Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách chăm sóc khoa học

Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh đau mắt đỏ không chỉ phổ biến ở người trưởng thành, bệnh còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh, dù lành tính nhưng cũng mang nhiều hệ lụy nếu không chữa trị kịp thời. Vậy, làm sao để chăm sóc đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh cho đúng cách?

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là bệnh có thể xuất hiện ngay từ lúc chào đời cho đến khoảng 1-2 tuần sau đó. Mí mắt bé bị sưng đỏ bởi những tác nhân như: vi khuẩn, virus xâm nhập, tắc tuyến lệ, bị kích ứng khi sử dụng thuốc nhỏ mắt khi vừa mới sinh, bệnh lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở (lậu mủ, mụn rộp…)… và phản ứng dị ứng tự nhiên của cơ thể với mọi thứ xung quanh, trong đó có thức ăn.

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực sau này

Các dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ mặc dù bệnh lành tính nhưng cũng có một số triệu chứng điển hình như:

  • Mắt đỏ: Biểu hiện dễ nhận thấy chính là phần tròng trắng của mắt bị đỏ hoặc hồng.
  • Mí mắt bị sưng và phồng lên: Người nhà của trẻ nhỏ có thể quan sát thấy rõ tình trạng mí mắt bị sưng bất thường, khó hoặc không thể mở mắt.
  • Xuất hiện chất nhầy và chảy nước: Tình trạng nhiễm khuẩn ở mắt sẽ kéo theo việc mắt tiết dịch nhiều mà chủ yếu là rỉ ghèn có màu xanh hoặc vàng kèm theo nước mắt. Đặc biệt, dịch nhầy có thể bao quanh khắp mắt sau mỗi buổi sáng thức dậy, khiến trẻ khó mở mắt, che khuất tầm nhìn của trẻ nhỏ.

Tên

Ghèn và dịch nhầy ra nhiều khiến trẻ khó mở mắt

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao?

Sau 5-7 ngày, nếu tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm ngược lại còn có thêm biểu hiện sốt cao, xuất hiện màng trong mắt, mắt càng ngày càng sưng to, người thân cần đưa trẻ  đến thăm khác tại các cơ sở có chuyên khoa mắt gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Để điều trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt để giảm viêm hoặc thuốc kháng virus/thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Nếu không sớm được điều trị bệnh có thể làm ảnh hưởng đến thị lực sau này của trẻ nhỏ.

Chăm sóc và phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Để tránh nguy cơ lây lan đau mắt đỏ từ mắt này sang mắt kia hoặc lây cho người khác, người thân của trẻ sơ sinh nên quan tâm đến các vấn đề dưới đây!

1. Vệ sinh mắt đúng cách

Để vệ sinh mắt đúng cách, người thân của trẻ sơ sinh cần thực hiện các thao tác thông qua sự chỉ dẫn của bác sĩ, bởi mắt của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và yếu ớt. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm sạch mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý (0.9%) để loại bỏ dịch tiết ra xung quanh mắt.

phòng ngừa đau mắt đỏ trẻ sơ sinh

Không nên dùng cùng một miếng gạc cho hai bên mắt của trẻ. Mỗi mắt một miếng gạc giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa tay thật sạch trước khi thực hiện vệ sinh mắt cho bé
  • Loại bỏ những chất bám bẩn bên ngoài mắt bằng tăm bông hoặc bằng tay một cách nhẹ nhàng
  • Sau đó, thấm tăm bông hoặc gạc vô khuẩn qua muối sinh lý
  • Lau nhẹ mắt theo chiều từ đầu ra đuôi mắt và thực hiện tương tự với bên mắt còn lại với tấm gạc khác.
  • Cuối cùng là rửa tay sạch với xà phòng và nước

Mỗi ngày, bạn có thể thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh từ 2-3 lần vào các thời điểm thích hợp như buổi sáng, sau mỗi lần tắm và buổi tối. Ngoài ra, nếu mắt trẻ có quá nhiều ghèn bao quanh, bạn cũng có thể rửa bớt để cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ nhỏ

Các tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể tấn công mắt của trẻ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, vì vậy, trẻ dễ mắc các bệnh do virus xâm nhập như sốt, cảm cúm… và bệnh đau mắt đỏ cũng không ngoại lệ.

Hầu hết các bệnh do virus sẽ không có thuốc điều trị triệt để, chủ yếu là cải thiện triệu chứng của bệnh. Vì vậy, ngoài việc điều trị ngay khi bệnh khởi phát, bảo vệ và duy trì sức đề kháng cho cơ thể của trẻ nhỏ là điều quan trọng mà bậc phụ huynh nào cũng cần lưu tâm như:

  • Nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ nhiều hơn nếu thấy cơ thể trẻ có biểu hiện yếu, mệt mỏi, lờ đờ.
  • Người mẹ nên ăn nhiều thực phẩm tốt để tăng chất lượng sữa cung cấp cho bé khỏe hơn.

3. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Vì vậy khi người mẹ ăn gì, uống gì đều sẽ ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng mà bé nhận. Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, người mẹ nên bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin C, A, D và vitamin B12. Các thực phẩm chứa các chất trên bao gồm bông cải xanh, cà rốt, trứng gà, đu đủ, thịt nạc… Bên cạnh đó, người mẹ nên tránh ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, rau có nhiều mủ (rau muống, rau lang…)… giúp bệnh của trẻ nhỏ nhanh hồi phục hơn.

chăm sóc trẻ sơ sinh

Bổ sung nước ép từ rau củ, trái cây cũng góp phần cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho mắt

Ngoài ra, không ít trẻ em hiện nay được cho uống sữa công thức từ khi mới sinh. Do đó, nếu phát hiện trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ bạn nên kiểm tra thành phần của sữa xem có phải do dị ứng với sữa hay không, nếu có thì ngừng hẳn, để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Biện pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ sơ sinh, vì vậy cần có biện pháp phòng tránh và hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bạn nên làm thêm các việc như sau:

  • Thói quen rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc trước khi ẵm bế, chơi đùa với trẻ.
  • Không dùng chung vật dụng với người đang bị đau mắt đỏ cũng như thường xuyên giặt giũ, làm sạch vật dụng, đồ chơi, gối nệm của trẻ.
  • Không giặt đồ của trẻ, để trẻ sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người đang nhiễm bệnh.
  • Cách ly người thân bị đau mắt đỏ, không cho tiếp xúc với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Khi đến mùa dịch của đau mắt đỏ (thường là mùa hè), người lớn nên bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt để tăng cường sức đề kháng cho mắt. Từ đó, có thể hạn chế nguy cơ lây lan đau mắt đỏ từ người lớn sang trẻ em.

Như vậy, không chỉ bệnh đau mắt đỏ chỉ xuất hiện ở người lớn, mà ngay ở trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, người thân trong gia đình cần chú ý đến sức khỏe của mắt, điều này sẽ góp phần vào việc phòng ngừa và cải thiện đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh hiệu quả.



Chia sẻ :


Rate this post

Viết một bình luận