“Đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì” là cụm từ khóa được tìm kiếm với một tỷ lệ khá cao trên Google và chủ yếu những bệnh nhân đang gặp các vấn đề về dạ dày tìm kiếm. Buồn nôn là triệu chứng thường gặp và gây ra không ít khó khăn cho bệnh nhân đau dạ dày. Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về triệu chứng đau dạ dày buồn nôn cũng như đưa ra những giải pháp hiệu quả, hợp lý giúp cải thiện tình trạng của người bệnh.
1. Tìm hiểu về tình trạng đau dạ dày buồn nôn
1.1. Đau dạ dày buồn nôn là gì
Đau dạ dày là triệu chứng được gây ra do có sự tổn thương lớp niêm mạc hoặc có thể do hoạt động của các tuyến tiết tại dạ dày bị rối loạn.
Bên cạnh những cơn đau tại vùng thượng vị (biểu hiện chính của đau dạ dày) thì buồn nôn hay nôn là những triệu chứng kèm theo đối với bệnh nhân bị đau dạ dày.
>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Vùng Thượng Vị Thường Gặp Vào Thời Điểm Nào?
Đau dạ dày buồn nôn được chia làm hai thể đó là cấp và mạn tính:
-
Đau dạ dày buồn nôn cấp tính thường xuất hiện một cách đột ngột, diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, có thể chấm dứt nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị kịp thời, ít để lại di chứng.
-
Đau dạ dày buồn nôn mạn tính là tình trạng xuất hiện với những cơn đau đi kèm với triệu chứng buồn nôn dai dẳng, kéo dài, khó có thể điều trị được dứt điểm và thường để lại di chứng.
1.2. Thấu hiểu nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn
1.2.1. Đau dạ dày buồn nôn do mắc các bệnh lý về dạ dày
Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hay mắc phải hội chứng Zollinger-Ellison,…có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày buồn nôn.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là biểu hiện bệnh lý khi lớp niêm mạc ở dạ dày và hành tá tràng bị tổn thương, hình thành các vết viêm loét. Viêm loét dạ dày tá tràng gây ra bởi nhiều nguyên nhân như do chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên căng thẳng, stress, lạm dụng thuốc,…
Nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter Pylori ở lớp niêm mạc hay dưới niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh bằng cách tiết ra men Urease để thủy phân Ure thành amoniac, là chất độc với niêm mạc của dạ dày.
Đồng thời nó cũng là tác nhân ngăn cản sự bài tiết dịch nhầy khiến lớp niêm mạc không được bảo vệ và do đó bị các tác nhân như axit HCl và pepsin của dịch vị tấn công và gây ra loét dạ dày tá tràng cũng như gây ra đau dạ dày buồn nôn.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Tình trạng bệnh lý được biểu hiện khi axit trong dạ dày di chuyển lên thực quản, gây ra cho bệnh nhân cảm giác nóng rát tại ngực và dạ dày. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khó nuốt, buồn nôn, nôn trớ, đầy hơi, ho mãn tính và chướng bụng.
>>> Xem thêm Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản GERD
Hội chứng Zollinger-Ellison
Đây là biểu hiện của tình trạng dư axit trong dạ dày, do các khối u khiến dạ dày tiết quá nhiều axit, dẫn đến mất cân bằng môi trường axit, gây ra các tình trạng viêm loét và dẫn đến đau dạ dày buồn nôn.
Những tác động từ bệnh lý về tiêu hóa đều có thể ảnh hưởng và gây ra những tổn thương đến dạ dày. Tùy vào vấn đề và độ ảnh hưởng khác nhau mà từng người bệnh sẽ có những triệu chứng kèm theo nhưng trong đó buồn nôn là triệu chứng khá phổ biến.
1.2.2. Đau dạ dày buồn nôn do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, khoa học có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày buồn nôn.
Việc sử dụng các đồ ăn nhanh, có chứa nhiều chất bảo quản, không đảm bảo vệ sinh hay sử dụng thường xuyên các đồ cay, chua, nóng cùng với việc tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn như rượu, bia sẽ kích thích đến niêm mạc của dạ dày, khiến cho dạ dày bị tổn thương, là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau kèm biểu hiện của buồn nôn.
Thói quen ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn hay ăn trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày hay chứng trào ngược dạ dày thực quản kèm theo các biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn,…
Bên cạnh chế độ ăn uống thì một số thói quen như hút thuốc lá, thức khuya hay luôn trọng tình trạng căng thẳng thần kinh cũng sẽ dẫn đến chứng đau dạ dày buồn nôn.
1.2.3. Đau dạ dày buồn nôn do mang thai
Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ tăng đột ngột lượng hormone progesterone.
Ngoài vai trò bảo vệ và duy trì bào thai thì đó cũng là nguyên nhân gây nên các tác dụng phụ không mong muốn như kích thích dạ dày co bóp mạnh và tăng bài tiết axit dịch vị.
Chính điều này đã dẫn đến tình trạng đau vùng thượng vị cùng các biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn.
>>> Xem thêm: Thường Xuyên Đầy Bụng Buồn Nôn Do Mang Thai Hay Do Bị Bệnh Dạ Dày
1.2.4. Đau dạ dày buồn nôn do tác dụng phụ của một số thuốc
Việc lạm dụng các thuốc NSAIDs (thuốc kháng viêm không steroid), các thuốc chống viêm thuộc nhóm corticoid thường gây ra tác dụng phụ là đau dạ dày.
Các thuốc như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac… ngoài tác dụng giảm đau hạ sốt chống viêm còn gây ra tác dụng không mong muốn là làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra chứng đau dạ dày buồn nôn.
Điều này được giải thích là do các thuốc này sẽ ức chế sự tổng hợp Prostaglandin (chất đóng vai trò trong việc tăng tiết dịch nhầy và bicarbonat để bảo vệ niêm mạc của dạ dày), khiến niêm mạc dạ dày không được bảo vệ và từ đó bị axit và pepsin dịch vị tấn công gây tổn thương và gây ra đau cho bệnh nhân.
2. Đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì tốt nhất cho người bệnh?
Đau dạ dày buồn nôn là tình trạng bệnh phổ biến nhưng đã gây ra không ít khó khăn, do vậy bệnh nhân cần phải thăm khám bác sĩ chuyên gia về dạ dày để được phát hiện kịp thời cũng như được tư vấn một số phương pháp điều trị để cải thiện được tình trạng này.
Dưới đây là một số phương pháp mà Scurma Fizzy gợi ý cũng như giải đáp cho thắc mắc “Đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì?” giúp bệnh nhân tham khảo và có thể áp dụng nhằm cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn của mình.
2.1. Một số thực phẩm giải quyết vấn đề đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì hiệu quả?
2.1.1. Đau dạ dày buồn nôn nên ăn cháo
Giải pháp rất tốt cho câu hỏi đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì của bệnh nhân đó là hãy ăn cháo.
Đây là một loại thức ăn loãng và mềm, được chế biến một cách đơn giản, thêm ít gia vị, giúp cho dạ dày được làm dịu và dễ tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân sẽ tránh, giảm thiểu được các cơn đau dạ dày kèm buồn nôn.
Đặc biệt hơn, cháo còn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt, vì thế người bệnh nên ưu tiên bổ sung cháo vào khẩu phần ăn hàng ngày, ví dụ như cháo hạt sen, cháo đậu đỏ,…vừa đem lại cảm giác ngon miệng, cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn và giúp người bệnh có ngủ tốt hơn.
2.1.2. Cơm trắng giải quyết vấn đề đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì
Cơm trắng cũng được liệt kê đến là một trong những món ăn có thể giải quyết vấn đề đau dạ dày buồn nôn cho bệnh nhân.
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng cơm trắng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột lớn, không những không gây kích ứng mà còn giúp dạ dày dễ tiêu hoá, đồng thời còn giúp hấp thụ các chất dịch bên trong dạ dày như acid dịch vị, góp phần ngăn chặn được các cơn đau dạ dày và buồn nôn.
Vì vậy bệnh nhân có thể ăn cơm trắng kèm với các thức ăn nhạt sẽ giúp sớm cải thiện được tình trạng đau dạ dày buồn nôn của mình.
2.1.3. Đau dạ dày buồn nôn nên ăn chuối
Chuối là một trong những loại thực phẩm hàng đầu xuất hiện trong chế độ ăn uống BRAT bao gồm những thực phẩm là chuối, sốt táo, gạo và bánh mì nướng.
Chế độ ăn uống rất tốt cho các bệnh lý về rối loạn tiêu hóa, được nhiều người áp dụng và thành công để góp phần làm dịu cơn đau dạ dày và buồn nôn.
Chuối chín là thực phẩm giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa đồng thời trong thành phần của chuối có chứa hàm lượng chất kali hỗ trợ việc cải thiện được các tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, giúp hoạt động co thắt của các cơ trơn bên trong ruột được ổn định, qua đó góp phần làm giảm đau dạ dày một cách an toàn và tốt nhất.
>>> Xem thêm: 7 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Tại Nhà Hiệu Quả
2.1.4. Ăn bơ
Bơ không chỉ là một loại trái cây tươi ngon mà còn là một trong những loại thực phẩm tốt đối với hệ tiêu hóa. Bơ sẽ giúp làm dịu tình trạng nóng rát dạ dày ở bệnh nhân, giúp họ dễ tiêu hóa hơn và cũng giúp bảo vệ thành dạ dày.
Bệnh nhân có thể sử dụng bơ như một loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày của mình. Tuy nhiên, không nên ăn quá một cốc sinh tố bơ bởi vì chứa trong bơ là khá nhiều các chất dinh dưỡng, việc ăn nhiều sẽ khiến bệnh nhân gặp phải chứng đầy bụng và khó tiêu.
2.1.5. Gừng tươi giúp giảm triệu chứng của đau dạ dày buồn nôn
Gừng, tên khoa học Zingiber officinale, là một trong những loại gia vị phổ biến hơn giúp điều trị đau bụng hoặc đau dạ dày có kèm theo buồn nôn. Gừng không chỉ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa mà còn giúp hoạt động hiệu quả để cơ thể hấp thu được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Gừng còn có đặc tính chống viêm giúp giảm viêm trong dạ dày và ruột, khiến nó trở thành một phương pháp chữa đau dạ dày buồn nôn tại nhà hữu ích. Gừng là một chất hỗ trợ tiêu hóa giúp đưa thức ăn qua đường tiêu hóa tốt hơn.
Bệnh nhân có thể pha trà gừng uống để có thể cải thiện được tình trạng của mình. Để pha trà gừng, hãy cạo vỏ và thêm vào đó nửa thìa cà phê vào một cốc nước nóng. Giữ khoảng ba phút sau đó lọc bỏ gừng và uống trà.
>>> Xem thêm Giảm Đau Dạ Dày Bằng Gừng Hiệu Quả, An Toàn Và Đơn Giản
2.1.6. Đau dạ dày buồn nôn nên ăn sữa chua gì?
Đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì có thể được giải quyết bằng cách ăn sữa chua không đường.
Sữa chua không đường có chứa nhiều lợi khuẩn probiotic mà dạ dày rất cần, được coi là một loại men tiêu hoá giúp cân bằng được môi trường trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời còn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu, đầy bụng, đau bụng, buồn nôn.
Bệnh nhân nên đưa sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày để có thể làm giảm tình trạng đau dạ dày buồn nôn của mình.
>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Có Uống Được Sữa Ông Thọ Không
2.1.7. Bạc hà là giải pháp cho đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì?
Bạc hà cũng rất hiệu quả trong việc chữa đau dạ dày buồn nôn và hội chứng ruột kích thích.
Bạc hà cho phép thức ăn đi qua ruột nhanh hơn, không chỉ giữ cho hệ tiêu hóa được duy trì tốt mà còn ngăn chặn sự co thắt của dạ dày. Uống trà bạc hà tươi rất hiệu quả trong chứng đau dạ dày.
Để pha trà bạc hà tươi, hãy pha một ít bạc hà tươi vào một cốc nước ấm sau đó sử dụng. Bệnh nhân có thể sử dụng bạc hà để cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn của mình hiệu quả.
2.1.8. Bột yến mạch giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn hiệu quả
Bột yến mạch cũng là biện pháp khắc phục tại nhà rất hiệu quả để thoát khỏi cơn đau bụng hoặc đau dạ dày buồn nôn. Bột yến mạch bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan thực sự hữu ích trong việc điều trị táo bón.
Ngoài ra, bột yến mạch này cũng rất có lợi trong việc duy trì mức cholesterol, ngăn ngừa ung thư, giúp giảm cân và duy trì lượng đường trong máu.
Bệnh nhân có thể sử dụng bột yến mạch trong thực đơn của mình để có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày của mình.
2.1.9. Bánh mì là giải pháp hữu hiệu cho bệnh nhân đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì
Bánh mì cũng là thực phẩm rất tốt giúp giải quyết vấn đề đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì mà các chuyên gia ưu tiên khuyên dùng.
Bánh mì là thực phẩm thô giàu hàm lượng tinh bột nên có khả năng giúp thấm hút được bớt lượng axit HCl dư trong dạ dày, góp phần bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày khỏi sự tấn công và gây tổn thương, qua đó làm giảm triệu chứng của đau dạ dày buồn nôn..
2.1.10. Giải quyết đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì bằng táo và các sản phẩm từ táo
Táo là một thực phẩm bổ sung rất tốt chất xơ không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà còn giữ cho hệ tiêu hóa được duy trì tốt.
Táo cung cấp cho cơ thể một lượng lớn pectin, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp tạo phân đồng thời góp phần cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc biểu hiện khó tiêu do ảnh hưởng của đau dạ dày buồn nôn gây ra.
Nước sốt táo có công dụng làm dịu các cơn buồn nôn khi bệnh nhân bị đau dạ dày vì nó là thực phẩm dễ tiêu hóa, hỗ trợ giảm chứng tiêu chảy đồng thời cung cấp calo cho cơ thể.
Đặc biệt pectin và chất xơ chứa trong táo có tác dụng tốt đối với người bị táo bón.
Bên cạnh sốt táo thì một sự lựa chọn tốt để làm dịu cơn đau dạ dày buồn nôn khác là giấm táo. Khi nghe qua có thể bệnh nhân sẽ thắc mắc vì giấm bản chất là một dạng axit không tốt đối với dạ dày.
Tuy nhiên khi giấm táo còn tinh thô và chưa qua tiệt trùng thì sẽ đem đến những hiệu quả có tính kiềm hóa rất tốt đối với bệnh nhân bị đau dạ dày buồn nôn
2.2. Bệnh nhân đau dạ dày buồn nôn nên lưu ý khi ăn uống những gì?
Bên cạnh những thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì, bệnh nhân cũng cần lưu ý trong việc điều trị để cải thiện tình trạng đau dạ dày buồn nôn của mình.
Người bệnh cần tránh một số thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, các đồ uống chứa gas, chứa cồn,…và hạn chế ăn no, vận động mạnh sau khi ăn, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
Bên cạnh đó, người bệnh cần phải hạn chế một số thói quen có ảnh hưởng xấu đến dạ dày như ăn vào ban đêm, thức quá khuya, thói quen hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, việc lạm dụng các thuốc NSAIDs, thuốc nhóm corticoid…
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trang đau dạ dày buồn nôn một cách hiệu quả nhất, bệnh nhân cần phải lên kế hoạch, xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học như đi ngủ sớm (ngủ trước 23h), hạn chế căng thẳng mệt mỏi bằng các bài tập thiền thư giãn cùng lối suy nghĩ tích cực, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao,…
Và quan trọng hơn, bệnh nhân nên thăm khám dạ dày thường xuyên để có thể theo dõi và nhận được những lời khuyên hữu ích để điều trị hiệu quả tình trạng đau dạ dày buồn nôn của mình hiệu quả nhất.
3. Khi bị đau dạ dày buồn nôn nên uống gì cho tốt?
Dạ dày hay còn gọi là bao tử, có chức năng nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
Một khi dạ dày bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng tới tất cả bộ phận thân vì đây là bộ phận tiêu hóa thức ăn nhằm cung cấp dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Triệu chứng nôn và buồn nôn biểu hiện như sau:
- Bệnh nhân thấy khó chịu và cồn cào trong bao tử
- Kèm theo cảm giác chóng mặt và mệt mỏi
- Cảm nhận rõ sự co thắt của dạ dày và thực quản nhưng không nôn các chất ra ngoài mà chỉ nôn khan
- Bạn có thể nôn hẳn thức ăn ra ngoài miệng.
- Cảm giác khát, khô môi và miệng, tiểu ít là hiện tượng xuất hiện sau khi nôn xong.
Không chỉ những món ăn có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau bao tử, mà những loại đồ uống cũng sẽ giúp cho người bệnh giảm nhanh các cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Giúp giảm các biến chứng của bệnh như xuất huyết, thủng , viêm teo niêm mạc, hoặc nặng hơn nữa là ung thư dạ dày thì bạn cần ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
Hãy bớt chút thời gian để làm các loại thức uống dưới đây để biết đau bao tử nên ăn gì là tốt nhất nhé. Thông thường trái cây có thể làm trầm trọng tình trạng dạ dày của bạn đặc biệt axit citric trong chanh cũng là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra chứng đau dạ dày và chuột rút của chúng ta.
Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân lại sử dụng nước chanh như 1 phương pháp nhằm cải thiện tình trạng đau bao tử. Các bạn có thể thấy rằng, là một loại trái cây thuộc họ cam quýt, chanh có rất nhiều các đặc điểm và hợp chất đóng góp cho sự khỏe mạnh của cơ thể.
Vậy ý tưởng về việc uống nước chanh để trả lời cho câu hỏi đau bao tử nên uống gì xuất phát từ đâu?
Có một nghiên cứu từ khoảng 3 thập kỷ trước cho thấy rằng axit citric có thể gia tăng sự hấp thụ aluminum hydroxide (một thành phần tích cực có trong hầu hết các chất làm giảm độ axit trong dạ dày).
Tuy nhiên, những người bị các vấn đề liên quan đến viêm loét dạ dày cần thận trọng khi uống nước chanh. Tuy nhiên, những người bị các vấn đề liên quan đến viêm loét dạ dày cần thận trọng khi uống nước chanh, không nên uống nước chanh khi đói và không được uống nước chanh quá đặc.
Tốt nhất nước chanh ấm nên được pha loãng với nước. Nếu bạn đi ngủ với một bụng đầy ắp thức ăn, những cơn ợ chua phiền phức và chứng chướng bụng có thể sẽ kéo dài cho tới sáng hôm sau.
Một ly nước ấm với chanh vào buổi sáng sẽ làm sạch hệ thống cơ thể, và chất flavonoid có trong chanh sẽ hỗ trợ bao tử giảm hiện tượng axit hóa, để bạn mau chóng trở lại trạng thái bình thường.
Với bài viết trên chuyên gia Scurma Fizzy New phần nào đã giúp bạn giải đáp được vấn đề đau dà dày buồn nôn nên ăn gì, uống gì để giúp cải thiện chứng nôn trong đau dạ dày.
Song song với việc kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, người bị các vấn đề liên quan đến dạ dày nên nghĩ đến việc sử dụng phối hợp các sản phẩm hỗ trợ giảm nôn, trào ngược trong đau dạ dày có nguồn gốc tự nhiên là một giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
>>> Xem thêm Làm Thế Nào Để Hết Đầy Bụng Nhanh Chóng Hiệu Quả
Qua bài viết này chuyên gia Scurma Fizzy New đề xuất Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scurma Fizzy New hỗ trợ làm giảm tình trạng, ợ chua, ợ hơi, nôn, trào ngược axít dịch vị do trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.
Scurma Fizzy New có chứa hoạt chất chính là curcumin với tác dụng giảm tiết axit dịch vị, giảm trào ngược, giảm khí dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, hỗ trợ làm lành tổn thương, chống oxy hóa bảo vệ tế bào đã được biết đến từ lâu.
Curcumin được chiết xuất từ củ nghệ vàng Việt Nam có tên khoa học là Curcuma longa. Không giống như curcumin ngoài thị trường, curcumin trong Scurma fizzy New được liên kết với axit folic tạo ra Hệ hướng đích (Nano curcumin, axit folic liên kết Curcumin) có kích thước nano.
Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm tiết axit dịch vị làm cho dịch vị hạn chế trào ngược lên thực quản, họng gây khó chịu, nôn, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua. Thông thường khi uống curcumin hoặc nano curcumin vào, curcumin sẽ theo máu phân bố trên khắp cơ thể.
Việc sử dụng công nghệ hướng đích cho curcumin liên kết với axit folic tạo ra Hệ hướng đích giúp đưa Curcumin tập trung mạnh tại các vị trí viêm loét.
Nghiên cứu được tiến hành tại trung tâm Klept, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội được đăng trên tạp chí khoa học công nghệ Vol.62(12) 12.2020 pp(7-11). Tạp chí KH&CN Việt Nam. ISSN: 1859-4794. đã chứng minh mức độ tập trung của nano curcumin liên kết axit folic tại tác tế bào viêm cao gấp 70 lần so với nano curcumin thường.
Ngoài ra, dạng bào chế sủi trong Scurma Fizzy New giúp curcumin phân tán đều trong nước, khi uống vào sẽ không tập trung tại một vị trí mà phân bố đều trong dạ dày đến được các vị trí sâu như hang vị, bờ cong nhỏ từ đó có thể phát huy tác dụng tại chỗ.
Scurma Fizzy New mang lại lợi ích kép cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng.
Scurma Fizzy New là kết tinh của khoa học hiện đại, ứng dụng công nghệ hướng đích nano vào dược liệu truyền thống, quen thuộc là curcumin trong củ nghệ vàng Việt Nam góp phần nâng tầm giá trị của Dược liệu truyền thống tạo ra curcumin thế hệ mới mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng, người bị dạ dày tá tràng, xứng đáng là sản phẩm trí tuệ dành cho người Việt Nam.
ĐĂNG KÝ ĐẶT HÀNG CHÍNH HÃNG
Giá bán: 295.000/hộp 20 viên
Giao hàng toàn quốc
Đặt hàng đơn giản
Miễn phí vận chuyển
Khi mua từ 3 hộp Họ tên
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
*
Liệu trình muốn mua
*
Lời nhắn
TỔNG ĐÀI MIỄN PHÍ1800 6091
Trên đây là một số thông tin về vấn đề “Đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì” mà chuyên gia Dược sĩ Scurma Fizzy đã cung cấp . Người bệnh nên tham khảo các phương pháp trên để có thể khắc phục được tình trạng đau dạ dày buồn nôn cũng như việc cải thiện và phục hồi hiệu quả chức năng hệ tiêu hóa! Hãy luôn giữ gìn và chăm sóc để có một sức khỏe thật tốt nhé!
Hãy nhấc máy và liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về tình trạng đau dạ dày buồn nôn của mình hiệu quả nhất!