Nội dung chính
Show/Hide
Dầu tràm mặc dù đã được ông cha sử dụng từ rất lâu đời nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người không hiểu rõ dầu tràm dùng để làm gì. Do đó không thể phát huy được hết công dụng mà dầu tràm đang sở hữu.
Là một sản phẩm được làm ra từ phương pháp chưng cất từ cây tràm trồng phổ biến ở một số tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Bình, Quảng Trị…Tinh dầu tràm từ lâu đã được người Việt sử dụng khá phổ biến. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là thực tế có rất nhiều người tiêu dùng vẫn không hiểu rõ dầu tràm dùng để làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích có liên quan đến vấn đề trên.
Rất nhiều người tìm đến dầu tràm nhưng không biết hết công dụng dầu tràm dùng để làm gì?
1. Tổng quan về dầu tràm
Dầu tràm gió có tên gọi tiếng Anh là Cajeput, đây là sản phẩm được chiết xuất từ phương pháp chưng cất hơi nước của bộ phận lá và cành của cây tràm gió. Loại cây này có tên khoa học là Melameuca Cajuputi.
Trong thành phần của dầu tràm có chứa các hợp chất với tỷ lệ cụ thể gồm có:
+ Cineol: chiếm từ 45 – 60,2%
+ Limonene: chiếm khoảng 4,5 – 8,9%
+ Alpha – Terpineol: có tỷ lệ 5,9 – 12,5%
+ Beta – caryophyllene: có khoảng 3,8 – 7,6%
Cineol là hợp chất chiếm tỷ lệ cao nhất và cũng là thành phần quan trọng tạo nên những công dụng của dầu tràm.
Dầu tràm được chế biến tinh chất sẽ có màu vàng nhạt và nếu để lâu thì dầu tràm sẽ chuyển sang màu vàng đậm hơn. Còn nếu bạn nhìn thấy dầu tràm có màu trắng, màu vàng đậm hoặc màu xanh thì đó là những loại dầu tràm đã được pha trộn với các hỗn hợp khác và công dụng sẽ không được như dầu tràm nguyên chất.
>>>> Tham khảo: địa chỉ mua dầu tràm đảm bảo nguyên chất
Dầu tràm không chỉ nổi tiếng bởi sản phẩm cực kỳ lành tính, an toàn cho người sử dụng mà còn bởi những tác dụng mà nó mang đến cho sức khỏe của con người, trong đó có cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh.
2. Vậy dầu tràm dùng để làm gì?
Tuy dầu tràm được bày bán ở khá nhiều các cửa hàng nhưng thực tế vẫn có nhiều người tiêu dùng không biết là dầu tràm dùng để làm gì? Nhưng thông tin được chia sẻ ở dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về dầu tràm:
-
Dùng dầu tràm để giảm đau
Hiện nay chúng ta đều quen với việc sử dụng thuốc giảm đau mỗi khi bị đau đầu, đau cơ và đau răng…Nhưng điều đó về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chính vì vậy mà việc sử dụng dầu tràm để giảm đau không chỉ giúp bạn đạt được hiệu quả giảm đau tốt mà còn an toàn hơn cho bản thân sức khỏe của người dùng.
Với những cơn đau đầu, đau nhức cơ, thậm chí là viêm khớp bạn chỉ cần xoa dầu tràm lên những chỗ đau là sẽ thấy dịu ngay lập tức. Bởi vậy mà đối với những người tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc vận động quá sức cũng có thể sử dụng dầu tràm để giảm đau do bị co cơ bắp hoặc bị chuột rút.
-
Dùng dầu tràm để chống nấm
Bàn chân, bàn tay của chúng ta rất dễ bị mắc nấm vì nhiều lý do khác nhau. Và thay vì việc sử dụng thuốc tây thì bạn chỉ cần dùng dầu tràm để bôi vào những vùng da bị nấm như móng tay, bàn chân, nấm da. Cách làm này vừa giúp bạn trị nấm lại vừa ngăn ngừa vi khuẩn nấm lây lan sang các vùng da ở xung quanh.
Chỉ cần bôi đều đặn một thời gian là bạn sẽ nhận thấy được kết quả tuyệt vời của việc điều trị nấm bằng dầu tràm.
-
Dùng dầu tràm để điều trị các bệnh có liên quan đến hô hấp
Khi thời tiết thay đổi, không khí bị ô nhiễm bạn dễ có khả năng bị mắc những căn bệnh có liên quan đến hệ hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, viêm phế quản, viêm thanh quản…Vấn đề này sẽ không làm bạn buồn phiền nữa khi bạn sử dụng dầu tràm để điều trị, kể cả đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ cũng đều có thể sử dụng.
-
Dùng dầu tràm để giảm căng thẳng
Sử dụng dầu tràm như một biện pháp trị liệu tâm lý để giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp thư giãn sau những giờ làm việc đầy áp lực và để cải thiện tinh thần là điều mà hiện nay đang được rất nhiều người áp dụng.
Bởi mùi hương dịu nhẹ của dầu tràm khi lan tỏa trong không khí vừa có tác dụng xua đuổi côn trùng, thanh lọc không khí lại vừa giúp bạn giải tỏa được tinh thần một cách thoải mái. Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có rất nhiều công dụng khác, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại: https://tinhdaukepha.vn/goc-kepha/bat-mi-tac-dung-cua-dau-tram-trong-doi-song-hang-ngay