Thuốc giảm đau răng thường có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm từ đó làm dịu cơn đau nhanh chóng. Nha sĩ khuyên khách hàng nhức răng nên sử dụng thuốc trị đau răng: Thứ 1 là Paracetamol/Acetaminophen – thuốc giảm đau hạ sốt, dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Thứ 2 là nhóm thuốc gây tê cơ thể tại chỗ như lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine. Thứ 3 là thuốc chấm đau răng như Emla, Dentanalgi.
1. Đau nhức răng uống thuốc gì?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau răng như: viêm nướu, sâu răng, viêm tủy, mòn men răng, mọc răng khôn,… hoặc các bệnh lý liên quan tới khớp thái dương hàm,…
Những cơn nhức răng có thể chỉ diễn ra cục bộ hoặc kéo dài mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một vài loại thuốc trị nhức răng phổ biến nhất.
1.2. Thuốc giảm đau răng Paracetamol/Acetaminophen
Trong các loại thuốc trị đau nhức răng, dòng sản phẩm chứa Paracetamol luôn là sự lựa chọn hàng đầu, thường được các bác sĩ chỉ định.
Paracetamol là thuốc giảm đau nhanh, có hiệu quả đặc biệt cao và tức thời. Đặc biệt, thuốc dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, đối với trẻ em khi sử dụng cần tham khảo liều lượng chuẩn từ bác sĩ. Việc này để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Dược phẩm chứa Paracetamol được tin dùng nhất là thuốc paracetamol. Bên cạnh đó, có thể lựa chọn một số loại khác như: panadol, hapacol, codein, thuốc giảm đau răng efferalgan,..
Bên cạnh các sản phẩm chứa Paracetamol, thuốc giảm đau Acetaminophen cũng mang lại hiệu quả tương tự, giúp giảm đau, hạ sốt nhanh.
Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý, các dòng thuốc Acetaminophen ít có khả năng kháng viêm. Do đó, trong một số trường hợp như: viêm chân răng, viêm tủy, viêm nướu,… Acetaminophen sẽ không đạt được hiệu quả cao như Paracetamol và Aspirin.
1.2. Nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid
Trong quá trình chữa trị đau nhức, sưng tấy hay ê buốt răng miệng, nhóm thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs được nhiều bác sĩ tin dùng
Một số loại thuốc thuộc nhóm non-steroid phổ biến nhất bao gồm:
- Ibuprofen
- Dilcofenac
- Meloxicam
- Celecoxib
- Etoricoxib
Điểm chung của những loại thuốc trên là trong thành phần đều có chứa Aspirin và không có steroid.
Tuy nhiên, nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với phụ nữ đang mang thai, những người có bệnh lý nền về tiêu hóa, tim mạch,…
Non-steroid là một hoạt chất khá mạnh. Do đó, khi sử dụng người bệnh cần cân nhắc về liều lượng phù hợp để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
1.3. Nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ
Khi tới thăm khám tại các trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe răng miệng, các bác sĩ sẽ dùng nhóm thuốc gây tê tại chỗ dưới dạng dung dịch, gel bôi hoặc xịt có tác dụng giúp giảm cơn đau đớn tức thì.
Do tính chất gây tê cục bộ, các loại thuốc này sẽ có hiệu quả nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn và phải sử dụng lặp lại nhiều lần.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo dạng uống, cũng có thể mua những chất bôi, xịt giảm đau nhức trên để tự sử dụng tại nhà.
Đầu tiên, trước khi sử dụng, người bệnh cần làm sạch nướu (có thể sử dụng betadine để sát trùng), dùng bông y tế thấm khô. Sau đó, hãy sử dụng thuốc gây tê tại chỗ trực tiếp tại vị trí đang xảy ra tình trạng đau nhức.
Mặc dù vậy, theo như khuyến báo của các chuyên gia, bệnh nhân nên hạn chế những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức nhanh chóng, tức thì. Bởi chúng được sử dụng trực tiếp lên nướu, trong khoang miệng, thường để lại mùi thuốc khó chịu.
Về lâu dài, việc các hoạt chất kháng sinh có trong thuốc thẩm thấu trực tiếp qua nướu răng còn gây ra các tổn thương không thể nhìn thấy bằng mắt, dẫn đến vấn đề tiêu chân răng, lung lay, gãy rụng răng sớm sau này.
2. Vài mẹo chữa đau răng không cần thuốc tại nhà
Trong trường hợp chưa thể mua ngay được thuốc chữa đau răng, có thể sử dụng một vài mẹo làm dịu cơn nhức răng dưới đây.
2.1 Chườm đá lạnh
Phương pháp chườm đá lạnh thường được áp dụng để làm tiêu sưng tấy, giảm đau nhức. Nhiệt độ thấp từ đá sẽ giúp hạn chế quá trình giãn cơ, tăng độ đàn hồi cho tế bào.
Phương pháp này rất đơn giản. Chỉ cần bọc những viên đá lạnh trong một túi vải và đặt lên trên vị trí bị đau nhức. Lưu ý không sử dụng trực tiếp đá để chườm bởi chúng có thể gây ra phỏng lạnh.
2.2 Súc miệng Nước muối
Từ lâu, muối biển có tác dụng làm sạch, khử khuẩn và sát trùng tốt đối với các vết thương ngoài da. Do đó, súc miệng nước muối hàng ngày giúp làm sạch và hạn chế tối đa vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng.
Không chỉ vậy, nước muối cũng có hiệu quả trong việc khử mùi hôi miệng, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
2.3 Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất
Để tăng sức đề kháng và hạn chế tối đa khả năng bị đau nhức răng miệng, tốt nhất nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin như C, A, D3, B2,… trong thực đơn hàng ngày.
Vitamin và khoáng chất có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy giảm sưng, xuất huyết chân răng. Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng là: rau củ, sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu, dầu gan cá,….
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
2.492 lượt đăng ký.
3. Tại sao đau răng uống thuốc không hết? Cách xử lý thế nào?
Thuốc trị nhức răng tuy được đánh giá cao về độ hiệu quả, tuy nhiên không phải trường hợp nào uống thuốc đau răng cũng có tác dụng như mong muốn.
Thuốc đau răng thường khó lòng diệt sạch toàn bộ vi khuẩn, yếu tố gây viêm nhiễm trong các trường hợp sâu răng hay viêm nha chu.
Do vậy ở các trường hợp này, thuốc chỉ có tác dụng làm thuyên giảm cơn đau tạm thời. Khi thuốc hết tác dụng thì cơn đau có thể sẽ tái phát trở lại.
Hay những cơn đau do răng khôn gây ra, thuốc cũng chỉ làm cơ thể quên đi cơn đau 1 lúc, sau đó nếu không xử lý chiếc răng khôn đó thì chắc chắn sẽ bị đau trở lại.
Hoặc trường hợp lạm dụng thuốc chữa đau răng khiến cơ thể bị nhờn thuốc. Đôi khi những lần đầu có thể thấy thuốc hiệu quả, tuy nhiên những lần sau đó cần uống nhiều thuốc hơn mới thấy đỡ đau.
Bên cạnh đó cũng cần nói tới vấn đề chăm sóc răng miệng. Khi bị đau răng mà không thực hiện vệ sinh đúng cách, thường xuyên hút thuốc lá hay rượu bia thì thuốc trị nhức răng sẽ khó lòng phát huy được tác dụng.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã biết được đau răng nên uống thuốc gì. Tuy nhiên Nha Khoa Paris vẫn khuyến cáo bạn nên tới gặp bác sĩ để được chuẩn đoán, điều trị triệt để chứng nhức răng.