Dầu sầu đâu (dầu neem) là một loại dầu có mùi đặc trưng của tỏi, vị đắng, có màu vàng nâu. Trong dầu có những hoạt chất giúp kháng khuẩn. Và dầu nổi tiếng với công dụng làm thuốc trừ sâu, chống côn trùng độc hại. Vậy bên cạnh lợi ích đối với nông nghiệp, dầu còn có vai trò như thế nào đến sức khỏe con người nữa? Hôm nay Kobi sẽ cùng bạn tìm hiểu về cây sầu đâu và đặc tính sinh học của dầu sầu đâu (neem oil) nhé.
1. Mô tả hình thái của cây sầu đâu
1.1. Cây sầu đâu
Cây sầu đâu (Azadirachta indica) thuộc nhóm cây thân gỗ, trung bình cao 15-20m. Thậm chí có một số cây cao lên tới 35-40m. Cây tỏa tán rậm hình tròn hoặc ovan. Lá sầu đâu có màu xanh đậm, mọc đối nhau, trên mỗi lá có khoảng 10 lá chét.
Khi vào mùa ra hoa, sầu đâu nở hoa trắng ngần, nếu ăn thì hoa có vị hơi đắng. Cây cho quả non hình tròn/ ovale, khi non có màu xanh, chín sẽ chuyển vàng. Tuy nhiên, thời gian để quả có thể chín là từ 6 tháng đến 8 tháng.
Đối với nền y học cổ truyền, hầu hết bộ phận cây đề được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, lá sầu đâu được dùng nhiều nhất. Nhưng muốn sản xuất dầu sầu đâu, thì người ta không sử dụng lá. Mà người ta dùng hạt sầu đâu.
1.2. Trái sầu đâu
Trái sầu đâu non có vị đắng, chứa chất hóa học là bakayamin. Trong trái có chứa hạt và chính hạt này được dùng ép lạnh để tạo thành dầu sầu đâu chúng ta sử dụng trong đời sống.
2. Dầu sầu đâu là gì?
2.1. Dầu sầu đâu là gì?
Dầu sầu đâu là dầu chiết xuất từ quả và hạt của cây sầu đâu. Dầu sầu đâu từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu tự nhiên. Dầu đặc trưng bởi màu vàng cánh gián, đắng và có mùi tỏi. Dầu sầu đâu được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm, xà phòng và dầu gội cho thú cưng hiện nay. Mặc dù dầu có nhiều thành phần, nhưng azadirachtin là hóa chất chính để diệt sâu bọ. .
2.2. Quy trình sản xuất dầu sầu đâu
Qui trình chung:
Hạt sầu đâu sau khi thu hoạch sẽ được tách vỏ. Rồi người ta đem hạt sầu đâu đi phơi khô. Hạt khô được đưa đến một máy ép để ép ra dầu sầu đâu. Có nhiều cách chiết xuất ra dầu, nhưng người ta thường ép lạnh rồi lọc lại dầu là ra được dầu thành phẩm.
2.3. Ứng dụng dầu sầu đâu
Trong dầu có nhiều acid béo và chất dinh dưỡng. Vì thế, dầu xuất hiện trong nhiều sản phẩm làm tóc, dưỡng da. Ngoài ra, còn trong các loại thuốc diệt côn trùng, rắn rết, sâu bọ.
3. Trong dầu sầu đâu có thành phần hóa học nào?
Dầu sầu đâu giàu các axit béo không bão hòa, như axit palmitic, linoleic và oleic. Những axit béo này là thành phần tiềm năng để dưỡng ẩm da, giúp giữ do làn da trở nên khỏe mạnh. Trong lá sầu đâu có flavonoid và polyphenol, những hoạt tính này có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm tốt.
Dầu Neem giàu axit béo thiết yếu, triglyceride, vitamin E và canxi. Bởi vì giàu axit béo và vitamin E nên dầu dễ thấm sâu vào da để chữa lành các vết nứt nhỏ. Thành phần các loại axit béo trong dầu là axit oleic (52,8%), và axit stearic (21,4%), axit palmitic (12,6%) và axit linoleic (2,1%),
4. Những công dụng của dầu sầu đâu.
4.1. Lợi ích của dầu sầu đâu đối với mái tóc
Vai trò của dầu sầu đâu với mái tóc trước nay đã được công bố rất nhiều. Dầu chứa axit béo giúp dưỡng ẩm và giảm gãy rụng tóc. Nên khi nhỏ vài giọt dầu sầu đâu cùng dầu gội đầu, sẽ giảm bong tróc da đầu, và sạch gàu.
Đồng thời, dầu còn chứa chất chống nấm và vi khuẩn. Dầu sầu đâu có tác dụng trị chấy. Nên dùng dầu sầu đâu pha loãng bôi lên da đầu. Sau đó để qua đêm, rồi gội đầu lại vào sáng hôm sau. Bạn sẽ lấy chấy và trứng chấy chết, chỉ cần dùng lược chải đi là hết. Vì dầu sầu đâu là sản phẩm tự nhiên nên bạn không cần phải quá lo về tác dụng phụ.
4.2. Diệt côn trùng, rệp gây bệnh
Dầu sầu đâu là thuốc trừ sâu từ thực vật, không gây ô nhiễm môi trường. Với nồng độ thấp, dầu sẽ hấp thụ hoàn toàn vào lá, chồi cây. Khi các loài côn trùng ăn phải chúng sẽ chán ăn, rối loạn sinh trưởng sinh sản. Và cuối cùng là khiến côn trùng bị chết. Tuy nhiên, bởi vì ăn lá thì côn trùng mới bị ảnh hưởng. Do đó, các sinh vật như ong, bướm, bọ rùa không ăn lá thì không bị chết. Điều này đảm bảo cân bằng sinh thái các loài.
Thời điểm sử dụng dầu sầu đâu tốt nhất là buổi sáng sớm hoặc buổi tối.
Ngoài ra, dầu sầu đâu còn được trộn vào đồ ăn của gia súc để diệt kí sinh trùng.
4.3. Lợi ích của dầu sầu đâu đối với làn da
Dầu sầu đâu được sử dụng để điều trị khô da, bong vẩy, kích thích sản sinh collagen. Ngoài ra còn ngăn ngừa mụn, chữa lành vết thương và giảm sẹo. Dầu sầu đâu có thể được sử dụng trong điều trị các triệu chứng của vảy nến, eczeme và bệnh lý da khác.
Trong một nghiên cứu nhỏ năm 2012: Nguồn tin cậy của 9 người, dầu neem đã được chứng minh là có thể giúp quá trình chữa lành vết thương da đầu sau phẫu thuật. Hiện tại không có nghiên cứu nào về cách dầu neem ảnh hưởng đến nốt ruồi, mụn cóc hoặc sản xuất collagen. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên động vật năm 2014
Dầu sầu đâu chứa chất chống oxy hóa
Dầu sầu đâu chứa vitamin E, đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên hiệu quả. Những tác nhân gây stress oxy hóa từ môi trường, công việc, màn hình điện thoại sẽ bị ngăn chặn, nếu sử dụng dầu sầu đâu khi bôi lên da mặt
Năm 2017, một nghiên cứu đánh giá tác dụng chống lão hóa của chiết xuất lá neem tại chỗ ở chuột. Đầu tiên, chuột được tiếp xúc với bức xạ tia cực tím B. Sau đó người ta bôi dầu neem lên da chuột. Nhóm nghiên cứu thấy rằng dầu hiệu quả trong điều trị các triệu chứng lão hóa da: làm đầy đặn da, giảm nếp nhăn da.
Dầu sầu đâu còn giúp dưỡng ẩm, mềm mịn da
Dầu sầu đâu có chứa các axit béo không bảo hòa nên giữ nước không thoát hơi ra khỏi thành tế bào. Nhờ vào việc giữ ẩm tốt, mà dầu hiệu quả đối với các tình trạng da khô, bong vẩy.
Năm 2017, có một nghiên cứu tiến hành trên chuột cho thấy dầu neem giúp cải thiện tình trạng da khô và nhăn.
Dầu sầu đâu giúp giảm mụn
Năm 2013, trong một nghiên cứu trong ống nghiệm, thấy dầu neem là một phương pháp trị và phòng ngừa mụn tái phát.
Đối với những người mắc bệnh mụn trứng cá, xoa dầu sầu đâu lên da làm dịu kích ứng và giảm viêm. Ngoài ra, dầu còn loại bỏ vi khuẩn khỏi bề mặt da, nên dầu được sử dụng như liệu pháp điều trị mụn. Trong dầu neem, có chứa thành phần giống Aspirin giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi da, kháng viêm và giảm tấy.
Hàm lượng axit béo cao trong dầu giúp giảm tiết bã nhờn, giảm hình thành mụn. Ngoài ra hoạt chất này cũng thúc đẩy quá trình lành vết thương, giảm sẹo.
Bạn có biết rằng lá sầu đâu được sử dụng làm mặt nạ để tẩy tế bào chết và thu nhỏ lỗ chân lông nữa không?
Dầu sầu đâu giúp tăng cường hình thành collagen, chữa lành vết thương
Trong da, có thành phần collagen – đây là một loại protein giúp tạo độ căng bóng cho da. Khi chúng ta càng già, lượng collagen giảm dần, làm da mặt chảy xệ, mất vững. Có một nghiên cứu cho thấy rằng bôi dầu sầu đâu lên da giúp cải thiện quá trình tổng hợp collagen.
Năm 2012, dầu neem được chứng minh có khả năng lành vết thương hậu phẫu.
Một nghiên cứu khác trên động vật năm 2010, dầu sầu đâu có tác dụng chữa lành vết thương vượt trội so với Vaseline. Những con chuột được bôi dầu sầu đâu, phát triển các mô và elastin tại vết thương nhiều hơn.
Năm 2013, một nghiên cứu tương tự so sánh tác dụng lành vết thương ở nước muối và dầu neem cho thấy dầu làm lành tốt hơn. Giả thuyết đặt ra rằng dầu thúc đẩy tăng trưởng mạch máu và mô liên kết, do đó tăng cường chữa lành vết thương.
4.4. Ứng dụng trong công nghiệp
- Làm thuốc ngừa mũi: Trong báo cáo của Tạp chí quản lý bệnh do Muỗi, cho thấy sử dụng dầu sầu đâu kết hợp với dầu dừa sẽ bảo vệ da khỏi muỗi Anophen trong 12h .
- Làm thuốc chống rệp: dầu sầu đâu giúp ngăn ngừa trứng nhộng, và rệp. Trên thực tế thấy nhiều nhà nghỉ, khách sạch sử dụng dầu Neem ép lạnh để giết rệp. Trên thị trường, người ta thường pha dung dịch chứa 22% dầu Neem để làm thuốc chống rệp.
5. Gợi ý cách sử dụng dầu sầu đâu
Hãy tìm chỗ mua dầu sầu đâu hữu cơ, nguyên chất và ép lạnh. Dầu đạt chuẩn là dầu có màu đục, hơi vàng, có mùi tỏi.
Dưới đây là một số cách sử dụng dầu sầu đâu
- Thoa một lượng nhỏ dầu Neem lên cổ tay hoặc khuỷu tay. Sau đó, quan sát vị trí đó trong 24h, nếu không có triệu chứng dị ứng thì có thể xoa lên vị trí rộng hơn.
- Dùng đầu tampoon chấm nhẹ dầu Neem nguyên chất lên mụn, vùng nhiễm nấm, mụn cóc hoặc nốt ruồi. Để trong vòng 20 phút, rồi rửa sạch dầu bằng nước ấm. Dùng đến khi đạt được hiệu quả.
- Đối với quá trình chăm sóc da, thì nên pha loãng dầu neem với dầu nền: dầu jojoba, dầu hạnh nhân, hạt nho, dầu dừa,..để tránh xuất hiện những kích thích da quá mạnh.
- Có thể kết hợp dầu Neem với gel lô hội để dịu kích ứng da.
- Thêm dầu vào bồn tắm nước ấm để điều trị các bệnh lí toàn thân như vẩy nến.
6. Tác dụng phụ
Hầu hết dầu sầu đâu an toàn khi sử dụng trên da. Tuy nhiên, dầu được hiệp hội tinh dầu xem nó như một loại dầu “có độc tính thấp”. Dầu có thể gây ra phản ứng dị ứng như viêm da tiếp xúc.
Ngoài ra, đối với trẻ em, nếu lỡ uống một lượng lớn dầu có thể làm:
- Nôn mửa
- Tổn thương gan
- Bệnh não do nhiễm toan chuyển hóa
- Rối loạn tổn thương não khác
7. Kết luận
- Từ xa xưa, dầu sầu đâu đã có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ
- Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang khám phá tiềm năng ứng dụng của dầu sầu đâu trong y học phương Tây.
- Dầu Neem chứa các axit béo, chất chống oxy hóa và các hợp chất chống vi khuẩn. Hợp chất này giúp giảm viêm da, thúc đẩy làm lành vết thương và ngăn ngừa lão hóa da.
- Lưu ý: Phải pha loãng dầu sầu đâu với dầu nền trước khi thực hiện các qui trình chăm sóc da.
Tài liệu tham khảo