Ảnh tư liệu
– Theo truyền thuyết vào đời nhà Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông trị vì từ (1460-1497) đã khám phá ra Ngũ Hành Sơn. Trên các cụm núi đó thờ thần linh, là lãnh địa Amaravati tức Cổ Lâm Ấp đất đai của Chiêm Thành, trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Theo tài liệu đại sư Huệ Đạo Minh đầu tiên tu ở núi Thủy Sơn trong hang động dựng tấm bia thứ nhất “Ngũ Uẩn Sơn”. Ngày nay gọi là động Vân Thông năm Tân Tỵ (1640). Tấm bia thứ hai ở động Hoa Nghiêm năm Canh Thìn (1641).
– Đến các đời Chúa Nguyễn Phật giáo được thịnh hành ở xứ Đàng Trong. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên trị vì từ (1613-1635) đã từng đóng góp lập các chùa Long Hưng, Bửu Châu ở Quảng Nam. Quốc Chúa Minh Vương Nguyễn phúc Chu trị vì (1691-1725) cũng mộ đạo năm 1695 đã mời Hoà thượng Thích Đại Sán (Thạch Liêm) từ Trung Hoa sang Thuận Quảng hộ trì Phật giáo. Hoà Thượng Đại Sán từng đến Ngũ Hành Sơn. Đến năm 1702, Ngũ Hành Sơn được sự chú ý của giới thương gia nước ngoài. Một đại diện của công ty hoàng gia Trung Quốc đến tiếp xúc với vị Đại Sư Huệ Đạo Minh và tăng đồ (Đông dương Ấn Độ,Tích Lan 1902 trang 103) và các thương thuyền Âu Châu phát hiện thêm là Ngũ Hành Sơn có nhiều khỉ nên gọi “Montagnes des singes / núi của loài khỉ” Những ngôi Chùa trong bãi cát phiá nam Thủy Sơn chỉ còn lại những phế tích … Thời gian chiến tranh với nhà Tây Sơn chùa chiền, lăng miếu, bị tàn phá.
Ảnh tư liệu
– Vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà, ổn định xã tắc cho tu bổ lại nhiều chùa ở Phú Xuân. Hoàng hậu Hiếu Khương sửa chùa Báo quốc, Thái trưởng Công chúa Ngọc Nghiên sửa chùa Tuệ lâm, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu sửa chùa Thiền Lâm, công chúa Ngọc Duệ trùng tu chùa Thiên Thai…Vua Gia Long có 13 Hoàng tử 18 Công chúa, nhưng Công Chúa Ngọc Lan đã vào hang động ở Ngũ Hành Sơn ẩn tu, nơi đó có tên “Phổ Đà Sơn” theo tài liệu mô tả “cơ sở tinh kiết, nơi một người con gái đồng trinh, con của Gia Long và em Minh Mạng, Công chúa Ngọc Lan rời bỏ cảnh phồn hoa, cung điện xa xỉ kiêu sa, Công chúa chọn cuộc đời tu hành, để giải thoát khỏi cảnh đời tục lụy.” (Ngũ Hành Sơn tác giả Albert trang 96)
Ảnh tư liệu
– Vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840) năm thứ VI tháng 6 năm 1825 đến thăm Ngũ Hành Sơn. Vua quyết định đặt lại các danh xưng, khắc trên thềm và sườn núi (Minh Mạng Thực lực trang 10) Tháng 7 năm 1825 nhà vua ban lệnh thượng thư bộ Công, quận công Liên Hoa tiến hành tu sửa chùa Tam Thai. Vua Minh Mạng đã từng đến Ngũ Hành Sơn vào khoảng 200 năm về trước. Ông tự mình đặt tên cho các ngọn núi, các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân sinh, trong tâm hồn của con người này, cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền đất xinh đẹp.
Ảnh tư liệu
Thời gian vua Gia Long trị vì, người ngoại quốc được phép viếng Ngũ Hành Sơn dễ dàng, nhưng qua thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, việc viếng Ngũ Hành Sơn rất khó khăn vì chính sách bài Pháp. Qua thời Pháp đổ quân lên cửa biển Đà Nẵng năm 1859, việc đi lại bị khó khăn hơn, nên những người hành hương viếng cảnh ngày một thưa dần, và Ngũ Hành Sơn trở lại tình trạng điêu tàn đổ nát.
Ảnh tư liệu
Hang động ở Ngũ Hành Sơn có cảnh sắc thật kỳ lạ mỗi sáng, ánh nắng mặt trời len lỏi qua các ngách đá tạo ra vẻ lấp lánh trên thạch nhũ với vô số hình hài khác nhau mà du khách có thể cảm nhận theo trí tưởng tượng của mình. Ở động Quan Âm nhiều thạch nhũ tạo ra những bức tượng nhà Phật rất độc đáo, trong đó khối thạch nhũ tạo thành tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rất hoàn chỉnh, thanh tú. Một lớp da đá như dải lụa kim tuyến phủ từ bờ vai phải chạy đến hết thân tượng, tay phải nâng bình nước cam lồ.
Trong động Quán Thế Âm còn có bộ tam khí nhà Phật gồm chuông, trống, mõ bằng đá, đánh phát ra âm thanh. Cuối động là hồ nước mát lạnh, trong suốt quanh năm nên được gọi là hồ nước Cam lồ. Nhiều ngôi chùa khác trong quần thể Ngũ Hành Sơn cũng lưu giữ nhiều hiện vật và giá trị văn hoá, tôn giáo, lịch sử quý giá. Ngoài ra, du khách đến đây còn có thể thấy những bút tích thơ ca thời Lê, Trần trên những bức đá rêu phong.
Ảnh tư liệu
– Sự giao lưu Đà Nẵng – Nhật Bản bắt đầu từ 400 năm trước: Giá trị của một tấm bia cổ khoảng 400 năm tuổi ở động Hoa Nghiêm trên ngọn Thủy Sơn (thuộc Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn) vừa được giải mã, cho thấy sự liên hệ về kinh tế và văn hóa của người Quảng Nam – Đà Nẵng và người Nhật Bản cách đây gần 4 thế kỷ. Văn bia được xem là một trong những bia kí cổ nhất và có giá trị lịch sử, văn hóa trên vùng đất Ngũ Hành Sơn. Vì lẽ đó, UBND quận Ngũ Hành Sơn quyết định sẽ khánh thành một văn bia tiếng Việt dịch từ bản gốc đặt ở động Hoa Nghiêm ngay dịp Lễ hội Quán Thế Âm (nhằm 19-2 âm lịch), để những du khách đến đây đều có thể chiêm bái, kính cẩn trước sự đóng góp của người xưa, và hiểu biết thêm về một dòng chảy lịch sử, trong đó ghi nhận sự liên kết truyền đời của hai dân tộc Việt-Nhật.
Ảnh tư liệu
Các thiền sư chùa Jomyo thuộc vùng Nagoya (Nhật Bản) đã trao tặng cho chùa Tam Thai (thuộc Danh thắng Ngũ Hành Sơn) phiên bản bức tranh cổ “Thác kiến Quan Thế Âm”. “Thác kiến Quan Thế Âm” là bức tranh vẽ tượng Phật nổi tiếng, tương truyền đó là món quà của An Nam quốc vương thỉnh từ chùa Tam Thai tặng cho thuyền Châu Ấn của dòng họ thương nhân Chaya (Nhật) khi thuyền đến Hội An cách đây 400 năm.Cùng với bức tranh trên, tại chùa Jomyo, ngôi chùa cổ nằm ở thành phố Nagoya – Nhật Bản, cũng đang lưu giữ một bức tranh 400 năm tuổi được xem như Quốc bảo của Nhật mang tên “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” bằng chất liệu màu nước. Bức tranh rất đồ sộ, có chiều cao 78cm, chiều dài 498 cm. Tuy bức tranh đã mất đi một phần, nhưng phần còn lại vẫn cho thấy bốn cảnh quan: cảnh thuyền Châu Ấn rời Nagasaki đi Giao Chỉ và cập bến Hội An (xứ Đàng Trong của Đại Việt); cảnh thương nhân Nhật dâng lễ vật cho một người mang dáng dấp của chúa Nguyễn; cảnh phố Nhật ở Hội An; cảnh ngôi nhà lớn trong đất liền. Bức tranh có giá trị lớn về lịch sử và mỹ thuật vì nó miêu tả sinh động cảnh quan một đô thị cảng của Đại Việt là Hội An với phố Nhật đầu thế kỷ 17.
Ảnh tư liệu
– Nhắc đến Ngũ Hành Sơn là nhắc đến cả một trang bề dày lịch sử cùng với nhân dân Ngũ Hành Sơn trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
– Ngày 22 tháng 3 năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
– Ngày nay Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn do Ban Quản lý Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn quản lý.
Xem thêm: Thuy Thu Mat Trang Pha Le Tap Cuoi Htv3, Xem Phim Thủy Thủ Mặt Trăng Vietsub
MỘT SỐ NỘI DUNG, LỄ HỘI VÀ LÀNG NGHỀ GẮN VỚI DANH THẮNG NGŨ HÀNH SƠN
Năm 1956, nhân hòa thượng Thích Pháp Nhãn phát hiện ra một pho tượng Quan Âm bằng thạch nhũ đang cầm bình cam lộ hoàn toàn thiên tạo, rất hoàn chỉnh, cao bằng người thật trong một cái hang tại ngọn Kim Sơn. Phía sau và chung quanh tượng là cả thế giới đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nào là thiện tài Ngọc Nữ, Thiện Sĩ, nào là Hải Sư, bụi trúc vv…
Trên cơ sở nhân duyên đó, năm 1962, hòa thượng Thích Pháp Nhãn nhân dịp khánh thành ngôi chùa mới xây, tổ chức ngày lễ vía 19-2 Âm lịch và sau này trở thành là lễ hội Quán Thế Âm. Hàng năm tại đây tổ chức ngày lễ vía trọng đại này.