Danh từ là gì?Cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ minh hoạ

Bài tập về danh từ và cụm danh từ có đáp án

Cho ví dụ minh hoạ về cụm danh từ

Chức năng của cụm danh từ trong câu

Cụm danh từ là gì? Định nghĩa về cụm danh từ

Phân biệt danh từ với động từ và tính từ trong tiếng Việt?

Các loại danh từ trong tiếng Việt? Ví dụ minh hoạ

Chức của danh từ trong câu

Danh từ là gì? Định nghĩa về danh từ

Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Là một kiến thức rất quan trọng, ở bài viết này Bamboo sẽ chia sẻ kiến thức hữu ích về cấu tạo của cụm danh từ này nhé!

Danh từ là gì? Định nghĩa về danh từ

Tiếng Việt thường rất đa dạng và phong phú, để có thể làm ra một bài văn hay hoặc một câu nói hoàn chỉnh mang ý nghĩa sâu sắc, cần phải hiểu rõ danh từ, cụm danh từ, tính từ, cụm tính từ,…

Vậy danh từ là gì? Danh từ thường được dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm. Danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc tân ngữ đứng trong câu.

Danh từ là gì? Định nghĩa về danh từ

Danh từ là gì? Định nghĩa về danh từ

Chức của danh từ trong câu

Các chức năng của danh từ:

  • Danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hoặc có thể làm tân ngữ cho ngoại động từ.

  • Ngoài ra, danh từ còn dùng để ghép cùng các chỉ lượng, chỉ định để tạo thành cụm danh từ.

Chức của danh từ trong câu

Chức của danh từ trong câu

Các loại danh từ trong tiếng Việt? Ví dụ minh hoạ

Có 4 loại danh từ chính:

Danh từ chỉ sự vật

Là tên gọi, bí danh, địa danh,… của sự vật. Danh từ chỉ sự vật được chia thành 2 nhóm là danh từ riêng và danh từ chung:

 Danh từ riêng: Là danh từ chỉ tên riêng của người, tên gọi một địa danh hay một sự vật, sự việc,… cụ thể.

Ví dụ: Đà Lạt (tên thành phố), Tháp Chàm (tên địa danh), Hồ Chí Minh (vừa là tên người, vừa là tên đường), Gia Lân (tên người),…

Danh từ chung: Là những danh từ chỉ tên gọi hay dùng mô tả sự việc, sự vật mang tính chất khái quát, nhiều nghĩa. Danh từ chung chia thành 2 loại:

  • Danh từ cụ thể

    : Là danh từ mô tả sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác,… 

Ví dụ nắng, mưa, gió,…

  • Danh từ trừu tượng

    : Là những danh từ không thể cảm giác bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác,… 

Ví dụ ý nghĩa, tinh thần,…

Danh từ chỉ đơn vị

Là các danh từ dùng để chỉ sự vật có thể xác định được tính bằng số lượng hoặc trọng lượng. Được chia thành các dạng khác nhau:

  • Dùng để chỉ đơn vị tự nhiên. 

Ví dụ: con, cái, miếng, nắm,…

  • Dùng để chỉ đơn vị chính xác. 

Ví dụ: lít, tấn, tạ, yến, kilogam, mét,…

  • Dùng để chỉ đơn vị thời gian. 

Ví dụ: giây, phút, giờ, ngày,…

  • Dùng để chỉ đơn vị ước lượng. 

Ví dụ: tổ, nhóm, đàn, bó,…

  • Dùng để chỉ tổ chức. 

Ví dụ: thôn, xã, quận/ huyện, tỉnh, thành phố, phường,…

Danh từ chỉ khái niệm

Là loại danh từ mô tả dưới dạng ý nghĩa trừu tượng của sự việc một cách cụ thể. Được sinh ra và tồn tại trong ý thức con người. Hay nói cách khác, các khái niệm này “không có hình thù nhất định”, không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như mắt thấy, tai nghe được,…

Ví dụ: Kẽm là một nguyên tố kim loại chuyển tiếp, ký hiệu là Zn và có số nguyên tử là 30.

Danh từ chỉ hiện tượng

Là các hiện tượng do thiên nhiên hay do con người sinh ra trong môi trường không gian, thời gian nhất định. Có 2 loại danh từ chỉ hiện tượng:

  • Hiện tượng tự nhiên 

Ví dụ: mưa, gió, bão bùng, sấm sét,…

  • Hiện tượng xã hội 

Ví dụ: giàu – nghèo, bùng nổ dân số, hòa bình, chiến tranh,…

Các loại danh từ trong tiếng Việt? Ví dụ minh hoạ

Các loại danh từ trong tiếng Việt? Ví dụ minh hoạ

Phân biệt danh từ với động từ và tính từ trong tiếng Việt?

Phân biệt danh từ với động từ và tính từ trong tiếng ViệtPhân biệt danh từ với động từ và tính từ trong tiếng Việt

Cụm danh từ là gì? Định nghĩa về cụm danh từ

Cụm danh từ là gì? Định nghĩa về cụm danh từ

Cụm danh từ là gì? Định nghĩa về cụm danh từ

Cụm danh từ được cấu tạo từ một tổ hợp danh từ, cùng kết hợp với nhau tạo nên một câu hoàn chỉnh có nghĩa.

Ví dụ về cụm danh từ:

  • Học sinh (danh từ) ⇒ Tất cả các học sinh (cụm danh từ)

  • Túp lều (danh từ) ⇒ Một túp lều tranh (cụm danh từ)

  • Milu (danh từ) ⇒ Milu là chú chó thông minh của nhà bà Nga (cụm danh từ)

Chức năng của cụm danh từ trong câu

Chức năng của cụm danh từ trong câu

Chức năng của cụm danh từ trong câu

Chức năng cụm danh từ:

  • Kết hợp với các từ chỉ số lượng lập thành cụm danh từ. 

Ví dụ :2 con heo trong số 2 bổ ngữ cho danh từ “con heo”.

  • Cụm danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.

  • Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được.

  • Cụm danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Cấu tạo cụm danh từ gồm có mấy phần?

Cấu tạo cụm danh từ gồm có mấy phần?

Cấu tạo cụm danh từ gồm có mấy phần?

Cấu tạo của cụm danh từ gồm 3 phần chính: Phần phụ trước + Phần trung tâm + Phần phụ sau

Cấu tạo cụm danh từ gồm có mấy phần?

Cấu tạo cụm danh từ gồm có mấy phần?

Trong đó:

  • Phần phụ trước có 2 loại: tổng số lượng ( tất cả, những, nhiều..) và chỉ số lượng cụ thể ( 2, 3,

  • Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ: Từ thứ nhất chỉ đơn vị tính toán, đối tượng chung chung. Từ thứ 2 là chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.

  • Phần phụ sau có 2 loại: đặc điểm của sự vật (đen, của, màu sắc,…) & xác định vị trí của sự vật (đấy, kia…)

Cho ví dụ minh hoạ về cụm danh từ

Một số ví dụ về cụm danh từ:

  • Cả hai vị thần

    đều xin cưới Mị Nương.

  • Cả một trăm người con

    đều hồng hào, khoẻ mạnh.

  • Tất cả mọi người

    đều đã sẵn sàng.

  • Mẹ em

    mua hai yến gạo, một lít dầu.

  • Chú mèo

    đang trèo cây.

Cho ví dụ minh hoạ về cụm danh từ

Cho ví dụ minh hoạ về cụm danh từ

Bài tập về danh từ và cụm danh từ có đáp án

Bài tập về danh từ và cụm danh từ có đáp án

Bài tập về danh từ và cụm danh từ có đáp án

PHẦN 1: Bài tập trắc nghiệm 

Câu 1:  Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

a. “Sáng le lói dưới mặt hồ xanh”.

b. “Đã chìm đáy nước”.

c. “Một con rùa lớn”.

d. “Đi chậm lại”.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

a. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp

b. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm

c. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau

d. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau

Câu 3: Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ?

a. Một buổi chiều.

b. Nhà lão Miệng.

c. Trung thu ấy.

d. Rất tuyệt vời.

Câu 4: Cụm danh từ là gì?

a. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ

b. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

c. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn

d. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?

a. 2

b. 3

c. 4

d. Không xác định được

Câu 6: Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

a. 2

b. 3

c. 4

d. 5

Câu 7: Tìm cụm danh từ, cụm nào đủ cấu trúc ba phần

a. Một em học sinh lớp 6

b. Tất cả lớp

c. Con trâu

d. Cô gái mắt biếc

Câu 8:  Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

a. Hai

b. Ba

c. Bốn

d. Năm

Câu 9: Cụm danh từ gồm mấy phần

a. 2 phần

b. 3 phần

c. 4 phần

d. 5 phần

Câu 10: Cụm từ nào không phải là cụm danh từ?

a. Cây bút thần.

b. Truyện Thánh Gióng.

c. Tre ngà bên lăng Bác.

d. Đeo nhạc cho mèo.

Câu 11: Trong các cụm danh từ sau, cụm danh từ nào chỉ có thành phần trung tâm và phụ sau

a. Các bạn học sinh

b. Hoa hồng

c. Chàng trai khôi ngô

d. Chiếc thuyền buồm khổng lồ màu đỏ

Câu 12: Trong cụm danh từ “mọi phép thần thông”, từ nào là từ trung tâm?

a. Mọi.

b. Thần thông.

c. Thần.

d. Phép.

Câu 13: Trong cụm danh từ “Tất cả những bạn học sinh lớp 6A trường Trần Phú”, bộ phận nào là phần trung tâm của cụm danh từ?

a. Học sinh lớp 6A.

b. Học sinh.

c. Những bạn học sinh lớp 6A.

d. Bạn học sinh.

Câu 14: Cụm danh từ nào có đủ cấu trúc ba phần?

a. Tất cả các bạn học sinh lớp 6.

b. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.

c. Một lưỡi búa.

d. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy.

Đáp án

1 – C

2 – D

3 – D

4 – D

5 – B

6 – B

7 – A

8 – C

9 – B

10 – D

11 – C

12 – D

13 – D

14 – A

PHẦN 2: Bài tập tự luận

Câu 1: Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:

a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

Trả lời:

Bài tập danh từ, cụm danh từ

Bài tập danh từ, cụm danh từ

 

Câu 2: Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích:

      Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt … xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

      Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt … lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sống. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt … mắc vào lưới.

Trả lời:

      Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt vừa kéo lên xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

      Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt lúc nãy lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sống. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới.

Câu 3: Tìm các cụm danh từ trong các câu sau và sắp xếp các phần trong chúng vào mô hình cụm danh từ.

a. Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

b. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới.

c. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.

Trả lời:

a. Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

Bài tập danh từ, cụm danh từ

Bài tập danh từ, cụm danh từ

b. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới.

Bài tập danh từ, cụm danh từ

Bài tập danh từ, cụm danh từ

c. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.
Bài tập danh từ, cụm danh từ

Bài tập danh từ, cụm danh từ

Câu 4: So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:

  • túp lều / một túp lều

  •  một túp lều / một túp lều nát

  • một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

Trả lời:

  • Một túp lều: xác định được đơn vị

  • Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật

  • Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

“Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

(trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Tập 1)”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào em đã học? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu đặc trưng của thể loại đó.

b. Liệt kê các danh từ từ có xuất hiện trong đoạn văn.

c. Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên.

Trả lời:

Câu a:

  • Đoạn văn được trích từ truyện Em bé thông minh.

  • Truyện Em bé thông minh thuộc thể loại truyện cổ tích.

Đặc trưng truyện cổ tích:

  • Đặc trưng về nghệ thuật: thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, hoang đường, kì ảo.

  • Đặc trưng về cốt truyện: câu chuyện thường trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung (sinh ra – biến cố – hóa giải biến cố – kết cục), và thường luôn là kết thúc có hậu.

  • Đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Câu b: Các danh từ có trong đoạn văn: vua, làng, thúng gạo nếp, con trâu đực, con trâu.

Câu c: Các cụm danh từ có trong đoạn văn: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ kiến thức về danh từ và cụm danh từ. Hy vọng rằng sau các bài tập củng cố kiến thức, bạn có thể hiểu rõ hơn về danh từ và cụm danh từ. Ngoài kiến thức tiếng Việt, Bamboo còn chia sẻ về các kiến thức khác, hãy theo dõi thêm để có thêm nhiều kiến thức liên quan bạn nhé!

Rate this post

Viết một bình luận