Đấu giá trực tuyến là gì? So sánh với đấu giá truyền thống chi tiết nhất?

Đấu giá trực tuyến là gì? So sánh với đấu giá truyền thống chi tiết nhất

Đấu giá tạo ra thị trường giao dịch lành mạnh mang tính chiến lược trong hoạt động thầu. Bán đấu giá đòi hỏi nghệ thuật trong giao dịch với mục đích tăng giá bán vào một thời điểm quan trọng trong quá trình đấu giá. Hiện nay, ngoài đấu giá truyền thống thì còn có loại hình đấu giá trực tuyến, ở mỗi loại hình đấu giá thì đều có những ưu điểm- nhược điểm khác nhau. Vậy đấu giá trực tuyến là gì? Đấu giá trực tuyến với đấu giá truyền thống có những điểm gì giống và khác nhau? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Đấu giá trực tuyến là gì? So sánh với đấu giá truyền thống”

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568        

– Cơ sở pháp lý:

+ Luật đấu giá tài sản 2016.

+ Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu giá tài sản.

1. Đấu giá trực tuyến là gì?

Tại Điều 40 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá, theo đó, các hình thức đấu giá bao gồm những hình thức sau: (1)  Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá, (2)  đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, (3) đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; (4) đấu giá trực tuyến. Theo đó, đấu giá trực tuyến là một trong bốn hình thức đấu giá mà pháp luật quy định. Ở mỗi hình thức đấu giá khác nhau thì sẽ có những nguyên tắc, những trình tự thực hiện khác nhau theo quy định của pháp luật.

 – Lịch sử đấu giá trực tuyến:  Hoạt động thương mại trực tuyến dựa trên web cho các cuộc đấu giá trực tuyến bắt đầu từ năm 1995, khi hai trang web đấu giá được thành lập độc lập với các mô hình kinh doanh thay thế.  Trang web đấu giá trực tuyến đầu tiên là Onsale.com , được thành lập bởi Jerry Kaplan vào tháng 5 năm 1995.  Vào tháng 9 cùng năm đó, eBay được thành lập bởi nhà khoa học máy tính người Pháp gốc Iran Pierre Omidyar.. Cả hai công ty này đều sử dụng giá thầu tăng dần. Web cung cấp những lợi thế mới như sử dụng giá thầu tự động thông qua biểu mẫu điện tử, một công cụ tìm kiếm để có thể nhanh chóng tìm thấy các mục và khả năng cho phép người dùng xem các mục theo danh mục. Trái ngược với Onsale, nơi chính công ty đóng vai trò là người bán, eBay là trang đấu giá trực tuyến đầu tiên hỗ trợ giao dịch giữa người với người. Điều này dẫn đến việc eBay trở thành đấu giá trực tuyến đầu tiên thu hút khối lượng lớn các giao dịch trực tuyến và nó có cơ sở người dùng thương mại điện tử lớn nhất so với bất kỳ trang web nào vào những năm 2000.

– Đấu giá trực tuyến đã làm tăng đáng kể sự đa dạng của hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán bằng cách sử dụng các cơ chế đấu giá cùng với việc mở rộng khả năng về các cách thức đấu giá có thể được tiến hành và nói chung là tạo ra các ứng dụng mới cho các cuộc đấu giá. Trong môi trường web hiện tại có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn, các trang web dành riêng cho các hoạt động đấu giá trực tuyến.

– Tuy nhiên, đấu giá trực tuyến trên các trang web không phải là loại đấu giá trực tuyến đầu tiên. Trên thực tế, trước họ, các cuộc đấu giá trực tuyến đã diễn ra thông qua email và bảng thông báo. Người đấu giá / người bán sẽ đăng thông báo trên bảng thông báo của hệ thống, mô tả mặt hàng cần bán và đặt giá thầu tối thiểu và thời gian đóng.  CompuServe đã tài trợ cho các cuộc đấu giá như vậy thông qua hệ thống quảng cáo được phân loại của mình vào năm 1980. Nhưng các cá nhân đã điều hành các cuộc đấu giá trực tuyến của riêng họ vào đầu năm 1979 trên cả CompuServe và The Source, đang trong giai đoạn thử nghiệm phần đầu tiên của năm đó. Các cuộc đấu giá như vậy cũng được thực hiện trên các BBS công khai sớm nhất, bắt đầu từ năm 1978.

2. So sánh đấu giá trực tuyến với đấu giá truyền thống chi tiết nhất. 

– Thứ nhất, về nguyên tắc khi áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến: tại Điều 8 Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu giá tài sản quy định về nguyên tắc đấu giá trực tuyến, theo đó nguyên tắc đấu giá trực tuyến bao gồm những nguyên tắc sau:

+ Đấu giá trực tuyến phải áp dụng nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

+ Đấu giá trực tuyến phải áp dụng nguyên tắc bảo mật về tài khoản truy cập, thông tin về người tham gia đấu giá và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.

+ Đấu giá trực tuyến phải áp dụng nguyên tắc về việc bảo đảm tính khách quan, minh bạch, an toàn, an ninh mạng.

+ Đấu giá trực tuyến phải áp dụng nguyên tắc phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản, người tham gia đấu giá và cá nhân, tổ chức có liên quan.

Việc quy định về những nguyên tắc đối với hình thức đấu giá trực tuyến nhằm bảo đảm về quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào quan hệ đấu giá. Đấu giá trực tuyến là hình thức đấu giá thông qua hệ thống mạng xã hội thì vấn đề về độ bảo mật thông tin, bảo mật tài khoản của những người tham gia đấu giá tài sản và tất cả những thông tin khác là một trong những nguyên tắc tất yếu được áp dụng, cũng như những hình thức đấu giá khác thì việc đấu giá trực tuyến cũng phải đảm bảo về tính minh bạch, an toàn, an ninh mạng. Đấu giá trực tuyến là một trong những hình thức tiết kiệm những chi phí đi lại, thời gian tuy nhiên việc sử dụng hình thức đấu giá trực tuyến cần phải đảm bảo cũng như phải có độ bảo mật cao, nhằm bảo mật về tất cả những thông tin và quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào đấu giá tài sản.

Xem thêm: So sánh điểm giống và khác nhau giữa đấu thầu và đấu giá

– Thứ hai, về tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến: cụ thể tại Điều 9 Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu giá tài sản quy định về tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức trực tuyến theo đó:

+ Tổ chức đấu giá tài sản bằng hình thức trực tuyến, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức tiến hành đấu giá tài sản sử dụng Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức mình hoặc ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản khác có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến.

– Thứ ba, về trình tự, thủ tục thực hiện cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến:

+ Bước 1: Đăng tải trên thông tin điện tử đấu giá trực tuyến: Tổ chức đấu giá tài sản đăng tải Quy chế cuộc đấu giá trên Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến.

+ Bước 2: Đăng ký

Khi đăng ký tham gia đấu giá, người tham gia đấu giá được cấp một tài khoản truy cập; được hướng dẫn về cách sử dụng tài khoản, cách trả giá và các nội dung cần thiết khác trên Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để thực hiện việc đấu giá trực tuyến. Chủ thể khi tham gia đấu giá trực tuyến đều phải sử dụng riêng tài khoản cá nhân của mình đã đăng ký và thực hiện việc trả giá theo phương thức đấu giá, thời điểm bắt đầu tiến hành đấu giá và thời điểm kết thúc đấu giá, bước giá đã được công bố.

– Khi kết thúc cuộc đấu giá, thành viên được Hội đồng đấu giá tài sản chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến xác định người trúng đấu giá như sau:

Xem thêm: Tính hợp lệ đối với hồ sơ dự thầu

+ Trường hợp 1: Nếu trong trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức trả giá lên thì người trúng đấu giá là người có mức trả giá cao nhất được hệ thống thông tin đấu giá trực tuyến ghi nhận tại thời điểm kết thúc việc trả giá.

+ Trường hợp 2: Nếu trong trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì người trúng đấu giá là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc giá đã giảm được hệ thống thông tin đấu giá trực tuyến ghi nhận.

+ Bước 3: Công bố kết quả: Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên hệ thống đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên hệ thống đấu giá trực tuyến.

+ Bước 4: Thông báo kết quả đấu giá trực tuyến: Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức thông báo kết quả đấu giá cho người trúng đấu giá ngay sau khi có kết quả đấu giá trực tuyến. Theo đó, trong thông báo phải ghi rõ các thông tin về tài sản đấu giá, thời điểm bắt đầu và kết thúc việc trả giá, thời điểm hệ thống đấu giá trực tuyến ghi nhận giá trúng đấu giá.

– Về hình thức:

+ Đấu giá truyền thống: Người mua có thể trực tiếp xem xét và kiểm định sản phẩm. Người mua và bán đều phải đến tận nơi tổ chức đấu giá.

+ Đấu giá trực tuyến: Người mua chỉ nhìn thấy sản phẩm thông qua hình ảnh đưa lên mạng. Bên có thể tham gia đấu giá tại bất kì đâu có mạng Internet.

– Về số lượng người tham gia đấu giá:

Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký bán đấu giá tài sản

+ Đấu giá truyền thống: Số lượng người tham gia đấu giá hạn chế.

+ Đấu giá trực tuyến: Số lượng người tham gia đấu giá không giới hạn

– Về thời gian tổ chức đấu giá:

+ Đấu giá truyền thống: Thời gian tổ chức đấu giá ngắn, theo định kì

+ Đấu giá trực tuyến: Thời gian đấu giá vài ngày, vài tuần, vài tháng

– Về các biện pháp chế tài:

+ Đấu giá truyền thống: Có biện pháp chế tài đối với người mua khi họ thắng đấu giá nhưng không trả tiền ví dụ: tịch thu tiền kí quỹ

+ Đấu giá trực tuyến: Không có biện pháp chế tài nào, ngoại trừ xóa đi tài khoản mà họ đăng kí khi tham gia đấu giá.

Xem thêm: Đấu giá hàng hóa là gì? Đặc điểm của đấu giá hàng hóa?

– Về mức độ rủi ro:

+ Đấu giá truyền thống: Rủi ro khi đấu giá là thấp nhất (sản phẩm thật, người mua thật)

+ Đấu giá trực tuyến: Rủi ro cao vì sản phẩm ảo, người mua ảo

– Về mặt hàng đấu giá:

+ Đấu giá truyền thống: Mặt hàng đấu giá hạn chế, trị giá cao hoặc là rất cao.

+ Đấu giá trực tuyến: Mặt hàng đấu giá đa dạng, trị giá sản phẩm tương đối thấp.

Rate this post

Viết một bình luận