Đây là sự thật về những hương liệu tự nhiên và nhân tạo trong thực phẩm chúng ta ăn

Nhiều người thường nghĩ rằng: Có một sự khác nhau giữa các hóa chất “tự nhiên” và hóa chất nhân tạo, khiến cho hương liệu nhân tạo là độc hại hơn so với những gì tìm thấy trong trái cây, rau quả và gia vị tự nhiên.

Tuy nhiên, sự thật là tất cả các loại thực phẩm xung quanh chúng ta đều được làm nên từ hóa chất, cho dù chúng là hóa chất có mặt trong tự nhiên hay ra đời từ một phòng thí nghiệm. Nếu đã có công thức hóa học giống hệt nhau, nguồn gốc không khiến một hương liệu tạo phản ứng khác nhau với cơ thể.

Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem: Có sự khác biệt nào giữa hương liệu tự nhiên và hương liệu nhân tạo? Đồng thời, bạn sẽ khám phá ra cả những sự thật thú vị về chúng, ví dụ như dầu mỏ cũng có thể được tổng hợp thành một thành phần an toàn trong thực phẩm:

Bắt đầu với đinh hương, bạn có biết mùi đặc trưng của chúng đến từ một chất hóa học có tên là eugenol.

Và quế cũng có mùi thơm và hương vị từ một hợp chất gọi là cinnamaldehyde.

Vì vậy, cả hương liệu tự nhiên và nhân tạo đều có chứa những chất hóa học có tên khó hiểu như vậy. Sự khác biệt của hương liệu tự nhiên và nhân tạo chỉ là nguồn gốc mà chúng được sản xuất.

Hương vị tự nhiên được tạo ra từ bất cứ thứ gì có thể ăn được, chẳng hạn như rau quả, sản phẩm từ động vật như thịt hải sản, trứng sữa… Ngay cả khi các thực phẩm này được đưa vào nhà máy và phòng thí nghiệm để trải qua quá trình phản ứng, chế biến, chúng vẫn được gọi là “hương liệu tự nhiên”.

Ngược lại, hương liệu nhân tạo được làm ra từ những thứ ban đầu không thể ăn được. Chẳng hạn như bạn có thể tưởng tượng nổi không, trải qua những quy trình xử lý hóa học, người ta có thể biến cả dầu mỏ thành hương liệu thực phẩm.

Tuy nhiên, nhiều khi phân tử hóa học cuối cùng của hương liệu tự nhiên chẳng khác gì so với hương liệu từ nguồn nhân tạo. Như bạn đã thấy, chỉ có con đường và điểm xuất phát tạo ra chúng là khác nhau mà thôi.

Thế nhưng, có một câu hỏi: Tại sao các nhà sản xuất thực phẩm lúc nào cũng muốn sử dụng hương liệu nhân tạo? Một câu trả lời đơn giản, các chất hóa học tổng hợp trong hương liệu nhân tạo có giá thành rẻ hơn, họ sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, so với sử dụng hương liệu tự nhiên.

Nhưng còn một lý do khác, hương liệu nhân tạo có khi còn an toàn hơn hương liệu tự nhiên, do đã được sử dụng phổ biến hơn và trải qua các quy trình kiểm tra chặt chẽ. Một điều khó tin nữa là sử dụng một số hương liệu nhân tạo là hoạt động thân thiện với môi trường, bởi nó không đòi hỏi phải mở rộng các cánh đồng trồng hương liệu, với cả một quá trình dài tốn kém và không hiệu quả.

Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là hương liệu tạo mùi và vị vani. Nguồn gốc hương vị vủa vani là một hợp chất hóa học có tên vanillin. Trong tự nhiên, nó có mặt trong một giống lan địa phương của Mexico.

Nếu muốn có hương liệu vani tự nhiên, các nhà sản xuất phải trồng lan và chiết tách vanillin từ chúng. Quá trình mất rất nhiều thời gian và cực kỳ tốn kém. Vì vậy, các nhà khoa học đã tìm ra cách để tạo ra được phiên bản tổng hợp của vanillin trong phòng thí nghiệm

Năm 2006, một nhà khoa học Nhật Bản là Mayu Yamamoto còn tìm ra cách trích xuất vanillin từ phân bò. Nghiên cứu kỳ lạ này mang về cho cô một giải Ig Nobel trao bởi Đại học Harvard.

Hầu hết mọi người nghe thấy hương liệu nhân tạo là sợ, nhưng họ không biết rằng trong hương liệu tự nhiên cũng có đầy chất hóa học không kém gì. Số lượng các chất hóa học trong một quả dâu tươi, thậm chí, cũng bằng số lượng chất hóa học trong hương liệu dâu tây nhân tạo, sử dụng để tạo mùi vị cho kem dâu, kẹo dâu, sữa dâu…

Hương liệu nho nhân tạo có nguồn gốc từ một loại hóa chất có trong nho Concord, một loại nho tím thẫm được trồng nhiều ở Hoa Kỳ. Đó là lý do bạn thấy kẹo, bánh, nước ngọt vị nho… có màu tím và vị khác so với nho xanh và nho đỏ bình thường.

Một số hương liệu tự nhiên có thể nguy hiểm hơn cả hương liệu nhân tạo. Chẳng hạn như nồng độ xyanua có thể ở mức cao, với các hương liệu benzaldehyde nguồn gốc tự nhiên từ hạnh nhân.

Đậu nành sống nếu được làm nước tương hoặc xì dầu có thể gây độc. Bởi vậy, nước tương đậu nành hoặc xì dầu công nghiệp thường được làm từ protein thực vật qua quá trình thủy phân, chứ không phải đun sôi đậu nành lên như phương pháp thủ công.

Một loại hương liệu nhân tạo cuối cùng thường gây hiểu lầm, mì chính. Nhiều người lo lắng khi ăn hoặc sử dụng mì chính để chế biến thức ăn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết sự nguy hiểm của chứng đau đầu sau khi ăn mì chính, hay “hội chứng nhà hàng Trung Quốc” chỉ là lời đồn đại. Mặc dù các triệu chứng là thực, nó đến từ lượng muối cao trong món ăn Châu Á. Mì chính bản thân là một hương liệu an toàn để ăn hàng ngày.

Theo Businessinsider

Rate this post

Viết một bình luận