Dấu ngoặc kép là một trong những dấu câu quen thuộc và được sử dụng nhiều trong văn bản, trích dẫn hàng ngày. Vậylà gì, dùng thế nào để hiệu quả nhất. Các bạn hãy tham khảo bài viết này của ffdjf chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé.
I. Khái niệm dấu ngoặc kép là gì?
Dấu ngoặc kép hay còn được gọi là dấu trích dẫn, được sử dụng theo cặp gồm 2 dấu nháy đơn (‘) đứng liền kề nhau và được hiểu chung là một dấu câu duy nhất (‘’) trong hệ thống chữ viết dùng để đánh dấu bắt đầu hoặc kết thúc của phần trích dẫn lời nói, câu nói hoặc cụm từ đặc biệt. Thông thường, trước dấu ngoặc kép người viết sẽ sử dụng thêm dấu 2 chấm. Chỉ trong một số trường hợp sử dụng với ý nghĩa đặc biệt thì không cần dùng đến dấu 2 chấm.
Cặp dấu ngoặc kép thường gồm một dấu hoặc ngoặc kép mở, đóng khi trích dẫn tương ứng bắt đầu và kết thúc câu trích dẫn. Dấu ngoặc kép được tạo nên bởi hai dấu hoặc đơn liên kề nhau. Ngoài ra, tác dụng của dấu ngoặc kép rất đa dạng bởi chúng có rất nhiều dạng, biến thể theo từng ngôn ngữ khác nhau. Trong các văn bản của Mỹ, dấu ngoặc kép được sử dụng kiểu chính là (“”). Nếu ngoặc kép được sử dụng bên trong một dấu ngoặc kép khác, thì dấu nháy đơn sẽ được dùng làm kiểu phụ. Ví dụ: “Không phải anh ấy nói ‘Tôi thích màu đen nhất’ khi tôi hỏi sở thích của anh ấy hay sao?” – anh khách hỏi. Trong trường hợp, nếu một tập hợp các trích dẫn được lồng với nhau, các trích dẫn kép được sử dụng lại và chúng tiếp tục thay thế khi cần thiết.
II. Tác dụng của dấu ngoặc kép
Tùy vào bối cảnh, tình huống mà dấu ngoặc kép sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau. Nhìn chung tác dụng của dấu ngoặc kép như sau:
1. Đánh dấu lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói hoặc ý nghĩ trực tiếp của nhân vật, đây là tác dụng cơ bản nhất của loại dấu câu này. Đối với tác dụng của dấu ngoặc kép này, trước lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật sẽ có dấu hai chấm.
Ví dụ: Tuấn thoạt nghĩ: ‘Ngày hôm nay chắc chắn sẽ rất thú vị”.
Bà nói với Minh rằng: ‘Cháu trai của bà ngoan và giỏi lắm”.
2. Đưa ra một nhận định, trích dẫn
Ngoài ra, dấu ngoặc kép còn được dùng để trích dẫn một câu danh ngôn, câu nói, nhận định nào đó. Những câu trích dẫn này thường rất nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của người nổi tiếng, hoặc trích dẫn từ tác phẩm nào đó.
Ví dụ: “Thơ văn chính là tâm hồn” – M.Gorki
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” – Hồ Chí Minh
3. Đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt
Đôi khi, tác dụng của dấu ngoặc kép còn rất đặc biệt. Đó là để đánh dấu những từ có ý nghĩa, những từ này thường mang nghĩa bóng hoặc được thêm vào để tăng thêm hình ảnh, ý nghĩa cho câu văn… Người dùng thể hiện ý muốn nhấn mạnh của từ được nhắc đến.
Ví dụ: Hoài “hoa hậu” của lớp lúc nào cũng điệu đà.
Quang “cây hài” của lớp mình lúc nào cũng bày trò để mọi người vui vẻ.
III. Cách sử dụng dấu ngoặc kép chuẩn
Ngoài viết nắm được những tác dụng của dấu ngoặc kép, việc sử dụng dấu ngoặc kép đúng chính tả cũng rất cần thiết. Dưới đây là một số cách sử dụng dấu ngoặc kép chính xác trong văn bản, hoàn cảnh nhất
1. Dùng dấu ngoặc kép trong trích dẫn, câu nói
Khi bạn sử dụng dấu ngoặc kép trong trường hợp này, cần viết hoa chữ đầu tiên của trích dẫn đó. Nếu bạn trích dẫn trực tiếp từ một nguồn như sách, bài báo… luôn viết chữ cài đầu của câu trích dẫn. Ví dụ như: Pollen nói trong cuốn sách của mình “Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì mà bạn muốn miễn là bạn tự làm ra”.
Viết thường với những trích dẫn ở giữa. Nếu bạn muốn trích dẫn một câu nói đơn giản, không ở cuối câu thì nên viết thường chữ đầu tiên. Các dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi xuất hiện trong trích dẫn phải được đặt bên trong dấu ngoặc kép. Ví dụ: Bình luôn thắc mắc “Tại sao chúng ta không thể chọn thức ăn theo sở thích của mình?”
2. Sử dụng dấu ngoặc kép để đối thoại
Luôn viết thường chữ cái sau dấu ngoặc kép, ví dụ: “Mấy giờ rồi?” cô ấy hỏi.
Nên đặt dấu phẩy trước những câu như “anh ấy nói”, “chị ấy chia sẻ”, “họ nói”… Điều này giúp người đọc nhận biết đó là cuộc hội thoại. Ví dụ như: Anh ấy nói, “Tối nay tôi không thể đến bữa tiệc của công ty”…
3. Đặt dấu ngoặc kép trong tiêu đề
Khi biết được tác dụng của dấu ngoặc kép, bạn luôn sử dụng dấu này để trích dẫn tiêu đề của bài báo, bài luận, tạp chí…. Ví dụ, nếu bạn sử dụng trích dẫn bài luận của tác giả Nguyễn Minh Châu, nó sẽ được viết “Trạng thái của vấn đề” của tác giả Nguyễn Minh Châu, “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên hồng chủ yếu là kỷ niệm đau buồn của đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa…
Sử dụng dấu ngoặc kép để trích dẫn tên phim truyền hình, tiêu đề bài hát. Ví dụ như “Ngày chung đôi” của ca sĩ Văn Mai Hương… Với dấu ngoặc kép trong phần tiêu đề sẽ không bao gồm các dấu câu như: dấu hỏi, dấu chấm than…
IV. Những điều cần lưu ý khi sử dụng dấu ngoặc kép
Với mỗi ngữ cảnh, người viết cần nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép để khéo léo trong việc sử dụng.
Khi trích dẫn lời nói hay suy nghĩ, bạn đừng quên dấu 2 chấm trước câu nói hoặc suy nghĩ đó.
Không nên sử dụng dấu ngoặc kép bừa bãi, không cần thiết, không có mục đích cụ thể.
Tóm lại, khi đặt trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, dấu ngoặc kép sẽ mang đến những tác dụng khác biệt. Như vậy, chúng tôi đã cung cấp đến bạn các tác dụng của dấu ngoặc kép một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để hướng dẫn bé nhà mình sử dụng cho đúng khi viết văn.