Đau bụng kinh nên uống gì để mang tới cảm giác dễ chịu và hỗ trợ giảm đau bụng trong ngày hành kinh? Cùng chuyên trang tìm hiểu về những loại nước uống tốt cho sức khỏe ngày “đèn đỏ” của chị em ngay sau đây.
Đau bụng kinh nên uống gì?
Các chuyên gia cho biết, cơn đau bụng kinh có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng bụng dưới. Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến vào trước hoặc trong chu kỳ hành kinh.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể kể đến như cơ trơn trong tử cung co thắt quá mạnh, cổ tử cung chít hẹp, sử dụng thực phẩm không phù hợp.
Cơn đau bụng kinh đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng những loại đồ uống sau.
Nước ấm
Nước ấm là lựa chọn hoàn hảo khi chị em đang bị đau bụng kinh và muốn bổ sung nước cho cơ thể. Tác dụng của nó là làm giãn nở mạch máu và duy trì quá trình lưu thông máu tới cơ thể.
Bên cạnh đó, nước ấm còn có khả năng giảm sự căng thẳng tại các cơ trơn và giảm co bóp tử cung. Từ đó, chị em sẽ cải thiện đáng kể các cơn đau bụng khó chịu tại vùng bụng dưới.
Muốn việc uống nước ấm đạt tác dụng tốt, chị em nên lưu ý những vấn đề như:
- Uống 2 – 3 lít nước ấm/ ngày để cơ thể cung cấp đủ lượng nước và máu kinh đào thải ra bên ngoài dễ dàng.
- Chia lượng nước làm các phần nhỏ và uống nhiều lần trong ngày. Không uống quá nhiều nước trong một lần vì có thể khiến thận bị quá tải.
- Nhiệt độ nước luôn dao động từ 25 – 30 độ C. Nếu uống nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Không nên để cơ thể bị mất nước trong thời gian dài.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc tương tự như một phương thuốc tự nhiên, có thể chống lại các cơn đau bụng kinh rất hiệu quả. Trong trà rất giàu chất chống oxy hóa apigenin có thể giảm triệu chứng viêm, phòng ngừa ung thư và kéo dài tuổi xuân.
Bên cạnh đó, trà còn có thể an thần, thư giãn các dây thần kinh, giảm co thắt cơ trơn tử cung và hạn chế sự truyền phát tín hiệu đau tới não bộ. Vì vậy, phái nữ có thể đẩy lùi đáng kể các cơn đau bụng trong chu kỳ hành kinh.
Mỗi ngày, chị em nên uống 2 – 3 tách trà hoa cúc để tránh căng thẳng, mệt mỏi và ngủ ngon giấc hơn.
Cách thực hiện đơn giản nhất là chị em hãm 3g hoa cúc với 250ml nước sôi. Bạn có thể thêm 1,2 thìa mật ong để cốc trà ngon hơn.
Đau bụng kinh nên uống gì? – Nước chè xanh
Trong lá chè xanh chứa thành phần polyphenol cùng hoạt chất EGCG có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Tác dụng của nó là kháng viêm và hạn chế tình trạng nhiễm trùng phụ khoa trong ngày “đèn đỏ”.
Những hoạt chất như vitamin B, C, carotene, acid oxalic, saponin triterpen,… sẽ duy trì hoạt động bình thường của các cơ co bóp trong tử cung.
Nếu bạn uống nước trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư và đẩy lùi các cơn đau nhức tại vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, trà xanh cũng đảm bảo quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường và điều hòa kinh nguyệt ổn định.
Cách pha nước trà: tráng lá chè qua một lượt nước sôi, sau đó đổ nước ngập chè. Đậy nắp và ủ trong 15 phút để các hoạt chất của thảo dược hòa tan trong nước. Khi nước chuyển sang màu vàng nhạt và có mùi thơm là bạn đã có thể sử dụng.
Lưu ý, bạn không sử dụng nước chè thay nước lọc và chỉ uống sau bữa ăn 1 – 2 tiếng. Bạn nên uống nước chè trong vài tiếng sau khi pha.
Uống nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt chứa hàm lượng sắt có thể chống lại cơn đau bụng và phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt. Vì sắt là loại khoáng tố không thể thiếu cho quá trình tái tạo tế bào hồng cầu và giúp cơ thể bổ sung lượng máu đã mất trong chu kỳ kinh nguyệt.
Thêm vào đó, nước cà rốt còn bổ sung lượng vitamin A nhiều hơn so với những loại khác. Nhờ vậy, cơ thể phái nữ sẽ kiểm soát tốt lưu lượng máu và giảm các cơn đau một cách tự nhiên.
Chị em nên uống nước ép cà rốt nguyên chất. Nếu muốn đổi vị, bạn có thể thêm đường hoặc sữa đặc nhưng không nên cho quá ngọt. Bởi lẽ, việc tiêu thụ quá nhiều đường chỉ khiến cơn đau bụng nặng hơn.
Đau bụng kinh uống thuốc gì giảm khó chịu mà vẫn an toàn?
Giảm đau bụng bằng trà gừng
Gừng là loại gia vị được sử dụng khá phổ biến trong các món ăn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nó còn có công dụng như vị thuốc giảm đau và kháng viêm tự nhiên cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, khả năng giảm đau của gừng không thua kém các thuốc kháng viêm nhóm steroid (NSAID). Lý do là vì gừng tồn tại nhiều dược chất borneol, b-zingiberen, geraniol. Các hoạt chất này sẽ thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể và làm giảm các cơn đau bụng.
Trong Đông y, gừng còn có tính ấm, giúp chống lại tình trạng ứ huyết trong chu kỳ hành kinh. Tác dụng của nó là tán huyết ứ và đào thải máu kinh, khắc phục các tình trạng buồn nôn, mệt mỏi, ăn uống kém…
Trà gừng nguyên chất có vị hơi cay nên chị em có thể pha thêm đường hoặc mật ong để dễ uống hơn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng trà khi đang bị nhiệt miệng, nóng trong, rối loạn chảy máu hoặc táo bón.
Cách cải thiện cơn đau bằng nước cây ích mẫu
Đây là cây thuốc nam có thể giải quyết tình trạng rối loạn kinh nguyệt và giảm các cơn đau bụng kinh. Mục tiêu sử dụng ích mẫu là hoạt huyết, điều kinh, chống ứ huyết và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, loại nước này còn ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông và làm giảm cảm giác đau tức ở bụng dưới.
Cách sắc: Đun sôi 400ml nước rồi lấy phần nước này sắc chung với cây ích mẫu. Đun thuốc bằng lửa nhỏ, đợi đến khi nước cạn còn 200ml thì tắt bếp, uống 2 lần/ ngày.
Bạn có thể kết hợp ích mẫu với các thảo dược khác như hương phụ hoặc lá ngải cứu để mang tới hiệu quả tốt nhất.
Giảm đau bụng kinh bằng nước nha đam
Nước nha đam là một thức uống quen thuộc của mọi người. Ngoài ra, loại nước này còn có khả năng điều hòa thân nhiệt, ổn định nồng độ nội tiết tố và điều trị nóng trong.
Như vậy, nước nha đam sẽ giúp kinh nguyệt ra đều đặn, chữa tắc kinh hoặc đau bụng tới tháng. Ngoài ra, chị em còn có thể làm đẹp da, chống táo bón, giảm cân và hạn chế nguy cơ bị viêm phụ khoa.
Những đối tượng không nên uống nước nha đam là phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, mới làm phẫu thuật, rối loạn đường tiêu hóa, đại tiện nhiều lần trong ngày hành kinh.
Cách thực hiện: gọt vỏ nha đam và chỉ lấy ruột. Cắt phần thịt thành hạt lựu, bóp muối, rửa bằng nước, trụng qua nước sôi và ngâm với đá để giữ độ giòn tự nhiên. Đun lá dứa, đường phèn với nước, đến khi sôi thì cho nha đam vào và nấu thêm trong 5 phút. Đợi đến khi nha đam nguội thì bảo quản trong tủ mát. Chị em nên uống cả nước và ăn hết phần cái để đạt hiệu quả tốt.
Uống nước sắc từ lá ngải cứu
Tác dụng của nước lá ngải cứu là điều hòa kinh nguyệt, tăng cường lưu thông máu và làm ấm bụng. Từ đó, chị em sẽ cải thiện tốt cơn đau bụng mà không cần tìm đến thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, nước ngải cứu khá đắng và khó uống hơn các loại khác. Do đó, chị em cần đặc biệt kiên trì khi sử dụng.
Cách thực hiện: phơi khô 6 – 12g ngải cứu. Sắc thảo dược với 500ml nước. Nước vừa sôi thì cho lửa nhỏ và đun thêm trong 10 phút. Chia nước ngải cứu làm 3 phần và uống cách bữa ăn chính khoảng 1 tiếng.
Trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần, bạn có thể uống nước ngải cứu khoảng để hạn chế nguy cơ bị đau bụng kinh.
Cải thiện cơn đau nhờ nghệ
Nghệ có tác dụng kích thích lưu thông máu và cân bằng nội tiết tố nữ rất tốt. Bên cạnh khả năng giảm viêm nhiễm phụ khoa, nghệ còn giúp điều chỉnh hoạt động co bóp của cơ trơn trong tử cung để đẩy lùi cơn đau bụng từ nhẹ đến trung bình. Bạn có thể sử dụng nghệ đơn lẻ hoặc kết hợp với sữa và mật ong. Công thức nghệ mật ong cũng đặc biệt tốt cho người bị viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện sữa nghệ: Đun sôi 250ml sữa rồi cho thêm 2 thìa bột nghệ. Bạn khuấy đều tay để không làm nghệ bị vón cục. Mỗi ngày, chị em hãy uống 1 – 2 ly bột nghệ để làm giảm cơn đau bụng kinh.
Nước nghệ mật ong: pha 2 thìa bột nghệ với 200ml nước ấm. Khi bột đã hòa tan, bạn cho thêm mật ong, khuấy đều và uống từ từ.
Uống trà quế
Trà quế mật ong là lựa chọn lý tưởng cho những đối tượng bị rối loạn kinh nguyệt hoặc phải chịu đựng các cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới.
Đông y quan niệm, quế có tính ấm, giúp làm ấm bụng, chống co thắt tử cung, chống ứ trệ máu kinh. Chất chống oxy hóa trong quế như polyphenol, oregano có thể bảo vệ tử cung, buồng trứng, tránh viêm nhiễm vùng chậu và tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan tại vùng kín.
Chị em nên pha trà quế với mật ong để làm tăng hương vị. Đồng thời, việc kết hợp hai nguyên liệu còn giúp tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng và hạn chế mệt mỏi trong chu kỳ hành kinh.
Cách thực hiện: cho vài lát vỏ quế khô vào ấm nước sôi và hãm trong 20 phút. Tiếp theo, thêm 2 thìa mật ong và trộn đều. Bạn nên uống trà quế hàng ngày.
Uống nước ép trái cây
Trong ngày hành kinh, chị em nên bổ sung các loại nước ép hoặc sinh tố trái cây. Mặc dù những loại nước này không tác động tới hoạt động tử cung nhưng sẽ tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ giảm viêm hiệu quả.
Khi bổ sung các loại nước ép trái cây, chị em có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn,… khi tới ngày hành kinh.
Đau bụng kinh không nên uống gì?
Việc nhận biết các loại nước có lợi và không có lợi cho sức khỏe là điều cần thiết đối với chị em. Nếu có thể hạn chế những thức uống không tốt, phái nữ sẽ ngăn chặn nguy cơ xấu đối với cơ thể. Theo đó, chị em không nên sử dụng các loại nước sau:
- Trà đặc: có thể cung cấp hàm lượng lớn hoạt chất caffeine và kích thích thần kinh trung ương hưng phấn. Từ đó, trà đặc sẽ làm tăng hoạt động co bóp của tử cung.
- Rượu bia: đây là một trong những nguyên nhân làm kích thích cơn đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ.
- Cà phê: chứa rất nhiều caffeine, khiến cơ thể mất nước và gia tăng cảm giác mệt mỏi.
- Đồ uống lạnh: làm máu kinh bị vón cục và kích thích tử cung co bóp mạnh. Do đó, thay vì sử dụng đồ uống lạnh, chị em nên uống các loại nước ấm để tăng cường lưu thông máu.
Hy vọng bài viết đã giúp chị em giải đáp được câu hỏi đau bụng kinh nên uống gì và xây dựng thói quen phù hợp. Ngoài các thức uống được nêu trong bài, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để tìm được loại nước phù hợp với sở thích.