Có thể bạn chưa biết rõ về lễ cúng đầy tháng?
Cúng đầy tháng cho bé hay còn được gọi theo cách khác nhau như: cúng Mụ, đầy cữ… Cúng đầy tháng được coi như là một buỗi lễ vô cùng quan trọng để thông báo với mọi người và thần linh về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình. Thông qua sự kiện này, cha mẹ mong muốn cầu đến khẩn trời đất và tổ tiên phù hộ cho con của chúng ta khỏe mạnh và ăn mau chóng lớn. Qua bài viết này của Happyparty sẽ chia sẽ bến các bạn cha mẹ trẻ về nguồn gốc của đầy tháng là gì? Và cách cúng đầy tháng như thế nào?
Có thể bạn chưa biết rõ về lễ cúng đầy tháng?
Nguồn gốc của nghi lễ cúng đầy tháng
Ở mỗi nơi sẽ có các câu chuyện truyền tai khác nhau về nguồn gốc của nghi lễ này. Nhưng hầu hết sẽ là các câu chuyện xung quanh và bà Mụ và Đức ông.
Tương truyền rằng, mỗi đứa trẻ sơ sinh đều do những vị Đại Tiên (Bà chúa đầu thai) hay còn gọi là được 12 Bà Mụ nặn thành. Mỗi một Bà Mụ sẽ nặn ra một bộ phận cho đứa bé, vì vậy khi bé trong một tháng khỏe mạnh, cha mẹ phải làm nghi lễ này để tỏ lòng cảm ơn Bà Mụ và Đức Ông đã mang đến cho gia đình một đứa bé và giúp cho mẹ trong con vuông.
Chọn ngày cúng đầy tháng cho bé
Ngày sinh của một đứa bé sẽ được ghi nhớ theo ngày dương và cả lịch âm. Theo truyền thống, ngày này sẽ được diễn ra theo lịch âm và còn phụ thuộc vào giới tính của bé.
Nguyên tắc “Gái sụt 2, Trai sụt 1” có nghĩa là nếu như con bạn sinh ngày 25/3 âm lịch thì ngày cúng sẽ là 23/3 âm lịch đối với con gái, 24/3 âm đối với con trai.
Ngoài việc chọn ngày thì việc lễ cúng cũng được tiến hành vào buổi sáng hay buổi chiều là tùy vào gia đình. Nhưng thường thì chúng ta sẽ chọn cúng trước 12 giờ trưa.
Những lễ vật bạn cần chuẩn bị cho mâm cúng
Mâm cúng đến 12 Bà Mụ:
- 12 chén chè nhỏ.
- 12 chén cháo nhỏ.
- 12 đĩa xôi.
- Những loại bánh dành cho trẻ con được xếp thành 12 đĩa.
- Thịt quay, bánh hỏi chia ra làm 12 đĩa, 12 ly rượu nhỏ ( có thể thay thế bằng 12 trứng vịt và 12 ly nước nhỏ).
Mâm cúng Đức Ông:
- 1 tô cháo lớn.
- 1 tô chè lớn.
- 1 con gà luộc.
- 3 đĩa xôi lớn
- 1 miếng thịt quay, 1 đĩa hoa quả ( 5 loại ), trầu cau, rượu, đồ vàng mã (giấy tiền).
Bên cạnh đó, bạn cần phải chuẩn bị thêm một bình hoa, trà, nhang, nến, gạo, muối, muỗng đũa. Tùy thuộc vào từng địa phương, vùng miền nơi bạn ở mà có những cách chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng sẽ có một chút khác nhau.
Ngoài ra việc đặt mâm cúng và bình hoa cũng được đặt theo quy tắc của ông bà ta. Đó là mâm cúng sẽ đặt ở phía Tây còn bình hoa sẽ đặt ở phía Đông.
Nghi thức làm lễ và bài cúng đầy tháng
Ba hoặc mẹ sẽ tiến hành thắp 3 nén nhang, rồi bế bé ra trước bàn thờ cúng và khấn theo bài cúng như sau:
“Hôm nay, cháu bé đã tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng con bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng giám nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, ngoan, hiền, phù trợ cho gia đình an vui và hạnh phúc.”
Việc thực hiện đúng và đầy đủ các bước trên ngoài việc bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ ân đức đến mười hai Bà Mụ, đồng thời buổi lễ cúng đầy tháng là lúc gia đình cùng cầu mong bà sẽ luôn luôn đồng hành bên cạnh cũng như ban phước cho sức khỏe các bé trong những ngày tháng đầu đời.
Sau tất cả những nghi thức, gia đình, người thân, bạn bè sẽ cùng dự tiệc để ẵm bồng bé và gửi các lời chúc tốt lành và may mắn đến với bé.
Như vậy, Happyparty vừa chia sẽ thông tin đầy tháng là gì? Và cách cúng tiệc đầy tháng đúng từng bước để các bạn tham khảo. Hy vọng qua bài biết này các bạn cha mẹ trẻ có thể biết cách để cúng một buổi lễ đầy tháng cho con mình được suôn sẻ và gặp được nhiều may mắn nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác sau đây: