Để mau khỏi bệnh đau mắt đỏ ăn gì tốt?

Để mau khỏi bệnh đau mắt đỏ ăn gì tốt?

Thứ Sáu ngày 17/08/2018

Theo lời khuyên của bác sĩ, ngoài việc nghỉ ngơi hợp lý và điều trị đúng cách, người bệnh cần quan tâm đến đau mắt đỏ ăn gì tốt trong những ngày bị bệnh.

Hàng ngày khi cơ thể khỏe mạnh, ăn uống bất kỳ thực phẩm gì cũng có thể có những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị đau mắt đỏ ăn gì tốt và những thực phẩm gì không nên ăn sẽ khiến bệnh lâu khỏi là điều bạn cũng cần hết sức lưu ý.

Đau mắt đỏ nên ăn

Thực phẩm giàu vitamin A, B12, C, D…
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng cần bổ sung các vitamin tổng hợp cần bổ sung như A, B12, C, D… Các thực phẩm khác như rau bina, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… cũng rất tốt cho những người đang bị đau mắt đỏ bởi chúng rất giàu các tiền tố β-Carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh, mau lành bệnh.
Đặc biệt, đối với những người bị đau mắt đỏ, việc bổ sung vitamin C kịp thời là vô cùng quan trọng. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: cam, chanh, dâu tây, hạnh nhân, bông cải xanh, súp lơ, rau diếp, cần tây…

Để mau khỏi bệnh đau mắt đỏ ăn gì tốtCác loại rau bina, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… tốt cho những người đang bị đau mắt đỏ.

Các loại rau bina, rau cải, cà rốt, khoai tây, khoai lang… tốt cho những người đang bị đau mắt đỏ.

 Thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan lợn

Nhiều người bị đau mắt đỏ do sức khỏe kém, thể lực yếu nên cần nâng cao thể lực mới có thể chống chọi lại virus. Hãy ăn nhiều hơn các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan lợn… người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Uống nhiều nước

Để khắc phục tình đau mắt một mẹo dễ nhất đó chính là uống nước. Khi cơ thể được hydrat hóa tốt sẽ không có tình trạng mắt bị sưng tấy. Ngoài việc bổ sung nước, bạn nên cắt giảm lượng muối để tránh bị tích nước, sưng mắt. Nếu cung cấp đủ nước cũng giúp cơ thể thải chất độc ra ngoài hiệu quả hơn. Nên uống khoảng 6 – 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.

Để mau khỏi bệnh đau mắt đỏ ăn gì tốt 2Uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.

Uống nhiều nước, khoảng 6 – 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.

Những thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh việc quan tâm bị đau mắt đỏ ăn gì tốt, bạn cũng cần tìm hiểu các loại thực phẩn nên tránh các biểu hiện đau mắt đỏ không bị nặng thêm.

Thực phẩm giàu tinh bột, chứa nhiều đường 

Khi mắc bệnh, ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột sẽ làm mắt đau nhức hơn. Vì vậy tốt nhất là nên hạn chế thực phẩm giàu tinh bột, chứa nhiều đường để tốt cho bệnh đau mắt đỏ.

Không nên ăn đồ tanh

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, khi bị bệnh đau mắt đỏ bạn không nên ăn các chất tanh của hải sản như: cá, mực, tôm, cua….vì những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ của bạn ngày càng nghiêm trọng, nặng nề hơn.

Không nên ăn gia vị cay nóng

Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng những gia vị cay, nóng như: tỏi, ớt, hành tây,… Những gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc khiến cho mắt đỏ hơn hoặc chảy nước mắt nhiều hơn làm bệnh nặng thêm.

Để mau khỏi bệnh đau mắt đỏ ăn gì tốt 3Những gia vị cay nóng sẽ gây nóng mắt khiến mắt đỏ và chảy nước mắt nhiều hơn.

Những gia vị cay nóng sẽ gây nóng mắt khiến mắt đỏ và chảy nước mắt nhiều hơn.

Không nên sử dụng đồ uống có cồn

 Đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe, nhất là khi bị đau mắt đỏ. Đồ uống có cồn, điển hình là bia rượu là loại đồ uống có tính nóng, có chất kích thích gây ức chế thần kinh như thuốc lá nên đối với những bệnh nhân bị đau mắt đỏ không nên sử dụng rượu, bia để tránh làm mắt bị giảm đi thị lực, giảm khả năng chống kháng với vi khuẩn gây bệnh.

Trước khi muốn biết đau mắt đỏ ăn gì tốt bạn cần có thói quen ăn uống lành mạnh, chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ và đến các cơ sở y tế để được tham khám và điều trị kịp thời khi có các biểu hiện của bệnh.

Hường

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận