Đậu phộng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người dân Việt Nam. Vậy ăn đậu phộng có tác dụng gì? Ăn nhiều đậu phộng có tốt không?… và còn nhiều thông tin về loại hạt quen thuộc này mà có thể bạn chưa biết đến sẽ được trình bày qua bài viết sau, đừng bỏ qua nó nhé!
Đậu phộng có tác dụng gì?
1. Công dụng của đậu phộng
Đậu phộng được biết đến là loại hạt có nhiều giá trị dinh dưỡng và rất thông dụng trong đời sống thường ngày. Vậy đậu phộng có những công dụng gì? Mời quý bạn đọc tham khảo các thông tin dưới đây.
1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có ăn được đậu phộng không? Người bệnh tiểu đường sử dụng đậu phộng thế nào là phù hợp?… và còn nhiều câu hỏi khác mà người bệnh còn thắc mắc về loại hạt này mà vẫn chưa tìm được đáp án. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giúp bạn trả lời.
Đậu phộng có chứa thành phần dinh dưỡng cao và ít đường, là loại hạt có ích trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người khỏe mạnh và ổn định đường huyết ở người có tiền sử bệnh tiểu đường.
Đây là loại hạt có chứa thành phần chất béo không no giúp điều tiết insulin sản sinh trong cơ thể và hỗ trợ quá trình trao đổi chất mạnh mẽ từ đó giúp điều hòa đường huyết. Một nghiên cứu tại Đại học Harvard đã cho thấy rằng, nếu sử dụng 149 gam mỗi tuần có thể làm giảm đến 27% nguy cơ mắc chứng đái tháo đường.
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng đậu phộng
1.2. Khống chế cảm giác thèm ăn
Đậu phộng là thực phẩm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Vì vậy, tạo cảm giác nhanh no hoặc no lâu hơn.
Cảm giác no khi ăn loại hạt này không chỉ vì hàm lượng chất béo, chất xơ, protein, mà còn có do tác dụng hiệp đồng của tất cả các yếu tố trên gây nên. Do đó, nó thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường hoặc người ăn chay.
1.3. Điều hòa mỡ máu, làm sạch đường ruột
Hàm lượng lipid trong đậu phộng tương đối cao. Đồng thời, nó cũng cung cấp một lượng chất xơ có lợi cho cơ thể, có tác dụng tăng khả năng khuếch tán nhiệt lượng của cơ thể.
Việc sử dụng đậu phộng sẽ có khả năng giải phóng nhiệt, có tác dụng đốt cháy cholesterol xấu và làm sạch chất béo trong đường tiêu hóa.
1.4. Bảo vệ hệ tim mạch
Hàm lượng acid béo không bão hòa đơn trong đậu phộng không chỉ thúc đẩy sự hấp thụ đường, protein, vitamin tan trong dầu, duy trì cân bằng hormone mà còn có thể chuyển hóa cholesterol trong gan thành muối mật, đồng thời cải thiện sự bài tiết của nó. Chính vì vậy, đậy là loại hạt có tác dụng giúp bảo vệ mạch máu, tim.
Đậu phọng giúp bảo vệ hệ thống tim mạch
1.5. Chống oxy hóa
Đậu phộng chứa nhiều acid p – coumaric, đây là một loại chất có khả năng chống oxy hóa cao. Khi được rang chín, khả năng chống oxy hóa của nó còn được đẩy cao, lên tới 22%. Do có nhiệt tác động, sẽ làm tăng hàm lượng acid p – coumaric có trong đậu phộng.
Ngoài ra, trong hạt đậu phộng còn có chứa vitamin E, một loại chất chống oxy hóa, có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
2. Sự thật thú vị về đậu phộng
Đậu phộng được biết đến là một trong những loại thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn rất có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn đã hiểu rõ về loại hạt này chưa? Mời các bạn cùng tham khảo các thông tin cụ thể dưới đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị về hạt này nhé.
2.1. Đậu phộng là gì?
Đậu phộng là hạt của cây đậu phộng, miền bắc hay còn gọi là hạt lạc. Tên tiếng anh của loại hạt này là Peanut. Tên khoa học là Arachis hypogaea. Đây là một loại hạt có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Xét về mặt sinh học, đậu phộng không thuộc dạng hạt, mà thuộc cây họ Đậu.
Cần phân biệt giữa cây đậu phộng và cây đậu phộng dại. Cây đậu phộng dại (cây Hoàng lạc) là một giống họ đậu lâu năm, có khả năng chống xói mòn, khống chế sự phát triển của cỏ dại và để lại nguồn hữu cơ cho đất và cây trồng.
Đậu phộng thuộc cây họ Đậuđậu đen
>> Có thể bạn quan tâm đến: Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng
2.2. Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng
Đậu phộng là một loại hạt giàu thành phần dinh dưỡng như chất béo không bão hòa, protein, các vitamin và khoáng chất. Theo các nghiên cứu, 100 gam đậu phộng có thể cung cấp khoảng:
- Năng lượng: 573 calories
- Nước: 4,26 gam
- Carbohydrate: 21 gam trong đó có 9 gam chất xơ
- Chất béo bão hòa: 7 gam; chất béo không bão hòa đơn: 24 gam; chất béo không bão hòa đa: 16 gam
- Chất đạm: 25 gam trong đó có Tryptophan; Threonine; Isoleucine; Leucine; Acid glutamic; Acid aspartic; Arginine; Serine; Tyrosine;…
- Niacin (B3): 86% DV; Folate (B9): 62% DV; Thiamine (B1): 52% DV; vitamin E: 44% DV% DV; Acid pantothenic (B5): 36; Riboflavin (B2): 25% DV; vitamin B6: 23% DV;…
- Khoáng chất: Mangan: 95% DV% DV; Magie: 52; Photpho: 48% DV; Kẽm: 35% DV; Sắt: 15% DV; Kali: 7% DV; Canxi: 6% DV;…
Đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần nạp vào cơ thể trung bình một ngày của người trưởng thành)
3. Một số lưu ý khi sử dụng
Dù đậu phộng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng, bạn cũng nên chú ý đến một số tác dụng phụ và những đối tượng không nên sử dụng loại hạt này.
3.1. Một số tác dụng phụ khi sử dụng đậu phộng
Đậu phộng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách thì sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ.
- Nguy cơ ngộ độc aflatoxin
Khi bảo quản không đúng cách, đậu phộng dễ bị nhiễm nấm mốc (Aspergillus flavus) và sinh ra độc chất aflatoxin. Chất độc này sẽ gây cảm thấy chán ăn, mắt vàng và làm giảm hoạt động chức năng của gan (do gan bị tổn thương), thậm chí có thể gây ra suy gan và ung thư gan.
- Gây nguy hiểm cho người bị dị ứng với đậu phộng
Những người bị dị ứng đậu phộng tuyệt đối không ăn hoặc dùng các sản phẩm có chứa hạt này vì sẽ làm cho các triệu chứng của dị ứng nghiêm trọng hơn như nổi ban, sưng cổ họng, mạch đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt,….
Dị ứng với đậu phộng là hiện tượng mà hệ thống miễn dịch trong cơ thể xác định nhầm protein (có trong hạt) là yếu tố gây hại. Vì thế, phản ứng của hệ thống miễn dịch lúc ấy là sẽ giải phóng ra các chất chống lại yếu tố xâm nhập, đồng thời sản sinh ra một số chất khác – là nguyên nhân làm cho các triệu chứng dị ứng xuất hiện.
Dị ứng do ăn đậu phộng
- Dạ dày hoạt động kém
Nếu dạ dày của bạn hoạt động yếu thì hạn chế dùng. Vì nó có thể làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn cũng như khó hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
- Chứa chất làm giảm giá trị dinh dưỡng
Đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi hấp thụ cùng với các dưỡng chất khác (hoặc chế biến không đúng cách) thì chúng có thể gây ức chế hoặc làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm khác.
3.2. Những đối tượng không nên ăn đậu phộng
Như chúng ta đã biết, thực phẩm dù tốt đến đâu vẫn có những tác dụng không mong muốn tùy vào từng đối tượng sử dụng và đậu phộng cũng vậy. Sau đây là những đối tượng không nên ăn đậu phộng:
- Người có thể chất dễ bị dị ứng hay có tiền sử dị ứng với đậu phộng
- Người cắt túi mật: Do có chứa nhiều chất béo nên chúng cần lượng lớn dịch mật để tiêu hóa. Vì vậy, những người đã cắt túi mật sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa chất béo có trong đậu phộng khi ăn vào nên sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu.
- Người nóng trong: Đậu phộng có vị ngọt, tính nóng. Do đó, những người có chứng nội tiết bốc hỏa (viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lở loét,…) không nên ăn đậu phộng. Việc ăn đậu phộng sẽ làm tăng hỏa khí, bệnh trở nên nặng hơn.
- Người mắc bệnh dạ dày: Những người mắc bệnh dạ dày thường có triệu chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu. Ăn đậu phộng và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo cao sẽ gây khó tiêu và hấp thu kém.
- Người mắc bệnh gout: Chế độ ăn nhiều chất béo, chất đạm sẽ làm giảm bài tiết acid uric, khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Đậu phộng là một trong những thực phẩm nhiều dầu béo và chất đạm, không thích hợp cho những bệnh nhân bệnh gout.
Người bệnh gout không nên sử dụng đậu phộng
3.3. Sử dụng đậu phộng đúng cách
Đậu phộng là loại hạt rất thông dụng nhưng không phải ai cũng biết cách chọn cũng như cách bảo quản đúng cách.
- Nên chọn hạt đậu phộng to, chắc, mẩy.
- Đậu phộng rất dễ nảy mầm, mốc nếu không bảo quản đúng cách. Nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, buộc túi kín hoặc có thể rang, sấy khô, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thời gian bảo quản có thể kéo dài.
- Nên sử dụng đậu phộng dưới hình thức luộc, hấp, nấu canh hoặc nấu chè, nấu xôi,…
- Hạn chế sử dụng các loại đậu phộng chiên vì đậu phộng đã giàu chất béo, kết hợp với lượng dầu thấm vào khi chiên sẽ không tốt cho sức khỏe.
4. Các món ngon từ đậu phộng
Đậu phộng cũng giống như các loại hạt dinh dưỡng khác đều được chế biến bằng nhiều cách tạo ra nhiều món ăn ngon. Vậy, hãy vào bếp để làm ngay một số món ăn hấp dẫn với đậu phộng nhé.
4.1. Dầu đậu phộng
Đậu phộng là loại hạt có hàm lượng chất béo cao nên thường dùng để ép lấy dầu. Dầu đậu phộng có nhiều loại: dầu đậu phộng tinh chế, dầu đậu phộng ép lạnh, dầu đậu phộng thô, hỗn hợp dầu đậu phộng. Ứng với mỗi loại dầu có cách chế biến khác nhau và công dụng khác nhau.
Dầu đậu phộng rất tốt cho sức khỏe
4.2. Đậu phộng rang
Đậu phộng rang là món ăn dân dã, phổ biến trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam. Với cách chế biến đơn giản, dễ làm, nhanh chóng, chúng ta có ngay một món ăn vặt ưa thích.
Tùy sở thích mỗi người có thể thêm bớt gia vị. Có thể kể tên một số món như: đậu phộng rang mắm, đậu phộng rang tỏi ớt, đậu phộng da cá, đậu phộng bao đường,….
4.3. Kẹo cu đơ đậu phộng
Kẹo cu đơ là một trong những đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Kẹo được làm chủ yếu từ đậu phộng và mật mía. Ngoài ra, còn có thêm thành phần mạch nha, gừng, lạc nhân.
Hỗn hợp này được nấu đến khi sệt sệt và được đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại. Loại kẹo này rất dẻo và dính, có thể ăn không hoặc thưởng thức cùng với nước trà xanh.
Kẹo cu đơ đậu phộng
5. Những câu hỏi thường gặp về đậu phộng
Có thể thấy đậu phộng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, với hàm lượng protein và chất béo cực kỳ cao. Chính vì vậy mà người ta luôn tỏ ra thắc mắc, ăn đậu phộng có mập không? Ăn nhiều đậu phộng có tốt không? Ăn đậu phộng luộc có mập không? Ăn đậu phộng có nổi mụn không?…
Để trả lời các câu hỏi này thì xin mạnh dạn hỏi một ngày các bạn ăn bao nhiêu gam đậu phộng? Việc bạn có bị tăng cân hay không, có tốt không, điều đó còn tùy thuộc vào số lượng mà bạn ăn, lượng calo bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Đặc biệt, sau khi ăn xong bạn sẽ sử dụng phần năng lượng đó làm gì. Vì thế, hãy lập cho mình kế hoạch ăn uống cụ thể tùy vào nhu cầu của bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh.
Có nhiều người thắc mắc vỏ đậu phộng có tác dụng gì?
Như đã biết vỏ đậu phộng có chứa lượng chất xơ lớn, được dùng làm thức ăn cho vật nuôi. Ngoài ra, còn thường được sử dụng như một thành phần trong các sản phẩm như chất tẩy rửa, chất đánh bóng kim loại, thuốc tẩy, kem cạo râu, xà phòng, mỹ phẩm, sơn, dầu gội và thuốc.
Vỏ đậu phộng được sử dụng trong sản xuất nhựa, tấm ốp tường, đá mài, keo. Bột vỏ lạc được sử dụng cho nhiều ứng dụng công nghiệp: Phụ gia chất kết dính, sản xuất cao su, chất độn, ứng dụng chống trượt.
Vỏ đậu phộng mang đến nhiều tác dụng trong cuộc sống hằng ngày
Bài viết trên đây đã nêu ra một số thông tin cơ bản về đậu phộng, về lợi ích cũng như những lưu ý khi sử dụng đậu phộng. Mong rằng, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức thú vị về loại hạt này và có thể đưa ra các lựa chọn tốt nhất khi sử dụng.
Mọi thắc mắc của bạn về Viên thìa canh và bệnh tiểu đường thì có thể gọi điện ngay đến hotline để được giải đáp. 0859 696 636
Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.
CÔNG DỤNG
- Hỗ trợ giảm đường huyết
- Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
- Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
>> Đặt Hàng <<
Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.