Nấm là 1 bệnh thường gặp nhất ở cá 7 màu, nếu phát hiện sớm thì việc chữa trị rất đơn giản nếu không sẽ rất khó chữa. Cá bị bệnh này thường sẽ bỏ ăn dẫn đến bị teo bụng. Thậm chí nếu không kịp thời phát hiện và cách ly các cá thể mang bệnh đầu tiên, NẤM sẽ lây lan ra cả hồ cá và cả đàn cá đó sẽ mắc bệnh.
Dấu hiệu cá 7 màu bị nấm
- Cá thường xuyên cọ mình vào thành bể
- Cá có đốm trắng li ti trên người, vây, hoặc tay bơi
- Vây cá, tay bơi bị ăn mòn
- Cá gày đi, bỏ ăn và bơi lờ đờ
Nguyên nhân & Cách trị cá bảy màu bị nấm
Cá bị lây bệnh từ cá mới mua về
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc cá của bạn bị nấm, mặc dù trước đó cá vẫn rất khoẻ mạnh, nước của bể nuôi cũng rất tốt. Khi bạn đi mua cá thêm để thả vào bể của mình, do cá ở các tiệm cá cảnh không được khoẻ và đã mang sẵn mầm bệnh nên khi bản thả cá mới mua về vào bể nuôi của bạn, mầm bệnh từ chúng sẽ dần lây sang những chú cá của khoẻ mạnh. Chỉ vài ngày sau khi thả cá mới mua về, cả đàn cá của bạn sẽ bị lây bệnh và từ từ chết dần. Cá bảy màu bị nấm chết khá nhanh do nấm lây lan và phát triển nhanh. Nấm có thể ăn vây và tay bơi của cá. Chỉ khoảng 3 4 ngày là cá có thể bị chết.
Cách trị bệnh
Khi bạn mua cá mới về bạn nên để riêng cá vào 1 bể nhỏ hay 1 chậu nhỏ 1, 2 ngày rồi mới cho vào bể cũ của mình. Trong thời gian này bạn theo dõi xem cá có bị bệnh gì không để chắc chắn không mang mầm bệnh vào bể nuôi cá của mình. Nước của bể nhỏ hay chậu để thả cá bạn nên sát trùng nước bằng một ít muối, tetra nhật hoặc xanh metylen để sát trùng cá nếu có mầm bệnh. Không nên giữ lại nước từ tiệm cá bởi tỉ lệ nước này mang mầm bệnh rất cao.
Một số loại cá bảy màu đẹp
Nguồn thức ăn mang mầm bệnh
Thường xảy ra khi người nuôi cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, … do các loại thức ăn này thường được lấy từ những nơi mang nhiều mầm bệnh nên khi cho cá ăn, không may cá sẽ có nguy cơ bị bệnh cao. Cá rất hay bị nấm nếu bạn cho cá ăn trùn chỉ hoặc bobo mà chưa được xử lý kỹ trước khi cho ăn.
Cách trị bệnh
Để phòng tránh bệnh nấm ở cá nói chung, cá 7 màu nói riêng thì việc xử lý thức ăn tươi sống rất quan trọng
- Trùn chỉ bạn nên thay nước hàng ngày, cho thêm 1 chút muối hoặc tetra nhật với sục oxy mạnh để xử lý trùng trước khi cho cá ăn. Tuyệt đối không cho cá ăn trùn chỉ đã chết hoặc bị đổi màu, cá rất dễ bị bệnh đường ruột hoặc nhiễm nấm nhé.
- Bobo bạn nên cho ăn hết trong ngày và chạy sục khí mạnh để giữ bobo sống được lâu.
Hoặc bạn có thể cho cá ăn các loại thức ăn ăn liền dễ bảo quản, không bệnh tật mà cá vẫn đủ chất cũng là 1 giải pháp rất tốt. Các loại cám cá cao cấp trên thị trường bây giờ có rất nhiều loại để bạn lựa chọn
Dư thừa thức ăn trong bể tạo điều kiện cho nấm phát triển lây bệnh cho cá
Người nuôi cá chưa có kinh nghiệm thường để xảy ra tình trạng dư thừa nhiều thức ăn rất dễ làm nước bị bẩn, tạo điều kiện cho nấm phát triển nếu chìm dưới đáy bể nuôi. Cá chỉ cần tiếp xúc hoặc đi qua là vi khuẩn nấm có thể bám vào vây cá và làm cá bị nhiễm bệnh. Cá loại thức ăn tươi sống có thể thừa 1 chút không phải là vấn đề lớn lắm.
Cách trị bệnh
Cho cá ăn với lượng thức ăn vừa đủ để cá có thể ăn hết trong 5 – 10 phút. Không nên để thức ăn thừa qua đêm điều này rất dễ tạo nấm và gây bùng phát mầm bệnh trong bể nuôi của bạn. Trong bể nuôi nên có 1 vài cành rong hoặc ốc ăn rêu để giúp bạn xử lý các chất thải và thức ăn thừa trong bể.
Không hút cặn bể và thay nước định kỳ
1 trong những nguồn mầm bệnh và gây cho cá ngộ độc ammonia phổ biến nhất đến từ cặn và các chất thải trong bể quá nhiều. Nấm rất dễ làm ổ bệnh trong những nơi không được vệ sinh sạch trong bể. Nước cũ, không được thay thường xuyên cũng dễ phát triển các vi khuẩn gây hại cho cá.
Cách trị bệnh
Thời gian để hút cặn và thay nước định kỳ cho các bể cá mini là khoảng 3 – 4 ngày 1 lần. Đối với các bể lớn nuôi ngoài trời bạn có thể thay nước 1 tuần một lần. Mỗi lần thay nước bạn nên thay từ 20 – 30% lượng nước trong bể. Việc có 1 lượng nước mới trong bể sẽ giúp bể của bạn sạch hơn, làm chất lượng nước tốt hơn, ổn định hơn và cá của bạn cũng lớn nhanh hơn nữa. Nếu để ý bạn sẽ thấy sau mỗi khi thay nước các chú cá của bạn sẽ năng động hơn, ăn nhiều hơn và lớn nhanh hơn nữa. Mỗi lần thay nước mới bạn có thể châm thêm 1 ít vi khuẩn cộng sinh để làm ổn định hệ vi sinh trong bể, hệ vi sinh này sẽ giúp xử lý các chất thải trong bể hiệu quả .
Mật độ cá quá lớn, hệ vi sinh trong nước không thể xử lý hết các chất thải của cá từ đó gây bùng phát bệnh nhanh chóng
Mặc dù là loại cá nhỏ nhưng việc thả quá nhiều cá bảy màu trong 1 bể nhỏ không làm cho bể nuôi của bạn đẹp hơn và giúp những chú cá khoẻ mạnh đâu các bạn nhé. Mật độ cá quá lớn trong bể sẽ dễ gây bùng phát bệnh nhanh chóng và làm lượng oxi trong nước thấp nữa nên cá sẽ không khoẻ mạnh đâu.
Cách trị bệnh
Mật độ hợp lý và tốt nhất để thả cá bảy màu là khoảng 1,5 – 2 lít nước cho 1 chú cá. Bạn có thể tính thể tích bể nuôi của mình bằng cách nhân Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao của bể từ đó có thể tích bể nuôi và tính được số lượng cá hợp lý để thả trong bể. Với 1 bể nuôi nhỏ 15 – 20l nước bạn nên thả khoảng 10 chú cá bảy màu là đẹp bạn nhé.
Thời tiết lạnh đột ngột
Nhiệt độ đột ngột thấp dẫn đến vi khuẩn nấm phát triển nhanh.
Cách trị bệnh
Về nhiệt độ của bể cá, bạn nên chú ý giữ ổn định trong khoảng từ 25- 28 độ C. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể dùng máy sưởi bể cá để cá 7 màu được điều hòa thân nhiệt và tránh bị lạnh.
Tham khảo các loại sưởi bể cá cảnh tại đây