Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu, nguyên nhân do đâu?

Tìm hiểu về thuốc đặt phụ khoa

Thuốc đặt phụ khoa là viên thuốc có thể rắn, hình bầu dục hoặc hình viên đạn, được đưa vào âm đạo bằng ngón tay hoặc dụng cụ chuyên dụng.

Trong thuốc có chứa hormone estrogen (giúp cân bằng nội tiết tố chất diệt tinh trùng – giúp tránh thai ) hoặc các loại kháng sinh (giúp ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh viêm âm đạo do nấm, tạp khuẩn, kí sinh trùng, khô âm đạo…).

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu

Nhờ nhiệt độ ấm nóng của cơ thể, thuốc sẽ tan thành chất lỏng và nhanh chóng phát huy tác dụng. Phương pháp này được đánh giá là đạt hiệu quả điều trị nhanh hơn, an toàn hơn và ít tác dụng phụ hơn thuốc uống.

Sử dụng thuốc đặt âm đạo cũng khá đơn giản, tuy nhiên cũng có một số ít người cảm thấy khó chịu và bất tiện khi dùng. Để đặt thuốc một cách dễ dàng và thoải mái nhất, chị em có thể thử các tư thế khác nhau để xác định tư thế nào phù hợp nhất. Nằm sẽ giúp thuốc đi vào sâu hơn, như vậy tốt nhất là nên đặt trước khi đi ngủ.

Công dụng của các loại thuốc đặt phụ khoa

Trước khi tìm hiểu đặt thuốc phụ khoa bị ra máu, bạn cần biết về các công dụng của loại thuốc này:

1. Tránh thai

Thuốc đặt tránh thai có tác dụng làm bất động và giết chết tinh trùng, do đó chúng không thể di chuyển vào tử cung, đến vòi tử cung và gặp trứng tại đó.

Chị em cần đưa thuốc vào âm đạo ít nhất 10 phút trước khi quan hệ tình dục. Thời gian này đủ để thuốc tan chảy, tạo điều kiện cho chất diệt tinh trùng phân tán.

Dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, thuốc đặt âm đạo để tránh thai có xu hướng kém hiệu quả hơn các phương pháp ngừa thai thông thường.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thuốc đặt Polygynax có dùng được cho bà bầu không?

2. Trị viêm nhiễm phụ khoa

Thuốc chứa một hoặc nhiều loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng bên trong âm đạo.

Tùy thuộc vào độ mạnh, thuốc có thể mất từ ​​3 đến 7 ngày để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê toa đặt thuốc đến 14 ngày.

Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát, bạn cần phải hoàn thành đủ liều mà bác sĩ đã kê, ngay cả khi các triệu chứng biến mất trước khi dùng hết thuốc.

Rate this post

Viết một bình luận