Đất trồng lúa là gì? Cách làm và cải tạo đúng kỹ thuật

Khi tiến hành trồng lúa, có rất nhiều yếu tố mà bạn cần quan tâm như giống, đất, nước, điều kiện thời tiết,… Trong đó, việc chuẩn bị đất trồng lúa chất lượng sẽ giúp cây lúa mau lớn, tăng năng suất thu hoạch. Hiểu được điều đó, hôm nay My Garden sẽ hướng dẫn bạn các bước làm và cải tạo đất để trồng lúa đúng kỹ thuật nhé!

1. Đất trồng lúa là loại đất gì?

Đất trồng lúa là loại đất gì? Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Trong đó, đất trồng lúa là đất ở ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên; hoặc sử dụng kết hợp vào các mục đích khác nhưng trồng lúa là chính. Bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

dat-trong-lua-1dat-trong-lua-1

  • Đất chuyên trồng lúa nước:

    Là ruộng lúa nước hàng năm cấy ít nhất 2 vụ lúa trở lên. Hoặc có vấn đề khó khăn mà chỉ cấy được một vụ. Hoặc không sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm.

  • Đất trồng lúa nước còn lại:

    Là ruộng lúa nước chỉ trồng một vụ lúa mỗi năm. Hoặc trong năm có điều kiện thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc cây hàng năm khác. Hoặc có vấn đề khó khăn mà không sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm.

  • Đất trồng lúa nương:

    Là đất nương, rẫy trên đồi, núi sử dụng để trồng lúa ít nhất 1 vụ. Tính cả trường hợp không thường xuyên trồng lúa theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với những giống cây trồng hàng năm khác.

Kiến thức bổ sung: Đất trồng có những thành phần nào?

2. Hướng dẫn cách làm đất trồng lúa chuẩn kỹ thuật

Chuyện làm đất trồng lúa tưởng như người nông dân nào cũng biết làm nên không có gì phải bàn đến. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều hộ gia đình cấy lúa vì chưa có kinh nghiệm hoặc làm ẩu các khâu xử lý đất và bón phân lót. Cho nên, dẫn đến tình trạng lúa mọc không đều, cây chết nhiều, năng suất thu hoạch thấp. Tùy theo loại đất mà có cách làm phù hợp. 

2.1. Cách xử lý đất chuyên lúa

Đất chuyên lúa thường có chân vàn hoặc chân trũng khó thoát nước. Vì vậy, chúng ta nên tiến hành làm dầm trước khi cấy. Sau khi thu hoạch lúa mùa thì rút nước, phơi ải.

dat-trong-lua-2dat-trong-lua-2

  • Làm dầm:

    Là cày

    đất trồng lúa

    ngâm nước thật kỹ, ngâm liên tục. Ngâm nước thì cần đợi chờ lâu, các chất độc trong đất mới giảm và quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất cũng tốn thời gian hơn. Cách làm dầm nên áp dụng khi không có điều kiện làm ải thuận lợi. Ví dụ như trời mưa liên tục, ruộng sâu không tháo nước được,…

  • Làm ải:

    Là cày lật đất phơi khô, phơi càng khô càng tốt. Bởi trong vụ vừa thu hoạch trước đó, đất ẩn chứa nhiều chất độc. Nếu được phơi khô thì các chất độc này sẽ bị phân giải, bay đi hay biến thành sản phẩm không độc. Bên cạnh đó, dưới ánh nắng mặt trời sẽ khiến các chất khó tiêu trở thành chất dễ tiêu.

2.2. Kỹ thuật làm đất luân canh lúa

Xử lý đất trồng lúa luân canh (cấy lúa vụ mùa, làm màu vụ đông) cũng khá đơn giản. Bạn không cần thực hiện phơi ải mà chỉ cần làm dầm. Lưu ý:

  • Đất phải được cày sâu, bừa kĩ, dọn sạch cỏ dại và san phẳng mặt ruộng.

  • Đất phải đủ độ nhuyễn, có lớp bùn bao phủ trên mặt ruộng để cho mầm mạ dễ bám.

  • Bón lót đủ lượng phân chuồng, phân xanh, vôi và các loại phân vô cơ cần thiết cho cây lúa sinh trưởng.

  • Đất có đủ độ ẩm cần thiết cho mầm mạ phát triển tốt trong giai đoạn đầu. Lúa không có nước trong 1 thời gian ngắn cũng dễ gặp phải tình trạng héo, chết.

dat-trong-lua-3dat-trong-lua-3

3. Làm thế nào để cải tạo đất trồng lúa?

Đất trồng lúa chất lượng như thế nào thì sau mỗi vụ mùa cũng đều không tránh khỏi tình trạng bạc màu, cạn kiệt dinh dưỡng. Lúc này, bạn cần phải cải tạo đất để chuẩn bị cho vụ trồng tiếp theo bằng các cách sau:

Tham khảo thêm: Bí quyết làm đất trồng bonsai cho rễ khỏe mạnh

3.1. Biện pháp thủy lợi

Thủy lợi là biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả hàng đầu trong việc cải tạo đất nông nghiệp bạc màu. Bạn chỉ cần chủ động tưới tiêu thông qua hệ thống kênh mương là đã có thể cải thiện độ phì của đất bạc, tăng độ ẩm, giúp cho đất trở nên tơi xốp hơn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng mau lớn, khỏe mạnh.

3.2. Tăng cường bón lót bằng phân hữu cơ

Phân hữu cơ ở đây bao gồm phân chuồng, phân bắc, phân xanh,… Chúng có tác dụng cải tạo và tăng độ phì cho đất trồng lúa nông nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể dùng những loại chất thải như rơm rạ, mùn trấu, than bùn, rác sinh hoạt,… để làm thành phân hữu cơ vi sinh cũng cải thiện tình trạng đất xấu rất tốt.

dat-trong-lua-4dat-trong-lua-4

3.3. Tiến hành che phủ đất cẩn thận

Che phủ đất giúp hạn chế hiện tượng bốc hơi nước, giữ độ ẩm cần thiết cho đất, ngăn gió rét, hạn chế việc cỏ dại mọc lên, phân phối đều nước nên không lo úng thối cây trồng. Đồng thời, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí; giúp bộ rễ cây phát triển tốt hơn.

3.4. Trồng đa dạng các cây trồng khác nhau

Trên những khu đất trồng lúa bạc màu, bạn nên trồng xen hoặc luân canh các giống cây họ đậu như lạc, đậu xanh, đậu tương, đỗ đen,… Lý do là vì những cây trồng này có khả năng cố định đạm, tăng độ phì nhiêu của đất. Một số công thức trồng xen canh mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng như:

  • 1 vụ lúa và 1 vụ rau màu như ngô khoai, lạc, đậu đỗ xen với rau.

  • 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân.

Đất trồng lúa là gì? Cách làm và cải tạo đất trồng lúa như thế nào? Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn đã có được lời giải đáp cụ thể cho những vấn đề này rồi đúng không? Mọi thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ tới Công ty TNHH My Garden để được tư vấn và hỗ trợ ngay lập tức.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

  • CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

  • CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

    Rate this post

    Viết một bình luận