Đầu năm mới Nhâm Dần 2022 cần kiêng kỵ gì để tránh mất lộc cả năm?

Đầu năm mới Nhâm Dần 2022 cần kiêng kỵ gì để tránh mất lộc cả năm?

 

kiêng cử đầu năm
     

 

Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nghĩa là khi làm bất cứ việc quan trọng nào cũng cần phải thờ cúng thần linh và kiêng cữ để không gặp phải xui xẻo. 

 

Vì vậy, vào đầu xuân năm mới nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, người Việt thường kiêng cữ nhiều việc để tránh làm “mất lộc”, xui rủi vào nhà như:

 

  • Không quét nhà, đổ rác vào 3 ngày Tết


     

  • Kiêng cho lửa, nước đầu năm


     

  • Tránh làm đổ vỡ, hư hỏng đồ đạc


     

  • Tránh tặng “linh vật hộ thân may mắn” của mình cho người khác


     

  • Không tranh cãi và nói những điều xui xẻo


     

  • Không vay mượn đầu năm


     

  • Kỵ những món ăn mang lại xui rủi


     

  • Không khóc lóc đầu năm


     

  • Kiêng làm mất tiền


     

  • Không để cây khô, hoa khô trong nhà ngày Tết

 

 1. Không quét nhà, đổ rác vào 3 ngày Tết

 

không quét nhà ngày tết
        

 

Theo quan niệm dân gian trong 3 ngày Tết (mùng 1, mùng 2, mùng 3) các gia đình không nên quét nhà và đổ rác vì như vậy sẽ “trôi mất lộc”, đổ “vận đỏ” của cả năm đi. Điều này sẽ khiến gia chủ bị “thất thoát tài chính” trong năm mới, bao nhiêu của cải làm được đều vơi đi. 

 

quét nhà sẽ trôi mất lộc
Quan niệm dân gian cho rằng nếu quét nhà vào 3 ngày Tết sẽ trôi mất tài lộc

Phong tục này được dân gian giải thích rằng nó xuất phát từ một “tích cổ” của người Trung Hoa. 

 

Truyện kể ngày xưa có một lái buôn tên là U Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thuỷ Thần tặng cho một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ ngày có Như Nguyệt, gia đình U Minh trở nên giàu có, sung túc. 

 

Cho đến một năm nọ đúng vào ngày Mùng 1 Tết, Như Nguyệt mắc lỗi lớn nên bị U Minh đánh chửi, nàng sợ quá nên đã hoá mình chui vào đống rác ở góc nhà. Vô tình trong lúc dọn dẹp, vợ U Minh đem đổ rác đi. Kể từ đó, gia đình U minh trở lại nghèo khổ. Vì lý do đó nên người Việt kiêng đổ rác vào ngày tết là vậy. 

 

Tuy nhiên, trong 3 ngày tết không tránh khỏi tình trạng vỏ bánh kẹo, vỏ hạt dưa bị xả đầy nhà. Thế nên bạn có thể dồn rác lại vào 1 góc tường, để qua 3 ngày đầu năm mới rồi đổ đi. 

 

2. Kiêng cho lửa, nước đầu năm

 

Người xưa vốn xem lửa là tượng trưng cho cái “đỏ”, cái may mắn trong nhà. Vì vậy, nếu cho lửa đi nghĩa là cho đi “vận may” của mình trong năm mới.  

 

kiêng cho lửa đầu năm
Người Việt quan niệm cho “lửa” chính là cho đi cái “đỏ”, cái “vận may” của mình

 

Vào dịp tết đến, ở một số nơi trời rất lạnh vì vậy lửa được xem là thứ mang đến hơi ấm đầu năm mới giữa tiết trời se lạnh. Đó là ngọn lửa truyền đến những năng lượng ấm áp, sự sum vầy, quây quần, gắn kết của gia đình. 

 

Thắp lửa lên chính là thắp lên sự sống, thắp lên tình yêu, sự lạc quan và niềm tin vào một năm mới thuận lợi,  ăn nên làm ra. Vì vậy, với nhiều người việc cho lửa cũng chính là cho đi niềm hy vọng, sự đoàn kết và sự nhiệt huyết của mình. 

 

kiêng cho nước đầu năm
Mọi người thường kiêng cho nước đầu năm để tránh “thất thoát tiền bạc”

 

Còn trong vũ trụ, nước được xem là biểu tượng của sự sống, của sự sinh sôi, hơn nữa ông bà ta còn có câu “tiền vào như nước”. Do đó, năm mới các thành viên trong gia đình không nên cho nước, cho lửa để tránh “thất thoát tài lộc” của mình vào tay người khác. 

 

3. Tránh đổ vỡ, hư hỏng

 

Trong ngày Tết, người Việt ta rất kị việc làm đổ vỡ chén đĩa vì nó báo hiệu cho những điều chẳng lành như sự “chia lìa, tan rã” như anh em trong nhà mất hoà khí, vợ chồng ly hôn, tình cảm rạn nứt. 

 

tránh đổ vỡ đầu năm
    

 

Ngoài ra, dân gian ta còn quan niệm rằng nếu chén đĩa bị vỡ vào ngày đầu năm thì gia chủ làm ăn dễ thất bại, thua lỗ, mọi công việc tiến hành trong năm khó mà trọn vẹn, như ý. 

 

Vậy nên đầu năm mới, các thành viên trong nhà có làm gì thì cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh việc đổ vỡ, rước xui vào nhà. 

 

4. Tránh tặng “linh vật hộ thân may mắn” của mình cho người khác

 

Tỳ Hưu, Long Quy, Thiềm Thừ, Nhện là những linh vật hộ thân luôn đem đến may mắn về đường tài lộc, sự nghiệp thăng tiến, kinh doanh thuận lợi cho người đeo. 

 

Sau một thời gian đeo bên người, linh vật sẽ “nhận chủ” và phát huy hết sức mạnh để “trợ lực” cho chủ nhân.

 

tránh tặng linh vật hộ thân cho người khác
Việc tặng linh vật hộ thân của mình cho người khác là một điều tối kỵ

 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn người thân, bạn bè cũng gặp được nhiều may mắn, thuận lợi trong năm mới như bạn mà vô tình đem tặng linh vật hộ thân của mình đi thì đây là một điều “tối kỵ”.

 

Vì như vậy cũng có nghĩa là bạn đem cái “may mắn”, “tiền tài” của mình trao tặng cho người khác. Điều này rất dễ khiến công việc của bạn gặp trở ngại, tài chính bấp bênh, có nhiều vấn đề rủi ro bất ngờ ập đến vì không có “linh vật” ở bên bảo vệ. 

 

Do đó, thay vì lấy linh vật của mình đi tặng thì bạn có thể mua một linh vật mới để tặng người thân, bạn bè, đối tác. Đây sẽ là món quà rất ý nghĩa để giúp gắn kết tình cảm và xây dựng mối quan hệ lâu dài vào năm mới. Hãy inbox cho Liu để được tư vấn linh vật phù hợp làm quà tặng nhé!

 

5. Không tranh cãi và nói những điều xui xẻo

 

Cổ nhân có câu “nhân bảo như thần bảo”, nghĩa là người đời không nên nói những điều xui xẻo kẻo trở thành hiện thực rồi tự rước họa vào mình. 

 

tránh tranh cãi đầu năm
Đầu năm đầu tháng cần tránh tranh cãi và nói những điều xui xẻo

 

Vì vậy, tết đến chúng ta nên dành cho nhau những “lời hay ý đẹp” và mang ý nghĩa “tích cực” để điều tốt lành, may mắn sẽ đến. 

 

Cần tránh những hành động, ngôn ngữ mang tính xui rủi. Đồng thời cần giữ hoà khí, bình tĩnh để tránh xảy ra tranh cãi, gắt gỏng vì điều này có thể khiến bạn trong năm dễ dính phải việc kiện tụng

 

6. Không vay mượn đầu năm

 

Đầu năm đầu tháng, đầu ngày người Việt ta rất kiêng kỵ việc đi vay, cho vay hay trả nợ

 

kiêng vay mượn đầu năm
Kiêng kỵ vay mượn đầu năm

Vì mọi người quan niệm  “đi vay đầu năm, cả năm đi mượn”, tiền bạc trong năm sẽ túng thiếu, làm ăn không có của ăn của để, lúc nào cũng phải vay mượn. Còn nếu cho người khác vay tiền đầu năm thì cả năm tiền bạc sẽ bị phân tán, mỗi nơi một ít khó thu hồi lại được. 

 

7. Kiêng ăn món xui

 

Những món ăn mọi người thường kiêng kỵ vào ngày tết như: Mực, thịt chó, thịt vịt, tôm. 

 

món ăn kiêng kỵ ngày tết
Một số món ăn kiêng kỵ ngày tết 

Dân gian có câu “đen như mực”, do đó mọi người quan niệm nếu đầu năm ăn mực thì sẽ “đen đủi”, xui xẻo cả năm. Còn nếu ăn thịt vịt thì sợ tình cảm gia đình, bạn bè dễ rạn nứt vì vịt là gia cầm sống bầy đàn, nếu bắt một con trong số đó thì đàn vịt sẽ thiếu đi một con dễ khiến “tan đàn, xẻ nghé”.

 

Con chó là động vật nuôi trong nhà, là người canh gác, trông coi nhà cửa cho gia chủ, nếu như ăn thịt chó sẽ gặp xui xẻo, gia quyến khó bề yên ổn. Hơn nữa đầu năm đầu tháng rất kỵ sát sinh, đổ máu vì đây là báo hiệu của bệnh tật, ốm đau. 

 

Ở một số địa phương, người ta kiêng ăn tôm vì cho rằng tôm có “đầu to”, “đi giật lùi” khiến cả năm khó mà “đầu xuôi đuôi lọt”, việc làm ăn đi lùi, công việc khó thăng tiến. 

 

Ở miền Trung, người dân còn kiêng ăn cá mè vì sợ năm mới gặp phải nhiều trục trặc vì cá mè có nhiều xương, rất dễ mắc xương ở cổ. Bên cạnh đó, chữ “” còn được hiểu là “mè nheo”. 

 

Còn ở miền Nam thì lại kiêng ăn chuối vì nếu nói lái đi sẽ thành “chúi”, nghĩa là không thể ngẩng cao đầu, khó thăng tiến trong năm mới. Ngoài ra, ở miền Nam còn kỵ cam, lê vì quan niệm “quýt làm, cam chịu”, “lê lết” là những từ ngữ không mấy vui vẻ, khó đem lại may mắn trong năm mới. 

 

8. Không khóc lóc, buồn bã 

 

không khóc lóc đầu năm
Tiếng khóc thể hiện cho những điều xui rủi đầu năm mới

 

Tiếng khóc thể hiện cho những điều buồn bã, xui rủi, không may. Vì vậy, đầu năm mới người Việt rất kiêng việc có tiếng khóc trong nhà.

 

Ngoài ra theo quan niệm của người xưa, những tiếng khóc, tiếng than vãn vang lên trong nhà còn dễ thu hút, kêu gọi ma quỷ tới gần. Do đó, đầu năm mới để tránh sự xâm nhập của năng lượng xấu thì mọi người trong gia đình nên tạo ra bầu không khí tích cực, vui vẻ để rủi ro có thể tan biến. 

 

9. Tránh mất tiền, mất tài sản

 

kiêng mất tiền đầu năm
Làm mất tiền đầu năm dễ khiến cả năm bị “thất thoát tài sản”

 

Người xưa quan niệm vào những đầu tiên của năm mới nếu vô tình làm mất tiền trong ví, mất của trong nhà thì đây là tín hiệu chẳng lành. Tiền bạc của cải cả năm của bạn sẽ bị “thất thoát”, dễ bị trộm cắp. Do đó, đầu năm đầu tháng bạn nên bảo quản tiền bạc, tài sản một cách cẩn thận.

 

10. Cây hoa trong nhà phải tươi xanh, không khô héo

 

Trong phong thuỷ, cây khô, hoa khô mang đến cảm giác trơ trụi, khô héo, không có sức sống. Điều này dễ tạo ra trường khí xấu hay còn gọi là sát khí, bầu không khí lạnh lẽo, tiêu điều làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ của các thành viên trong nhà, nhất là với người cao tuổi. 

 

không để cây khô trong nhà
     

 

Hơn nữa, năm mới là thời điểm vạn vật sinh sôi nảy nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái, đó cũng là biểu tượng của sự thịnh vượng, tốt lành. Do đó, việc để cây hoa khô héo trong nhà sẽ làm ảnh hưởng đến vận tài lộc của gia chủ.

 

Thay vì để cây khô bạn có thể trang trí nhà cửa bằng các loại cây hoa tươi mang ý nghĩa may mắn trong ngày tết như hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa cát tường, chậu quất cảnh,…

 

Ông bà ta xưa nay làm việc gì cũng tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận và nếu kiêng cữ được gì thì cứ kiêng cho lành. Vậy nên, đầu xuân năm mới, chúng ta cũng cần kiêng cữ những việc cần thiết để tránh làm mất lộc, tài sản trong năm. 

 

 

Rate this post

Viết một bình luận